Phương pháp xử lý, phân tích và trình bày số liệu

Một phần của tài liệu Phân tích thực trạng sử dụng thuốc tại bệnh viện nội tiết thanh hóa năm 2020 (Trang 41 - 47)

a) Phương pháp xử lý số liệu

Số liệu sau khi thu thập sẽ được đưa vào phần mềm Microsoft Exel để làm sạch số liệu bằng cách xóa những hàng hóa không phải là thuốc, thuốc chương trình, gộp các thuốc khác mã nhưng có cùng tên, cùng hàm lượng, cùng giá.

- Mã hoá phân loại ABC (1. A; 2.B; 3.C) - Mã hoá phân loại VEN (1. V; 2.E. 3. N)

- Mã hoá ABC- VEN (1. AV; 2. AE; 3. AN; 4. BV; 5. BE; 6. BN; 7. CV; 8. CE; 9. CN)

- Mã hoá thuốc đơn/ đa thành phần (1. Đơn thành phần; 2. Đa thành phần) - Mã hoá đường dùng (1. Tiêm; 2. Uống; 3. Đường dưới lưỡi ; 4. Đường dùng ngoài; 5. Đường hô hấp;)

- Mã hoá xuất xứ (2.Việt Nam; 1. Nhập khẩu )

- Mã hoá theo tên thuốc (2. Thuốc tên generic; 1. Thuốc biệt dược gộc) - Mã hóa thuốc theo nhóm điều trị

b) Phương pháp phân tích số liệu

- Phương pháp phân tích ABC [8]

Các bước phân tích như sau:

- Bước 1. Liệt kê các sản phẩm thuốc.

- Bước 2. Điền các thông tin sau mỗi sản phẩm thuốc:

- Đơn giá của sản phẩm (sử dụng giá cho các thời điểm nhất định nếu sản phẩm có giá thay đổi theo thời gian);

- Số lượng tiêu thụ của các sản phẩm thuốc tại bệnh viện.

- Bước 3. Tính số tiền cho mỗi sản phẩm bằng cách nhân đơn giá với số lượng sản phẩm. Tổng số tiền sẽ bằng tổng của lượng tiền cho mỗi sản phẩm thuốc.

- Bước 4. Tính giá trị phần trăm của mỗi sản phẩm bằng cách lấy số tiền của mỗi sản phẩm thuốc chia cho tổng số tiền.

- Bước 5. Sắp xếp lại các sản phẩm theo thứ tự phần trăm giá trị giảm dần.

- Bước 6. Tính giá trị phần trăm tích lũy của tổng giá trị cho mỗi sản phẩm; bắt đầu với sản phẩm số 1, sau đó cộng với sản phẩm tiếp theo trong danh sách.

- Hạng A: Gồm những sản phẩm chiếm 75 - 80 % tổng giá trị tiền; - Hạng B: Gồm những sản phẩm chiếm 15 - 20 % tổng giá trị tiền; - Hạng C: Gồm những sản phẩm chiếm 5 - 10 % tổng giá trị tiền.

- Bước 8.Thông thường, sản phẩm hạng A chiếm 10 – 20% tổng số sản phẩm, hạng B chiếm 10 – 20% và còn lại là hạng C chiếm 60 -80%.

- Bước 9. Kết quả thu được có thể trình bày dưới dạng đồ thị bằng cách đánh dấu phần trăm của tổng giá trị tích lũy vào cột dọc hay trục tung của đồ thị và số sản phẩm (tương đương giá trị tích lũy này) trên cột ngang hay trục hoành của đồ thị.

- Phương pháp phân tích VEN [8]

Bước 1. Sắp xếp các nhóm thuốc theo 3 loại V, E và N

Bước 2. Kết quả phân loại theo nhóm

Bước 3. Lựa chọn và loại bỏ những phương án trùng lặp.

Bước 4. Xem xét những thuốc thuộc nhóm N và hạn chế mua hoặc loại bỏ những thuốc này trong trường hợp không còn nhu cầu điều trị.

Bước 5. Xem lại số lượng mua dự kiến, mua các thuốc nhóm V và E trước nhóm N và bảo đảm thuốc nhóm V và E có một lượng dự trữ an toàn.

Bước 6. Giám sát đơn đặt hàng và lượng tồn kho của nhóm V và E chặt chẽ hơn nhóm N.

Phương pháp phân tích ma trận ABC/VEN [8]

Sau khi sắp xếp danh mục ABC và VEN:

+ Kết hợp các thuốc V-E-N trong nhóm A thu được AV, AE, AN. Sau đó tính tổng giá trị phần trăm sử dụng của mỗi thuốc trong từng nhóm nhỏ. + Kết hợp tương tự với nhóm B và C ta được: BV, BE, BN, CV, CE, CN. Sau khi kết hợp ta tính tổng số và tỷ lệ phần trăm số lượng thuốc và giá trị sử dụng của từng nhóm

Nhóm A B C

V AV BV CV

E AE BE CE

N AN BN CN

- Phương pháp tỷ trọng : Tỷ lệ phần trăm số lượng, giá trị trên tổng số

các chỉ số nghiên cứu cần phân tích được nhập vào phần mềm Microsoft exel

- Công thức tổng quát tính tỷ lệ phần trăm:

- Để tính tỷ lệ % số lượng khoản mục thuốc; tỷ lệ % giá trị sử dụng mỗi nhóm, tỉ lệ % bệnh nhân sử dụng thuốc đơn trị liệu, 2 thuốc, 3 thuốc

+ a: là số khoản mục, chi phí, số lượng,... của mỗi thuốc thuốc, số bệnh nhân sử dụng đơn trị, phối hợp thuốc….trong nhóm nghiên cứu.

+ A: là tổng số khoản mục, tổng chi phí, tổng số lượng,tổng số bệnh nhân trong nhóm nghiên cứu...

-Công thức tính độ thanh thải (đánh giá mức độ suy thận)

Suy thận giai đoạn 1: chỉ số Ccre (90 – 120) m/phút Suy thận giai đoạn 2: Ccre (60 – 89)

Suy thận giai đoạn 3 Ccre (30 – 59)

- Công thức tổng quát tính giá trị trung bình

Giá trị trung bình được tính bằng cách chia tổng của một tập hợp số cho số lượng các số trong tập hợp đó.

a

Tỷ lệ % = x 100 A

- Phương pháp so sánh:

+ So sánh tỷ trọng trong phân tích cơ cấu nhóm điều trị.

+ So sánh các cách lựa chọn, phối hợp thuốc trong mẫu nghiên cứu với hướng dẫn chuẩn của Bộ Y Tế và của ADA 2019 .

+ So sánh chi phí thuốc hạ đường huyết theo mức HbA1c (HbA1c<7%, HbA1c 7%-10%, HbA1c>10%) theo phương pháp phân tích ANOVA một chiều. Giai đoạn 1, phân tích ANOVA xác định các giá trị trung bình của các nhóm có sự khác biệt hay không. Nếu ở giai đoạn 1, kết quả phân tích xác định có ít nhất một trung bình khác với trung bình còn lại thì tiếp tục phân tích giai đoạn 2 để so sánh từng cặp giá trị trung bình bằng kiểm định LSD nếu phương sai của các nhóm là đồng nhất hoặc kiểm định Dunnett’s T3 nếu phương sai các nhóm là không đồng nhất;

So sánh chi phí thuốc điều trị theo số bệnh mắc kèm(có ít bệnh mắc kèm (<2 bệnh), nhiều bệnh mắc kèm (≥2 bệnh)

So sánh chi phí thuốc điều trị theo giới tính (nam; nữ) bằng phương pháp phân tích T-Test so sánh giá trị trung bình/trung vị giữa 2 nhóm. Mức giá trị có ý nghĩa thống kê là p<0.05. Phân tích được thực hiện trên phần mềm SPSS - Phương pháp tính liều xác định trong ngày (DDD).

Một trong những tác dụng của hệ thống phân loại ATC là giám sát tiêu thụ và sử dụng thuốc. Song để giám sát tiêu thụ và sử dụng thuốc thì hệ thông ATC phải gắn với một đơn vị “đo lường” về sử dụng thuốc đó là đơn vị DDD, tạo thành hệ thống ATC/DDD [8]. Đơn vị đo lường sử dụng thuốc DDD được tính theo liều xác định hàng ngày của mỗi thuốc. DDD là liều tổng cộng trung bình của một thuốc dùng cho một ngày cho một chỉ định ở người trưởng thành [8]. Sử dụng phân loại ATC/DDD nhằm xác định khoản chi phí có thể

tiết kiệm được khi thực hiện giải pháp điều trị thay thế bao gồm chi phí tiết kiệm cho ngân sách; chi phí tiết kiệm cho một đợt/ một ngày điều trị…

- Tổng lượng DDD = số đơn vị thuốc x hàm lượng/ Liều DDD của thuốc - Số DDD tiêu thụ = Tổng lượng tiêu thụ/liều DDD

- Luơng tiêu thụ hàng năm = Tổng lượng đã tính/số người bệnh.

c) Trình bày số liệu

Các số liệu trình bày bằng phần mềm Micro Excel bằng cách: - Lập bảng biểu

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Phân tích cơ cấu danh mục thuốc sử dụng tại bệnh viện Nội Tiết Thanh Hóa năm 2020

Một phần của tài liệu Phân tích thực trạng sử dụng thuốc tại bệnh viện nội tiết thanh hóa năm 2020 (Trang 41 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)