Tình hình thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư tạ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất để thực hiện dự án cải tạo, nâng cấp, mở rộng và chỉnh trang đường quốc lộ 6 tại huyện chương mỹ, thành phố hà nội​ (Trang 30)

một số địa phương ở Việt Nam

Công tác BT, HT và TĐC trước đây thực hiện theo Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 (Chính phủ, 2004). Hiện nay thực hiện theo Nghị định 47/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 (Chính phủ, 2014). Mỗi địa phương sẽ có những văn bản cụ thể hướng dẫn việc thực hiện như sau:

Hà Nội: Việc Thủ đô Hà Nội được mở rộng địa giới hành chính năm 2008 với diện tích lớn hơn ba lần diện tích của Hà Nội trước đây đã mở ra những cơ hội và những thách thức trên con đường xây dựng một thủ đô văn minh hiện đại. Để đáp ứng nhu cầu xây dựng và phát triển của Thủ đô hiện tại và tương lai, việc GPMB để phát triển giao thông, đô thị đang được thực hiện với quy mô đột phá mạnh mẽ, đã tác động sâu rộng tới mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội của một bộ phận lớn dân cư Thủ đô.

Mật độ dân số tập trung ở khu vực nội thành rất cao, mỗi một dự án được triển khai dù lớn hay nhỏ thường phải di dời hàng trăm, hàng nghìn hộ dân để có mặt bằng thi công. Hiện nay ở khu vực nội thành Hà Nội có hàng chục công trình, dự án trọng điểm của Trung ương và thành phố được triển khai như các tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông, Nhổn - Ga Hà Nội, dự án GPMB đường vành đai 1, vành đai 2, đường Trần Phú - Kim Mã… cho thấy khối lượng khổng lồ trong công tác GPMB.

Cùng với việc thường xuyên chỉ đạo, đôn đốc các quận, huyện tích cực thực hiện công tác BT, HT và TĐC để bàn giao đất đúng hạn cho các nhà

thầu, thành phố còn tập trung chỉ đạo các địa phương tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn trong quá trình triển khai. Đây là nhiệm vụ không hề đơn giản bởi khó khăn lớn nhất đối với các địa phương là việc xác định nguồn gốc đất để xây dựng các phương án bồi thường. Trong khi đó, công tác quản lý đất đai ở nhiều nơi còn buông lỏng; không ít những vi phạm được tồn tại từ nhiều năm nay. Vì vậy, có những trường hợp việc xác định nguồn gốc đất đai gặp nghiều khó khăn, phức tạp dẫn đến công tác BT, HT và TĐC gặp bế tắc kéo dài, ảnh hưởng tới tiến độ của dự án…

Mặc dù gặp rất nhiều khó khăn nhưng thành phố đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận trong năm 2018, góp phần thúc đẩy mạnh tiến độ thi công các công trình. Đạt được kết quả ấy là do thành phố đã tập trung chỉ đạo và ưu tiên vốn cho công tác BT, HT và TĐC. Bên cạnh đó, thành phố còn tập trung tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc tại các địa phương bằng cơ chế, chính sách. Với việc ban hành Quyết định số 02/2013/QĐ-UBND ngày 07/01/2013 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định ban hành kèm theo Quyết định số 108/2009/QĐ-UBND ngày 29/9/2009 của UBND Thành phố. Sau khi Luật Đất đai 2013 được Quốc hội thông qua, UBND thành phố đã kịp thời ban hành các Văn bản quy định về công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư trên địa bàn Thành phố, như: Quyết định số 23/2014/QĐ-UBND ngày 20/06/2014 (UBND thành phố Hà Nội, 2014); Quyết định số 10/2017/QĐ- UBND ngày 29/3/2017 (UBND thành phố Hà Nội, 2017), tiến độ bàn giao đất cho chủ đầu tư được đẩy mạnh bởi việc bồi thường, hỗ trợ không theo Bảng giá đất của UBND thành phố ban hành nữa, mà thông qua đơn vị tư vấn định giá độc lập, nhằm đưa giá bồi thường, hỗ trợ sát với giá thị trường. Đồng thời, áp dụng một số giải pháp nhất thời như vận dụng chính sách thưởng tiến độ trong mức có thể cho những người chấp hành nghiêm túc yêu cầu của thành phố; xem xét bán nhà tái định cư theo nhu cầu cho từng người có hoàn cảnh cụ thể…, nhằm tạo sự đồng thuận của người dân, đẩy nhanh tiến độ đối với

dự án chậm GPMB. Chuẩn bị cho đủ quỹ nhà, đất tái định cư cũng là nhân tố quyết định tới tiến độ thu hồi đất.

Hải Phòng: Hải phòng có nhiều khu kinh tế lớn được xây dựng, các khu đô thị, cảng cửa ngõ quốc tế, sân bay quốc tế và các khu công nghiệp ngày càng được xây dựng và phát triển. Vì vậy, công tác BT, HT và TĐC phải trở thành yếu tố quyết định để thu hút đầu tư góp phần quan trọng để xây dựng và phát triển thành phố thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Mục tiêu của công tác BT, HT và TĐC chính là tạo ra nhiều mặt bằng sạch, bàn giao đúng về tiến độ, đủ về diện tích cho các nhà đầu tư. Qua đó, xây dựng môi trường đầu tư thuận lợi, tạo ra hình ảnh mới, tin cậy đối với các nhà đầu tư khi triển khai dự án trên địa bàn thành phố.

Công tác BT, HT và TĐC hiện nay ở Hải Phòng được thực hiện theo Quyết định số 2680/2014/QĐ-UBND ngày 03/12/2014 của UBND Thành phố Hải Phòng ban hành quy định chi tiết một số nội dung về BT, HT, TĐC khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thành phố Hải Phòng; Quyết định số 03/2019/QĐ-UBND ngày 10/01/2019 của UBND Thành phố Hải Phòng về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định chi tiết một số nội dung về BT, HT và TĐC khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thành phố Hà Phòng kèm theo Quyết định số 2680/2014/QĐ-UBND.

BT, HT và TĐC ở đâu cũng thường vấp phải những khó khăn nhất định, ở Hải Phòng công tác GPMB chưa được quan tâm đúng mức, một số địa phương không làm tốt công tác quản lý, xác định nguồn gốc đất, tính toán bồi thường không chính xác gây khiếu kiện kéo dài; hoặc làm chưa tốt công tác tuyên truyền, vận động nhân dân. Chính quyền địa phương còn thiếu trách nhiệm với các chủ đầu tư, chậm bàn giao mặt bằng dự án.

Đà Nẵng: Là một đô thị lâu đời nằm ven biển miền Trung, Đà Nẵng trở thành thành phố trực thuộc Trung ương kể từ năm 1997. Gần 20 năm đổi mới và phát triển, Đà Nẵng từ chỗ là một đô thị có mức thu ngân sách nhà

nước hạn hẹp đã có bước phát triển mạnh mẽ. Một trong những thành công nổi bật của Đà Nẵng trong khai thác hiệu quả và hợp lý nguồn lực tài chính đất đai vào phát triển kinh tế - xã hội là “gỡ nút thắt” trong BT, HT và TĐC. Xác định công tác BT, HT và TĐC thực hiện chính sách thu hồi đất là vấn đề then chốt trong đô thị hóa, Đà Nẵng chủ trương chọn đây là khâu đột phá trong phát triển hạ tầng đô thị.

Để thực hiện thuận lợi công tác GPMB, thu hồi đất điều đầu tiên các cấp ngành chức năng của Thành phố thực hiện là tập trung quản lý chặt chẽ chất lượng đồ án quy hoạch nhằm nâng cao giá trị tài nguyên đất, giải quyết tốt việc phân chia bình đẳng phần giá trị tăng thêm của đất đai gắn với hạ tầng mới đầu tư và đảm bảo phát triển đúng quy hoạch.

Công tác BT, HT và TĐC được chuyên môn hóa cao, thể hiện sự quan tâm thiết thực đến lợi ích của người dân và được quán triệt đầy đủ, nhất quán đối với tất cả các dự án trên địa bàn. Trong các trường hợp khiếu kiện đặc biệt, Chủ tịch UBND Thành phố trực tiếp bố trí tiếp dân, tiếp thu, lắng nghe và chỉ đạo giải quyết kịp thời các kiến nghị.

Công tác BT, HT và TĐC tại Đà Nẵng hiện nay được thực hiện theo Quyết định 38/2017/-UBND ngày 30/11/2017 của UBND thành phố Đà Nẵng về việc ban hành Quy định về BT, HT và TĐC khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thành phố Đà Nẵng; Quyết định số 23/2019/QĐ-UBND ngày 02/5/2019 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của quy định về BT, HT và TĐC khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thành phố Đà Nẵng ban hành kèm theo Quyết định 38/2017/-UBND ngày 30/11/2017 của UBND thành phố Đà Nẵng.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, quá trình BT, HT và TĐC ở Đà Nẵng cũng đã và đang nảy sinh nhiều vấn đề xã hội phức tạp như tình trạng thiếu việc làm, thất nghiệp; thu nhập giảm sút, nợ nần phổ biến của cộng đồng dân cư sau tái định cư, nhất là trong giai đoạn đầu.

Phần 3

NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Địa điểm nghiên cứu

Đề tài được tiến hành nghiên cứu trên địa bàn thị trấn Chúc Sơn, xã Ngọc Hòa và xã Tiên Phương, huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội.

3.2. Nội dung nghiên cứu

3.2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội phố Hà Nội

- Điều kiện tự nhiên của huyện Chương Mỹ: Vị trí địa lý; Địa hình, địa mạo; Khí hậu, thủy văn.

- Điều kiện kinh tế - xã hội của huyện Chương Mỹ: Tình hình kinh tế; Tình hình văn hóa, xã hội.

- Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật: Giao thông; hệ thống điện; bưu chính viễn thông; cơ sở văn hóa thông tin; giáo dục - đào tạo; y tế; quốc phòng, an ninh.

3.2.2. Tình hình quản lý sử dụng đất và biến động đất đai trên địa bàn huyện Chương Mỹ huyện Chương Mỹ

- Tình hình quản lý đất đai tại huyện Chương Mỹ năm 2018 - Hiện trạng sử dụng đất huyện Chương Mỹ năm 2018.

- Tình hình biến động đất đai huyện Chương Mỹ giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2018.

3.2.3. Khái quát chung về thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư trên địa bàn huyện Chương Mỹ cư trên địa bàn huyện Chương Mỹ

3.2.4. Công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn huyện Chương Mỹ thông qua Dự án trên địa bàn huyện Chương Mỹ thông qua Dự án

- Sơ lược về dự án cải tạo, nâng cấp, mở rộng và chỉnh trang đường Quốc lộ 6 (đoạn km 19+920 đến km 22+220) đoạn qua thị trấn Chúc Sơn, xã

Ngọc Hòa và xã Tiên Phương, huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội. - Các Văn bản pháp lý, văn bản chấp thuận có liên quan đến dự án. - Đánh giá việc thực hiện công tác BT, HT và TĐC khi Nhà nước thu hồi đất ở dự án.

- Đời sống và việc làm của người dân trước và sau khi thực hiện dự án

3.2.5. Đánh giá chung về công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư trên địa bàn huyện Chương Mỹ, Thành hố Hà Nội thông qua dự án bàn huyện Chương Mỹ, Thành hố Hà Nội thông qua dự án

- Thuận lợi - Khó khăn

3.2.6. Một số giải pháp đẩy nhanh tiến độ trong công bồi thường, hỗ trợ và tái định cư tái định cư

3.3. Phƣơng pháp nghiên cứu

3.3.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

Trên địa bàn huyện Chương Mỹ thời gian qua có khoảng 100 dự án đầu tư đã được triển khai thực hiện; trong đó có nhiều dự án phải thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư để bàn giao mặt bằng sạch cho chủ đầu tư triển khai thực hiện dự án. Mặc dù vậy tôi quyết định lựa chọn dự án đầu tư cải tạo, nâng cấp, mở rộng và chỉnh trang Quốc lộ 6 (đoạn km 19+920 đến km 22+220) qua thị trấn Chúc Sơn, xã Ngọc Hòa và xã Tiên Phương, huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội để nghiên cứu thực hiện đề tài.

Lý do: Dự án cải tạo, nâng cấp, mở rộng và chỉnh trang Quốc lộ 6 thời gian thực hiện kéo dài; chính sách pháp luật về đất đai, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư có nhiều thay đổi tác động trực tiếp đến quyền lợi của người dân giữa các thời điểm thu hồi đất; nguồn gốc đất của các hộ gia đình, cá nhân có nhiều dạng do đó việc áp dụng cơ chế, chính sách đối với các hộ cũng khác nhau. Số lượng các hộ bị thu hồi đất lớn (gồm cả đất ở, đất phi nông nghiệp và đất nông nghiệp) đảm bảo yêu cầu số lượng mẫu khảo sát của tác giả.

3.3.2. Phương pháp điều tra, thu thập số liệu, tài liệu.

* Phương pháp điều tra thu thập số liệu thứ cấp: Thu thập số liệu có liên quan đến đề tài từ các phòng ban chức năng của huyện Chương Mỹ và các xã, thị trấn. Cụ thể:

- Thu thập các số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội tại Chi cục thống kê huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội.

- Thu thập số liệu về tình hình quản lý, sử dụng đất trên địa bàn huyện tại Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Chương Mỹ.

- Thu thập số liệu về công tác BT, HT và TĐC khi nhà nước thu hồi đất tại Trung tâm phát triển quỹ đất huyện; UBND xã Tiên Phương, xã Ngọc Hòa và thị trấn Chúc Sơn.

* Phương pháp điều tra thu thập số liệu sơ cấp:

- Phát phiếu điều tra, phỏng vấn trực tiếp các hộ gia đình, cá nhân có đất bị thu hồi để thực hiện dự án qua đó tìm hiểu và nắm bắt nguyện vọng cũng như mức độ ảnh hưởng của công tác giải phóng mặt bằng đến đời sống người dân.

+ Số phiếu cần điều tra tính theo công thức: N

n =

1+N(e)2

+ Trong đó:

- n: Quy mô mẫu điều tra là số lượng người dân, tổ chức được chọn để điều tra.

- N: Tổng số hộ dân, tổ chức được chọn điều tra. - e2: Sai số cho phép (5-15%)

520

n = = 84 (phiếu) 1+520.(10%)2

Công thức trên được Bộ Nội vụ ban hành tại văn bản số 1159/BNV- CCHC ngày 10/4/2014.

3.3.3. Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu

Xử lý số liệu: Các số liệu sau khi thu thập sẽ được đưa vào máy vi tính với phần mềm Excel để tổng hợp và hệ thống hoá lại những tiêu thức cần thiết, thể hiện bằng đồ thị, bảng biểu.

Phương pháp phân tích số liệu: Sử dụng các công cụ thống kê để phân tích và mô tả mức độ của sự vật hiện tượng (Số tuyệt đối, số tương đối, số tuyệt đối qui đổi).

Phương pháp so sánh: Từ các số liệu điều tra của dự án nghiên cứu về các vấn đề như: Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, ổn định đời sống, sản xuất, chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm, các vấn đề về xã hội, môi trường và các văn bản, chính sách khác của Nhà nước áp dụng cho từng dự án nghiên cứu so sánh với giá thị trường.

3.3.4. Phương pháp chuyên gia

Phương pháp chuyên gia: Lấy ý kiến của chuyên gia trong lĩnh vực về bồi thường, giải phóng mặt bằng khi Nhà nước thu hồi đất để đề ra các giải pháp hợp lý với điều kiện thực tế của dự án.

3.3.5. Các chỉ tiêu đánh giá trong đề tài

Chỉ tiêu phản ánh công tác bồi thường: Tỷ lệ thực hiện giữa mức bồi thường thực tế với mức bồi thường theo chính sách. Chỉ tiêu phản ánh công tác hỗ trợ: Tỷ lệ thực hiện giữa mức hỗ trợ thực tế với mức hỗ trợ theo chính sách.

Phần 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. Ðiều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Chƣơng Mỹ, thành phố Hà Nội.

4.1.1. Điều kiện tự nhiên

Vị trí địa lý: Chương Mỹ là một huyện lớn của thành phố Hà Nội có toạ độ địa lý từ 200

23’ đến 20045’ độ vĩ Bắc và từ 105030’ đến 105045’ độ kinh Đông, có vị trí nằm về phía Tây và cách cách trung tâm Hà Nội 20 km theo Quốc lộ 6, có vị trí địa lý như sau:

- Phía Đông giáp huyện Thanh Oai.

- Phía Nam giáp huyện Ứng Hoà và huyện Mỹ Đức. - Phía Tây giáp huyện Lương Sơn, tỉnh Hoà Bình.

- Phía Bắc giáp huyện Hoài Đức, huyện Quốc Oai và quận Hà Đông.

Hình 4.1. Sơ đồ vị trí huyện Chƣơng Mỹ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất để thực hiện dự án cải tạo, nâng cấp, mở rộng và chỉnh trang đường quốc lộ 6 tại huyện chương mỹ, thành phố hà nội​ (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)