Các chỉ tiêu đánh giá trong đề tài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất để thực hiện dự án cải tạo, nâng cấp, mở rộng và chỉnh trang đường quốc lộ 6 tại huyện chương mỹ, thành phố hà nội​ (Trang 37)

Chỉ tiêu phản ánh công tác bồi thường: Tỷ lệ thực hiện giữa mức bồi thường thực tế với mức bồi thường theo chính sách. Chỉ tiêu phản ánh công tác hỗ trợ: Tỷ lệ thực hiện giữa mức hỗ trợ thực tế với mức hỗ trợ theo chính sách.

Phần 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. Ðiều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Chƣơng Mỹ, thành phố Hà Nội.

4.1.1. Điều kiện tự nhiên

Vị trí địa lý: Chương Mỹ là một huyện lớn của thành phố Hà Nội có toạ độ địa lý từ 200

23’ đến 20045’ độ vĩ Bắc và từ 105030’ đến 105045’ độ kinh Đông, có vị trí nằm về phía Tây và cách cách trung tâm Hà Nội 20 km theo Quốc lộ 6, có vị trí địa lý như sau:

- Phía Đông giáp huyện Thanh Oai.

- Phía Nam giáp huyện Ứng Hoà và huyện Mỹ Đức. - Phía Tây giáp huyện Lương Sơn, tỉnh Hoà Bình.

- Phía Bắc giáp huyện Hoài Đức, huyện Quốc Oai và quận Hà Đông.

Hình 4.1. Sơ đồ vị trí huyện Chƣơng Mỹ

Huyện Chương Mỹ nằm trong Dự án quy hoạch chuỗi đô thị Miếu Môn - Xuân Mai - Hoà Lạc - Sơn Tây và nằm trong vùng quy hoạch phát triển

Trên địa bàn huyện có tuyến đường Quốc lộ 6, Quốc lộ 21A (nay là đường Hồ Chí Minh) chạy qua nối liền huyện với tỉnh Hoà Bình, thủ đô Hà Nội và các huyện, thị khác trong thành phố và các tỉnh lân cận.

Địa hình địa mạo: Do đặc điểm cấu tạo tự nhiên Chương Mỹ có địa hình vừa mang đặc trưng của vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng vùa mang đặc trưng của vùng bán sơn địa. Địa hình được phân bố thành 3 vùng rõ rệt: vùng bán sơn địa, vùng bãi ven sông Đáy và vùng đồng bằng thuộc khu vực trung tâm của huyện, cụ thể như sau:

- Vùng bán sơn địa: Vùng này có 12 xã, thị trấn ven đường Quốc lộ 6 và đường Hồ Chí Minh, gồm: Thị trấn Xuân Mai, các xã Đông Phương Yên, Đông Sơn, Thanh Bình, Thuỷ Xuân Tiên, Tân Tiến, Nam Phương Tiến, Hoàng Văn Thụ, Hữu Văn, Mỹ Lương, Trần Phú, Đồng Lạc. Địa hình khu vực khá phức tạp, có độ dốc từ Tây sang Đông với đặc điểm chính của vùng đất là địa hình bị chia cắt bởi đồi gò và ruộng trũng. Đồi gò ở đây chủ yếu là đồi thấp với độ dốc trung bình từ 50

đến 200. Địa hình có xu hướng thấp dần từ dãy núi Lương Sơn thấp về phía sông Bùi, sông Tích.

- Vùng bãi ven sông Đáy: Vùng bãi gồm 6 xã là Phụng Châu, Chúc Sơn, Lam Điền, Thụy Hương, Thượng Vực và Hoàng Diệu, thích hợp để trồng lúa và rau màu, các loại cây ăn quả, cây công nghiệp ngắn ngày.

- Vùng đồng bằng thuộc khu vực trung tâm của huyện: Vùng này gồm 14 xã phân bố ở vị trí trung tâm của huyện. Về địa hình vùng đồng bằng không bằng phẳng, có độ dốc từ Bắc xuống Nam, từ Tây sang Đông xen những ô trũng. Địa hình bị chia cắt bởi các tuyến đê bao, các bờ kênh, đường giao thông, làng mạc tạo nên những khu vực trũng thấp, xen kẹp rất khó khăn cho việc tiêu thoát úng. Đây là vùng chuyên canh cây lúa chủ yếu của huyện.

Thuỷ văn: Trên địa bàn huyện có 3 con sông chảy qua là: sông Bùi, sông Tích và sông Đáy.

- Sông Bùi: Bắt đầu từ Lương Sơn, tỉnh Hoà Bình có lưu vực là 195 km2 đoạn chảy qua huyện là 23 km từ Xuân Mai nhập vào sông Đáy tại Ba Thá xã Hoà Chính.

- Sông Tích bắt đầu từ Sơn Tây chảy qua địa phận huyện là 5 km thuộc xã Đông Sơn hợp với sông Bùi tại cầu Tân Trượng (Thuỷ Xuân Tiên).

- Sông Đáy chảy qua địa phận huyện Chương Mỹ có chiều dài là 28km từ địa phận xã Phụng Châu đến Hoà Chính. Nhìn chung sông Đáy về mùa mưa nước không lớn vì thực chất là con sông cụt giới hạn bởi đập Đáy.

Huyện có 3 hồ nhân tạo lớn là hồ Đồng Sương, hồ Văn Sơn và hồ Miễu là nguồn tưới chủ động cho các diện tích nông nghiệp của huyện.

4.1.2. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội

4.1.2.1. Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Trong những năm qua nền kinh tế của huyện Chương Mỹ đã có những biến động theo hướng tích cực, tốc độ tăng trưởng khá, tạo tiền đề cho phát triển tương lai được thể hiện qua Bảng 4.1.

Bảng 4.1. Tổng giá trị sản xuất một số ngành chủ yếu tại huyện Chƣơng Mỹ

giai đoạn 2016 - 2018 (đvt: triệu đồng)

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

Tổng giá trị sản xuất 16.733.694 18.642.553 20.821.241

Nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản 3.538.869 3.671.302 3.856.051

Khai khoáng 445 486 433

Công nghiệp chế biến, chế tạo 6.259.870 6.953.275 7.711.583 SX và phân phối điện, khí đốt, nước

nóng, hơi nước và điều hoà không khí 28.426 32.970 34.158 Cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

Xây dựng 3.185.120 3.580.100 4.035.020

Bán buôn và bán l 1.606.330 1.908.380 1.134.850

Vận tải, kho bãi 299.780 346.620 40 10

Dịch vụ lưu trú và ăn uống 625.239 737.790 865.620

Hoạt động kinh doanh bất động sản - - -

Giáo dục và đào tạo 398.635 471.910 551.930

Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội 378.020 456.190 545.400

Nghệ thuật, vui chơi, giải trí 13.100 15.110 17.500

Hoạt động dịch vụ khác 338.130 394.320 475.260

(Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Chương Mỹ)

Năm 2018, tổng giá trị sản xuất đạt 20.821 tỷ đồng, đạt 100,2% so kế hoạch, tăng 11,7% so với cùng kỳ. Cơ cấu kinh tế: Công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp: 57,4% - 23,5% - 19,1%. Cơ cấu kinh tế đã có sự chuyển dịch đúng hướng, giá trị sản xuất nhóm ngành nông - lâm - thuỷ sản tăng 5% so với năm 2017; công nghiệp và xây dựng tăng từ 11,6% so với năm 2017; thương mại và dịch vụ tăng 17,8% so với năm 2017.

4.1.2.2. Giáo dục và đào tạo, y tế

- Giáo dục và đào tạo: Toàn huyện có 115 trường học (mầm non 40, tiểu học 38, trung học cơ sở 37) với 2.022 nhóm lớp, 76.133 học sinh; 32/32 xã, thị trấn đạt phổ cập mầm non cho tr 5 tuổi, phổ cấp giáo dục tiểu học đúng độ tuổi mức độ II, đạt chuẩn xóa mù chữ độ II, đạt chuẩn giáo dục trung học cơ sơ mức độ III. Công tác giáo dục nghề nghiệp, giáo dục thường xuyên: tổ chức đào tạo, quản lý 19 lớp với 800 học sinh, tỷ lệ học sinh lên lớp đạt 95,22%.

- Y tế: Trên địa bàn huyện có 01 bệnh viện đa khoa, 03 Phòng khám và 32 trạm y tế xã, thị trấn và các phòng khám tư nhân. Hiện nay tập trung

triển khai các chương trình y tế chăm sóc sức khỏe nhân dân; phòng chống dịch bệnh, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Tỷ lệ tr em suy dinh dưỡng dưới 5 tuổi là 9%. Bệnh việ đa khoa huyện Chương Mỹ và cơ sở khám chữa bệnh đã duy trì chế độ điều trị, chăm sóc bệnh nhân. Duy trì hoạt động dự án quản lý dữ liệu dân cư, đã lập hồ sơ sức khỏe toàn dân được 320.697/334.582 hồ sơ, đạt 95,9%; lập hồ sơ quản lý sức khỏe người cao tuổi 11.248 người đạt 74,9%.

4.1.2.3. Dân số, việc làm, thu nhập

Huyện Chương Mỹ có dân số đông, mức gia tăng dân số giai đoạn 2016 -2018 của huyện ngày càng tăng cao, được thể hiện qua Bảng 4.2.

Bảng 4.2. Tình hình biến động dân số qua một số năm trên địa bàn huyện Chƣơng Mỹ giai đoạn 2016 - 2018

Chỉ tiêu ĐVT Năm

2016 2017 2018

Tổng dân số Người 323.906 328.799 332.821

Tổng số lao động trong độ tuổi Người 198.738 203.572 206.420

Tỷ lệ PTDS tự nhiên % 1,1 1,07 1,16

GDP Tr/đ 32 39 43

Dân số nông thôn Người 285.050 289.582 293.256

Dân số đô thị Người 38.586 39.217 39.565

(Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Chương Mỹ)

Theo số liệu Bảng 4.2 tính đến năm 2018 dân số toàn huyện là 332.821 người tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 1,16%. Như vậy để giảm được tỷ lệ tăng dân số tự nhiên huyện cần thực hiện thường xuyên công tác dân số kế hoạch hoá gia đình để giảm tỉ lệ sinh con thứ ba,tăng tuổi thọ trung bình dân cư huyện lên 78 - 80 tuổi. Theo tiêu chí hộ nghèo mới, giai đoạn 2016 - 2018 tỷ

lệ này dưới 5%. Đồng thời giảm tỉ lệ tr em suy dinh dưỡng xuống dưới 10% (2016 - 2018). Thu nhập bình quân trên đầu người tăng lên 43 triệu năm 2018.

4.1.2.4. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và môi trường

a. Thuận lợi

Huyện Chương Mỹ nằm trong vùng quy hoạch phát triển hành lang của thủ đô Hà Nội về phía Tây nên rất thuận lợi cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước đặt cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn. Đồng thời tạo điều kiện cho Chương Mỹ tiếp xúc và tiếp thu những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới, trình độ quản lý tiên tiến.

Chương Mỹ có vị trí đặc biệt quan trọng về an ninh quốc phòng, là tuyến phòng thủ phía Tây của thủ đô Hà Nội.

Đặc điểm khí hậu Chương Mỹ cho phép nuôi trồng được nhiều loại động thực vật có điều kiện phát triển nền kinh tế nông nghiệp đa dạng.

Điều kiện địa hình của huyện Chương Mỹ cho phép đa dạng hoá ngành nông nghiệp, có thể phát triển toàn diện cả nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản, có điều kiện xây dựng các cơ sở sản xuất và kinh doanh dịch vụ.

Với cơ chế mới vừa phát huy tốt những tiềm năng, lợi thế của huyện vừa khai thác tốt các yếu tố tích cực từ bên ngoài, huyện Chương Mỹ có thể phát triển nhanh, toàn diện trên tất cả các lĩnh vực kinh tế xã hội.

- Thực hiện đường lối đổi mới trong những năm vừa qua tình hình kinh tế Chương Mỹ có những thay đổi quan trọng. Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn tốc độ trung bình của cả nước, giá trị tăng thêm bình quân tăng 10%.

- Về cơ cấu kinh tế: chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng hướng, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ. Công nghiệp và dịch vụ có bước khởi sắc góp phần tích cực tăng việc làm và thu nhập cho người lao động.

b. Khó khăn

Do địa hình không bằng phẳng vẫn còn một số diện tích chưa chủ động tưới và tiêu. Đặc biệt là vùng Hữu Bùi, Trần Phú, Hoàng Văn Thụ… hoặc tiêu còn vùng Trung Hoà, Trường Yên. Việc xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông, thuỷ lợi vừa khó khăn vừa tốn kém.

Khí hậu vài năm gần đây biến đổi thất thường, nhiều năm bị úng lụt, nóng ẩm mưa nhiều tạo điều kiện cho sâu bệnh phá hoại mùa màng ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông nghiệp của huyện. Nguồn lao động của huyện dồi dào nhưng trình độ văn hoá thấp, lao động có tay nghề ít, đặc biệt thiếu lao động quản lý, có kinh nghiệm và trình độ cao, lao động làm kinh tế giỏi. Hàng năm số lao động không có việc làm khoảng 5%, thiếu việc làm khoảng 30% tập trung vào khu vực sản xuất nông nghiệp.

- Việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế ở một số xã tuy có chuyển biến tốt nhưng còn chậm và chưa vững chắc, một số xã chuyển hướng cơ cấu kinh tế còn thiếu quy hoạch, manh mún mang tính chất tự phát, chưa khai thác hết tiềm năng lao động. chưa khôi phục được các ngành nghề truyền thống, chưa có sản phẩm hàng hoá chủ lực.

- Tỷ lệ lao động không có việc làm, tỷ lệ tăng dân số còn cao, mỗi năm bổ sung khoảng 3.800 người và 1.500 lao động đến tuổi, trong khi đó đất đai ít, lao động phần lớn chưa được đào tạo nghề chủ yếu là làm thủ công nên năng suất lao động thấp. Chính vì vậy tạo một sức ép rất lớn đối với xã hội về giải quyết việc làm.

- Nhận thức và chỉ đạo ứng dụng khoa học kỹ thuật còn chưa nhanh, chưa nhiều, có nhiều nơi còn bảo thủ,đời sống dân trí đã được tăng lên song do mặt trái của cơ chế thị trường tác động, các tệ nạn xã hội như mê tín dị đoan, cờ bạc… còn tồn tại ảnh hưởng đến đời sống dân sinh, an ninh xã hội.

chuyên môn chưa đáp ứng được yêu cầu. Nếu không đổi mới thì việc điều hành cơ chế quản lý mới sẽ rất khó khăn và bị cản trở.

Trên đây, là những mâu thuẫn, tồn tại, khó khăn trong đời sống kinh tế xã hội của Chương Mỹ. Để tạo đà thuận lợi cho sự phát triển của huyện trong những năm tới cần phải có chủ trương biện pháp hữu hiệu và kịp thời.

4.2. Tình hình quản lý và sử dụng đất tại huyện Chƣơng Mỹ

4.2.1. Tình hình quản lý đất đai tại huyện Chương Mỹ

Thực hiện sự chỉ đạo của Đảng về tiếp tục đổi mới chính sách, pháp Luật Đất đai nhằm phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn; được sự chỉ đạo của Thành uỷ và UBND thành phố Hà Nội, sự chỉ đạo cụ thể của Huyện uỷ, HĐND huyện và sự hướng dẫn của Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND huyện đã kiện toàn tổ chức và nâng cao chất lượng cán bộ làm công tác Tài nguyên và Môi trường của huyện nhằm đáp ứng yêu cầu mới, phù hợp với nền kinh tế thị trường và cải cách thủ tục hành chính.

Công tác quản lý Nhà nước về đất đai, tài nguyên và môi trường có bước chuyển biến tích cực; từng bước đi vào nề nếp, hạn chế được các tiêu cực phát sinh trong công tác quản lý và sử dụng đất đai trên địa bàn huyện, cơ bản hoàn thành được những nhiệm vụ, kế hoạch lớn của ngành.

* Địa giới hành chính: Chương Mỹ là huyện nằm phía Tây của thành phố Hà Nội, toàn huyện có 02 thị trấn và 30 xã. Việc xác định ranh giới của huyện với các huyện và tỉnh khác đã hoàn thành (Phía Bắc giáp huyện Hoài Đức, huyện Quốc Oai và quận Hà Đông; phía Đông giáp huyện Thanh Oai; phía Nam giáp huyện Ứng Hoà và huyện Mỹ Đức; phía Tây giáp huyện Lương Sơn, tỉnh Hoà Bình) đã được xác định cụ thể trong hồ sơ địa giới hành chính. Những việc khó tồn tại từ nhiều năm nay đã được giải quyết dứt điểm như hoàn thành việc phân định địa giới hành chính giữa huyện Chương Mỹ và huyện Lương Sơn (tỉnh Hòa Bình) theo Quyết định số 1860/QĐ-TTg ngày

21/11/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc "Xác định địa giới hành chính giữa TP Hà Nội và tỉnh Hòa Bình tại bảy khu vực chồng lấn do lịch sử để lại". Quyết định này đã giúp cho công tác quản lý trên các lĩnh vực thuận lợi hơn, đời sống nhân dân ổn định. Toàn bộ ranh giới, địa giới hành chính của huyện Chương Mỹ với các huyện giáp ranh được xác định rõ ràng, không có tranh chấp.

* Công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất: Thực hiện Nghị Quyết số 06/NQ-CP ngày 09/01/2013 của Chính phủ phê duyệt Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011- 2015) thành phố Hà Nội; UBND huyện Chương Mỹ đã tổ chức thực hiện việc lập Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011- 2015) của huyện, kết quả đã được UBND thành phố đã phê duyệt tại Quyết định số 264/QĐ-UBND ngày 13/01/2014 về việc duyệt quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011 - 2015) huyện Chương Mỹ.

Triển khai Luật Đất đai 2013, căn cứ Kế hoạch số 80/KH-UBND ngày 30 tháng 3 năm 2015 của UBND thành phố Hà Nội về việc thực hiện điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 cấp tỉnh, cấp huyện; lập kế hoạch sử dụng đất 05 năm kỳ cuối (2016-2020) cấp tỉnh và lập kế hoạch sử dụng đất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất để thực hiện dự án cải tạo, nâng cấp, mở rộng và chỉnh trang đường quốc lộ 6 tại huyện chương mỹ, thành phố hà nội​ (Trang 37)