Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất tại một số dự án trên địa bàn huyện phúc thọ thành phố hà nội​ (Trang 42)

2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

huyện Phúc Thọ, Trung tâm phát triển quỹ đất và GPMB huyện Phúc Thọ bao gồm các số liệu sau:

+ Báo cáo thống kê, kiểm kê đất đai của huyện Phúc Thọ

+ Thu thập các tài liệu liên quan đến điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội.

+ Tài liệu kết quả của công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất của một số dự án trên địa bàn huyện Phúc Thọ.

Ngoài ra, đề tài còn tham khảo các thông tin trên báo, tạp chí và một số trang web trên mạng internet.

2.3.2. Phương pháp điều tra số liệu sơ cấp

Tiến hành khảo sát, điều tra, phỏng vấn đối với các đối tượng bị thu hồi đất về chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất qua các phiếu khảo sát, phiếu điều tra đã chuẩn bị sẵn.

2.3.2.1. Cách xác định số mẫu điều tra

Công thức xác định số lượng mẫu điều tra thường được áp dụng trong nghiên cứu kinh tế - xã hội.

N: là số lượng tổng thể

e: là sai số chọn mẫu (nghiên cứu này lấy sai số là 5%) Số lượng mẫu khảo sát được tính như công thức có kết quả như sau:

+ Dự án xây dựng Trường Tiểu học Tam Hiệp B, xã Tam Hiệp là: Số hộ thu hồi đất nhỏ hơn 30 hộ nên lấy 100% số hộ để điều tra là 24 hộ.

+ Dự án đấu giá quyền sử dụng đất xen kẹt tại khu Đồng Bưởi, xã Sen Chiểu có 52 hộ bị thu hồi đất, do vậy số hộ cần điều tra là 46 hộ

Tổng số phiếu cần điều tra là 70 (Bảng 2.1). ) 1967 , ( * 1 N e2 Yamane N n  

Bảng 2.1: Số mẫu điều tra của 02 dự án thu hồi đất

TT Tên dự án Thuộc

Nguồn vốn Số hộ có đất thu hồi (hộ) Số mẫu điều tra (người) 1 Xây dựng Trường Tiểu học Tam Hiệp B

Tam Hiệp

Ngân sách Nhà

nước 24 24

2

Đấu giá quyền sử dụng đất xen kẹt tại khu Đồng Bưởi Sen Chiểu Ngân sách Nhà nước 52 46 Tổng cả 2 dự án 76 70

2.3.3. Phương pháp thống kê, tổng hợp, phân tích, so sánh và xử lí số liệu

Sử dụng các công cụ thống kê để phân tích và mô tả mức độ của sự vật hiện tượng (Số tuyệt đối, số tương đối, số tuyệt đối qui đổi).

Xử lý số liệu: Sau khi thu thập số liệu sơ cấp và thứ cấp, đề tại tiến hành tính toán và trình bày các số liệu đã thu thập được bằng số trung bình hoặc tổng trên phần mềm Word, Excel 2010.

Từ các số liệu điều tra của dự án nghiên cứu về các vấn đề như: Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, ổn định đời sống, sản xuất, chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm, các vấn đề về xã hội, môi trường và các văn bản, chính sách khác của Nhà nước áp dụng cho từng dự án nghiên cứu so sánh với giá thị trường.

Chương 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Phúc Thọ

3.1.1. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Huyện Phúc Thọ là một huyện nằm ở phía Tây Bắc Thủ đô Hà Nội, thuộc hữu ngạn sông Hồng và sông Đáy, cách trung tâm Thủ đô khoảng trên 35 km, có diện tích tự nhiên 117 km2, dân số 18,4 vạn người, gồm 22 xã và 01 thị trấn, chia làm 2 vùng sản xuất khác nhau (vùng đồng và vùng bãi). Vị trí cụ thể như sau:

- Phía tây Huyện giáp với thị xã Sơn Tây - Phía đông giáp huyện Đan Phượng

- Phía nam giáp huyện Thạch Thất và Quốc Oai

- Phía bắc, bên kia sông Hồng, huyện Phúc Thọ còn có một phần đất tiếp giáp với huyện Yên Lạc và huyện Vĩnh Tường tỉnh Vĩnh Phúc.

Đường Quốc lộ 32 đóng vai trò là con đường giao thông huyết mạch, ngoài ra, còn có Tỉnh lộ 417, 418, 419, 421 chạy qua nối liền Phúc Thọ với các vùng kinh tế, tạo điều kiện thuận lợi cho Phúc Thọ trong quá trình giao lưu, liên kết với trung tâm thành phố Hà Nội và các huyện, thị lân cận.

3.1.1.2. Địa hình

Phúc Thọ thuộc đồng bằng sông Hồng, địa hình bằng phẳng, mức chênh lệch độ cao giữa các vùng không đáng kể.

Địa hình có hướng thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam, phần lớn diện tích canh tác của huyện Phúc Thọ là bằng phẳng, thích hợp cho sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là gieo trồng các loại cây lương thực, cây công nghiệp ngắn ngày, rau màu,...

3.1.1.3. Khí hậu, Thủy văn

Huyện Phúc Thọ chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa với hai mùa rõ rệt: mùa hè nóng ẩm và mưa nhiều, mùa đông khô lạnh, mưa ít.

Nhiệt độ bình quân hàng năm 23,3oC, nhiệt độ tháng cao nhất là 28,8oC, nhiệt độ thấp nhất (tháng 1) 15,9oC, nhiệt độ cao tuyệt đối ghi nhận được là 40oC, nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối là 4,5oC.

Lượng mưa trung bình hàng năm 1.839 mm, chủ yếu tập trung vào các tháng 6,7,8 và tháng 9 chiếm 75% lượng mưa cả năm. Lượng mưa tháng cao nhất 335,29 mm (vào tháng 8), lượng mưa thấp nhất 17,8 mm (vào tháng 12).

Độ ẩm không khí hàng năm bình quân 84%, độ ẩm trung bình cao nhất 87% và độ ẩm trung bình tháng thấp nhất 81%.

Số giờ nắng trung bình hàng năm 1.617 giờ, thuộc mức tương đối cao, có điều kiện thích hợp canh tác 3 vụ trong năm.

Có hai hướng gió thịnh hành trong năm: gió Đông Bắc khô lạnh vào mùa đông, gió Đông Nam vào mùa hè kèm theo nóng ẩm và mưa nhiều. Các tháng 4, 5, 6 thỉnh thoảng xuất hiện gió Tây khô nóng nhưng ít ảnh hưởng đến sản xuất.

sông Đáy và sông Tích. Sông Hồng là nguồn phù sa bồi đắp cho đất sản xuất nông nghiệp vùng bãi của huyện Phúc Thọ.

Cùng với sông Hồng, Sông Đáy và Sông Tích là nguồn cung cấp nước chính cho sản xuất và sinh hoạt, đồng thời cũng là hệ thống tiêu thoát nước cho phần lớn các xã trong huyện.

3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

3.1.2.1. Về kinh tế

Huyện Phúc Thọ có những bước tiến khá vững chắc trên lĩnh vực phát triển kinh tế, nổi nhất là sản xuất nông nghiệp. Kinh tế trong huyện trong những năm qua đã có bước tăng trưởng cao, chỉ tiêu hoàn thành vượt mức kế hoạch của Nghị quyết Đảng bộ huyện đề ra.

Công nghiệp – Tiểu thủ Công nghiệp: Sản xuất công nghiệp, TTCN duy trì mức tăng trưởng khá, tập trung ở một số ngành truyền thống có thế mạnh, như: may gia công, sản xuất sản phẩm kim loại, chế biến gỗ; chú trọng phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, đã xét duyệt 03 dự án, trong đó 02 dự án ở xã Phúc Hòa, 01 dự án ở Thị trấn Phúc Thọ. Đề xuất thành phố phê duyệt quy hoạch 12 cụm công nghiệp, tổng diện tích 250 ha.

Về sản xuất Nông nghiệp

Đảng ủy, UBND các cấp tập trung lãnh đạo, chỉ đạo sản xuất, nâng cao năng suất lúa. Thực hiện các chương trình khuyến nông khảo nghiệm các giống lúa mới ứng dụng tiến bộ KHKT, mô hình mạ khay, máy cấy, trồng hoa, cây ăn quả, rau an toàn phát huy hiệu quả kinh tế cao;

Các hoạt động xúc tiến mời gọi đầu tư được tăng cường: Khởi công nhà máy “Xử lý và chế biến trứng gia cầm công nghệ cao Ba Huân miền Bắc”, với tổng số vốn đầu tư trên 100 tỷ đồng; phối hợp với Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tổ chức Hội thảo “Tăng cường liên kết giữa cơ sở, doanh nghiệp sản

xuất, kinh doanh nông sản, thực phẩm rõ nguồn gốc và an toàn trên địa bàn thành phố Hà Nội”; phát động thi đua “ Sản xuất, kinh doanh, chế biến và tiêu thụ sản phẩm an toàn trên địa bàn huyện giai đoạn 2016 – 2020”. Những sự

Thọ trong việc tập trung phát triển, cung cấp ra thị trường những sản phẩm an toàn mang thương hiệu Phúc Thọ.

Về công tác chăn nuôi, thú ý:

Chăn nuôi, thú y theo hướng tập trung quy mô lớn, xa khu dân cư phát triển ổn định và tăng trưởng, một số mô hình chăn nuôi cao sản theo hướng an toàn sinh học cho hiệu quả kinh tế cao (thỏ sinh sản, lợn thương phẩm, thủy

sản an toàn). Thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch bệnh cho đàn gia súc,

gia cầm, trên địa bàn huyện không có dịch bệnh lớn xảy ra.

3.1.2.2. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập

- Dân số trung bình toàn huyện năm 2019 đạt khoảng 194 nghìn người, trong đó dân số đô thị khoảng 8,62 nghìn người. Mật độ dân số bình quân 1602 người/km2 nhưng phân bố không đều giữa khu vực đô thị và vùng nông thôn cũng như giữa khu vực trong đồng và vùng bãi. Ở khu vực đô thị (thị trấn Phúc Thọ) thì mật độ dân số là 2158 người/km2. Đối với vùng trong đồng, mật độ dân số tập trung cao hơn ,bình quân 1.625 người/km2, trong khi các xã vùng bã imật độ dân số là 1.240 người/km2. Cá biệt có xã chưa đạt được 500 người/km2 như Vân Hà (412 người/km2), trong khi đó có mật độ dân số cao nhất huyện là xã Liên Hiệp với 2.408 người/km2.

- Thu nhập bình quân đầu người năm 2019 đạt 38 triệu đồng/người/năm. Số hộ thoát nghèo trong năm 2019 là 470 hộ, tỷ lệ hộ nghèo là 1.3%.

3.1.2.3. Hệ thống cơ sở hạ tầng

- Hệ thống giao thông của Phúc Thọ hiện nay gồm có: Tuyến đường Quốc lộ 32 với tổng chiều dài 15 km. Tuyến đường tỉnh lộ với tổng chiều dài trên 20 km, gồm TL 418 (Thị trấn Phúc Thọ - Võng Xuyên), TL 417 (Thị trấn Phúc Thọ - Trạch Mỹ Lộc), TL 421(Tam Hiệp – Liên Hiệp). Các tuyến đường đã được rải nhựa với chiều rộng mặt đường bình quân 5,0 - 5,5m. Các tuyến đường giao thông nông thôn đã được kiên cố hóa đạt tỷ lệ 43%.

- Hệ thống kênh mương trên địa bàn huyện có tổng chiều dài là 819,1km, đã được kiên cố hoá đạt tỷ lệ 16%.

- Nguồn điện hiện nay của Phúc Thọ được lấy trực tiếp từ trạm biến áp 110KV Phúc Thọ. Cuối năm 2017, toàn huyện có 196 trạm biến áp với 205 máy biến áp, đạt tổng dung lượng 51435 KVA, đảm bảo phục vụ nhu cầu điện 24/24h với chất lượng an toàn và khá ổn định.

3.1.2.4. Về giáo dục

Chất lượng giáo dục Mầm non, Tiểu học, THCS ngày càng được nâng cao. Tổ chức các cuộc thi giáo viên giỏi, học sinh giỏi cấp huyện, đảm bảo chất lượng, hiệu quả. Xét công nhận tốt nghiệp THCS đạt 98%; số học sinh thi nghề phổ thông được cấp chứng chỉ đạt 99,5%. Công tác giáo dục thường xuyên, hoạt động của các trung tâm học tập cộng đồng có nhiều đổi mới, đa dạng chương trình học tập, đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân.

Các trường THPT thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị, công tác dạy và học, thi tuyển sinh vào lớp 10 an toàn đúng quy chế. Tạo điều kiện thuận lợi để trường Hữu nghị T78 thực hiện tốt công tác giáo dục đặc biệt, nhiệm vụ đối ngoại, ngoại giao nhân dân và giao lưu văn hóa.

3.1.2.5. Về y tế, Dân số - KHHGĐ

Công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân được triển khai thực hiện tốt. Đã khám, điều trị trên 98.000 lượt người. Chỉ đạo, tổ chức kiểm tra đảm bảo ATTP trên địa bàn huyện; đã kiểm tra 105 cơ sở chế biến, kinh doanh thực phẩm; đình chỉ hoạt động 17 cơ sở vi phạm, xử phạt hành chính 09 cơ sở, số tiền 24,9 triệu đồng. Thực hiện tốt Tháng hành động An toàn thực phẩm; Thường xuyên kiểm tra, quản lý các cơ sở hành nghề y, dược tư nhân; đã kiểm tra 30 cơ sở hành nghề y, dược, sau kiểm tra đình chỉ hoạt động 10 cơ sở, nhắc nhở 12 cơ sở. Thực hiện tốt các chương trình mục tiêu Quốc gia về y tế. Mạng lưới y tế cơ sở được tăng cường đầu tư, củng cố, nâng cao chất lượng 22/23 xã, thị trấn đạt tiêu chí Quốc gia giai đoạn 2011 - 2020.

Triển khai thực hiện tốt chiến dịch truyền thông dân số - KHHGĐ tại các xã, thị trấn. Triển khai thực hiện tốt các mô hình, câu lạc bộ, tọa đàm giảm sinh con thứ 3 trở lên tại các xã có mức sinh cao. Số bà mẹ mang thai được sàng lọc trước sinh 820 người, đạt 64,1%; số trẻ em sinh ra được sàng lọc sơ sinh 875 cháu, đạt 81,1%, tăng 17,4% so với cùng kỳ.

3.1.2.6. Thể dục thể thao

Huyện có 01 sân vận động Trung Tâm và tại 22 xã, thị trấn đều có sân tập thể thao. Phong trào thể dục thể thao trên địa bàn Huyện được phát triển rộng rãi, thu hút mọi đối tượng tham gia.

3.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội

3.1.3.1. Thuận lợi

- Huyện Phúc Thọ có vị trí thuận lợi nằm ở cửa ngõ phía Tây của Thành phố, giao thông thuận tiện nên có nhiều ưu thế trong việc phát triển thị trường đối với khu vực nội thành và giao lưu hàng hóa với các địa phương khác. Phúc Thọ có một số sản phẩm nổi tiếng, có thể cung cấp cho thị trường Hà Nội và các khu vực lân cận như: bún, đậu phụ, rau muống tiến vua, măng tây, hoa tươi, dệt may…

Đi đôi với việc dồn điền đổi thửa, các cấp chính quyền đã quan tâm đến công tác khuyến nông, tổ chức cho nông dân đi tham quan, học tập đưa giống mới, tiến bộ khoa học kỹ thuật như: gieo lúa thẳng hàng bằng giàn sạ kéo tay, hỗ trợ canh tác lúa cải tiến SRI, che phủ nilon cho mạ, sử dụng thuốc diệt cỏ... Hằng năm, diện tích cấy lúa trên địa bàn huyện thực hiện theo phương pháp gieo sạ bằng giàn kéo tay đạt trên 3.000 ha, đã thay đổi tập quán canh tác theo hướng thâm canh đạt năng suất cao. Bên cạnh cây lương thực, huyện còn khai thác thế mạnh về các loại rau, củ, quả ở vùng bãi ven sông Hồng và một số xã vùng đồng. Sản xuất vụ đông đã trở thành vụ chính với diện tích khoảng 4.200 ha, chiếm 80% diện tích lúa. Huyện đã hình thành được vùng sản xuất hoa, cây cảnh tập trung với tổng diện tích 768,8 ha, với các loại cây ăn quả

được thị trường ưa chuộng như: bưởi Phúc Thọ, cam canh, táo lai, chuối Vân Nam, hoa Ly, hoa hồng và cây cảnh…thu lãi hàng trăm đến hàng tỷ đồng/năm; vùng sản xuất rau an toàn và rau hữu cơ tại các xã Vân Hà, Vân Phúc, Xuân Phú, Thanh Đa, Hát Môn…đạt 600 - 800 triệu đồng/ha/năm.

Đến hết năm 2017, huyện Phúc Thọcó 20/22 xã, thị trấn đạt chuẩn nông thôn mới, 2 xã còn lại là Xuân Phú và Thượng Cốc đang hoàn thiện hồ sơ để đề nghị Thành phố công nhận xã NTM trong năm 2018, huyện phấn đấu về đích huyện NTM trong thời gian tới.

Với những cơ chế chính sách phù hợp, Phúc Thọ được nhiều công ty, doanh nghiệp chọn là nơi để đầu tư, phát triển, tiêu biểu như Công ty TNHH Ba Huân miền Bắc đã đầu tư xây dựng nhà máy chế biến và xử lý trứng gia cầm; Công ty TNHH Việt Phúc với mô hình trồng rau theo công nghệ Israle, Công ty TNHH MTV Lam Sơn sản xuất rau Vietgap tại Hát Môn, Công ty Greentek Vision về khảo nghiệm trồng cỏ Alfalfa và sản xuất rau hữu cơ tại Xuân Phú, Hát Môn và Thanh Đa..Từ một huyện thuần nông, điểm xuất phát thấp huyện Phúc Thọ đã vươn lên trở thành 1 trong 3 đơn vị dẫn đầu về sản xuất nông nghiệp của Thành phố.

Dân cư tập trung đông, tỷ lệ tăng cơ học cao, nguồn lao động dồi dào. Số lượng lao động có trình độ văn hóa và tay nghề tăng dần qua các năm.

3.1.3.2. Khó khăn, thách thức

Phúc Thọ là huyện thuần nông, nhân dân sinh sống chủ yếu là sản xuất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất tại một số dự án trên địa bàn huyện phúc thọ thành phố hà nội​ (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)