6. Cấu trúc của luận văn:
1.2.2. Nguyên nhân dẫn đến đói nghèo ở huyện Hiệp Hòa
Đói nghèo và phân hóa giàu nghèo là một hiện tượng lịch sử - xã hội, một hiện tượng kinh tế xã hội thường có trong quá trình phát triển dẫn đến tình trạng bất bình đẳng giữa các nhóm người trong xã hội. Đối với huyện Hiệp Hòa, đói nghèo và bất bình đẳng đã hình thành và diễn biến với những nét riêng biệt, bởi sự tổng hợp của rất nhiều nguyên nhân.
Thứ nhất, do nền kinh tế nước ta nói chung và nền kinh tế của huyện Hiệp Hòa nói riêng nhìn chung vẫn đang trong quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế sản xuất lạc hậu, kém phát triển sang nền kinh tế phát triển hiện đại nên
còn tồn tại nhiều trình độ sản xuất khác nhau.
Về cơ bản Hiệp Hòa là huyện kinh tế thuần nông, chậm phát triển, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn, nhất là các xã miền núi, vùng cao, vùng xa. Mặc dù Đảng bộ và chính quyền các cấp đã cố gắng tập trung nguồn lực, chỉ đạo thực hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo trên phạm vi toàn huyện, nhất là các xã thuộc vùng cao, nhưng mức độ chuyển biến còn chậm, khó khăn lớn nhất là khả năng tài chính để xây dựng điều kiện cho xóa đói giảm nghèo. Thêm vào đó, nền kinh tế thị trường nước ta mới ở giai đoạn sơ khai nên thị trường chưa hoàn thiện và phát triển đồng bộ. Một số vùng trong cả nước nhất là vùng miền núi, dân tộc ít người như huyện Hiệp Hòa vẫn còn chưa thoát khỏi kinh tế sinh tồn. Do đó, nghèo dai dẳng, thiếu đói, đói gay gắt vẫn còn tồn tại là điều không thể tránh khỏi.
Thứ hai, các hộ nghèo thiếu các điều kiện cơ bản để sản xuất kinh doanh.
Vốn là điều kiện cơ bản và hết sức cần thiết để đầu tư sản xuất kinh doanh, để phục hồi năng lực sản xuất và tạo ra năng lực sản xuất mới. Qua điều tra về tình trạng đói nghèo ở huyện Hiệp Hòa năm 2000 cho thấy, nguyên nhân đói nghèo do thiếu vốn chiếm gần 70%. Nhiều hộ nghèo muốn vay ngân hàng nhưng không có tài sản thế chấp, buộc phải vay lãi qua kênh tín dụng không chính thống với mức lãi suất cao, từ 10-15% tháng, có nhiều trường hợp phải
bán lúa non, đến khi thu hoạch trả nợ thì không còn bao nhiêu, dẫn đến nghèo lại hoàn nghèo.
Thứ ba, các hộ nghèo thường thiếu ruộng và thiếu kinh nghiệm làm ăn (không biết cách sản xuất kinh doanh)
Hiệp Hòa là huyện thuần nông, vì vậy sản xuất nông nghiệp giữ vị trí quan trọng trong kinh tế, gần 90% người dân sống dựa vào nông nghiệp. Tuy nhiên, do bình quân đất nông nghiệp đầu người thấp, chỉ đạt xấp xỉ 2,05% lần/năm. Thêm vào đó, có những nơi đặc biệt là vùng cao, vùng chiêm trũng lại chỉ cấy được một vụ trong năm, mùa khô thì thiếu nước, cây không phát triển được, mùa mưa thì úng ngập, để ruộng không. Vì vậy, đói nghèo vẫn tiếp diễn.
Kinh nghiệm sản xuất kinh doanh là một yếu tố tác động mạnh mẽ đến hiệu quả sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, kinh nghiệm làm ăn, kỹ thuật sản xuất của các hộ nghèo rất hạn chế. Các hộ không được tiếp nhận chuyển giao khoa học công nghệ mới về chăn nuôi, trồng trọt và hoạt động tiểu thủ công nghiệp. Vì vậy, không tự nghĩ ra được cách làm ăn hiệu quả. Mặt khác, họ thiếu cả kiến thức sơ đẳng về phòng trừ sâu bệnh, phòng chống thiên tai, quản lý và sử dụng nguồn vốn. Thực tế có rất nhiều hộ nghèo do thiếu kinh nghiệm sản xuất nên mặc dù có vốn nhưng không biết cách quản lý, phát huy nguồn vốn khiến cho đồng vốn bị thất thoát và người không có khả năng trả nợ gốc vay, dẫn đến nghèo vẫn hoàn nghèo.
Thứ tư, các hộ nghèo thường đông con, đông người ăn theo, thiếu lao động và mắc các tệ nạn xã hội.
Dân số và nghèo đói thường có mối quan hệ ngược với nhau. Dân số đông sẽ dẫn đến đói nghèo và trong phạm vi gia đình thì nghèo đói lại dẫn đến đông con. Trong những năm qua, mặc dù Hiệp Hòa đã đạt được tốc độ giảm tỷ lệ sinh tự nhiên một cách đáng kể, nhưng do hậu quả của việc tăng dân số nhanh trong những năm đầu thập kỷ 80 dẫn đến số người trung bình trong một gia đình vẫn cao đặc biệt là ở nông thôn. Đông con trong khi việc làm thiếu dẫn
đến dư thừa lao động, không có việc làm. Có rất nhiều người nghèo mắc vào các tệ nạn xã hội như cờ bạc, rong chơi. Ngay cả người dân đang đói nghèo nhưng vốn vay được lại không đầu tư cho sản xuất ném vào cờ bạc để trông chờ sự may rủi, không có khả năng thanh toán.
Thứ năm, các hộ nghèo đều không có nghề phụ khác, do đó dẫn đến tình trạng lãng phí lao động.
Hiệp Hòa là huyện thuần nông, gần 90% dân số lao động bằng nghề nông với kỹ thuật sản xuất thấp. Vì vậy, tình trạng nghèo đói xảy ra là khó tránh khỏi. Thêm vào đó, số hộ nghèo này lại gặp thêm khó khăn bởi tình trạng thất nghiệp cao. Đa số họ chỉ độc canh cây lúa, vào mùa vụ thì công việc rất vất vả nhưng thời gian còn lại họ chỉ ở nhà nghỉ vì không có công việc để làm. Các hộ giàu thường phải thuê thêm lao động những lúc cần thiết trong khi đó những hộ nghèo vừa làm việc cho gia đình vừa làm thuê cũng chỉ hết khoảng 1/3 thời gian lao động trong năm. Nghề chính là nông nghiệp năng suất thấp, nghề phụ lại không có, thời gian rảnh rỗi trong năm quá nhiều là một nguyên nhân dẫn đến đói nghèo ở huyện Hiệp Hòa.
Thứ sáu, do điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội của huyện.
Hiệp Hòa là huyện có đồng bằng lần miền núi, địa hình khá phức tạp, đất đai kém màu mỡ, khô cằn, năng suất cây trồng, vật nuôi thấp so với mức trung bình của cả tỉnh. Các vùng hẻo lánh có địa hình hiểm trở nên khó đầu tư cho xây dựng cơ sở hạ tầng như: đường giao thông, điện, nước. Chính vì cơ sở hạ tầng ở những nơi này không được xây dựng nên ít có điều kiện giao lưu với bên ngoài, sản xuất bên trong kém phát triển, do đó ở những nơi này thường có tỷ lệ dân số thuộc diện nghèo đói rất cao. Bên cạnh đó, điều kiện khí hậu thời tiết Hiệp Hòa thường xuyên có những biến động ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất nông nghiệp như hạn hán, khiến cho nhiều diện tích hoa màu bị khô cháy, thiếu nước dẫn đến năng suất thấp và có năm mất trắng không được thu hoạch. Điều này gây nên những khó khăn rất lớn cho sản xuất và đời sống của nhiều vùng đặc biệt là vùng nông thôn.
Về tổng thể, Hiệp Hòa là một huyện nghèo, nền kinh tế thuần nông, sản xuất độc canh cây lúa là chủ yếu trong khi năng suất lúa còn thấp so với các huyện khác trong khu vực. Thu nhập bình quân đầu người của huyện rất thấp. Mặc dù trong những năm qua, Hiệp Hòa đạt được tốc độ tăng trưởng khá về nông nghiệp, sản lượng lương thực bình quân liên tục tăng, nhưng hiện tượng đói nghèo trong nông thôn, miền núi, vùng cao vẫn khá phổ biến và tiếp tục là vấn đề xã hội nan giải trong những năm tới.
Cuối cùng là yếu tố mang tính lịch sử. Đối với tỉnh Bắc Giang nói riêng
và Việt Nam nói chung, tình trạng đói nghèo và sự phân hóa giàu nghèo đã từng xảy ra trong nhiều thời kỳ lịch sử. Sự đói nghèo về kinh tế ở nông thôn là một nét đặc trưng điển hình của đói nghèo ở Việt Nam nói chung và ở huyện Hiệp Hòa nói riêng. Hiện nay đặc trưng này vẫn còn hiện hữu. Nó phản ánh thực trạng phát triển kinh tế của huyện. Một huyện vẫn phải dựa chủ yếu vào nông nghiệp và nông dân chiếm đa số trong lực lượng lao động. Tình trạng nghèo đói rất lâu trong khu vực nông thôn và phương thức độc canh cây lúa tồn tại từ nhiều đời nay tạo thành một sức ì ở khu vực này, thể hiện qua tình trạng lạc hậu kéo dài về phân công lao động xã hội, về kỹ thuật, về công cụ và về canh tác sản xuất, canh tác cổ truyền, thô sơ. Thêm vào đó, cùng với cả nước, huyện Hiệp Hòa phải chịu liên tiếp hai cuộc chiến tranh kéo dài gây ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến đời sống nhân dân trong huyện. Sau chiến tranh, hậu quả để lại hết sức nặng nề, đó là các công trình bị tán phá đã dẫn đến cản trở xây dựng và tạo sự chênh lệch giữa các vùng. Sự đói nghèo của huyện Hiệp Hòa cũng bắt nguồn từ đó.
Như vậy, có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng đói nghèo ở Hiệp Hòa. Các nguyên nhân này có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, đan xen lẫn nhau, làm cho công tác xóa đói giảm nghèo trở nên phức tạp. Bởi vậy, công tác xóa đói giảm nghèo không thể chỉ tiến hành riêng rẽ mà phải là sự kết hợp đồng thời các giải pháp trọng tâm, trọng điểm, xử lý mối quan hệ giữa các giải
pháp trước mắt và lâu dài thông qua sự phân tích mối quan hệ giữa các nguyên nhân gây nên tình trạng đói nghèo.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1
Hiệp Hoà là huyện trung du nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Bắc Giang. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên của huyện khá thuận lợi so với các huyện khác trong tỉnh. Đặc biệt từ khi khai thông cầu Vát sang khu công nghiệp Thăng Long - Nội Bài, nâng cấp quốc lộ 37 đi Thái Nguyên, huyện Hiệp Hoà lại càng có thêm vị thế để phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề nông thôn, đồng thời tạo đà cho phát triển kinh tế - xã hội nhanh, mạnh, bền vững, làm cơ sở cho việc triển khai có hiệu quả công cuộc xóa đói giảm nghèo tại địa phương.
Chương 2
QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN CÔNG CUỘC XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO Ở HUYỆN HIỆP HÒA TỈNH BẮC GIANG GIAI ĐOẠN 2001 - 2017 2.1. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về xóa đói giảm nghèo và sự vận dụng của địa phương
2.1.1. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về xóa đói giảm nghèo
Đói nghèo là một vấn đề mang tính chất toàn cầu. Ở bất kỳ quốc gia nào luôn luôn tồn tại một bộ phận dân cư nghèo đói. Tại Hội nghị bàn về xoá đói giảm nghèo do ESCAP (Ủy ban Kinh tế Xã hội châu Á - Thái Bình Dương) tổ chức tại Băng Cốc (Thái Lan) tháng 9/1993, khái niệm về nghèo đói được xác định như sau: “Đói nghèo là tình trạng một bộ phận dân cư không được hưởng và thoả mãn những nhu cầu cơ bản của con người đã được xã hội thừa nhận tuỳ theo trình độ phát triển kinh tế xã hội và phong tục tập quán của các địa
phương”. Theo định nghĩa này thì mức độ nghèo đói ở các nước là khác nhau.
Khái niệm nghèo đói có thể chia theo hai cách khác nhau: Nghèo tuyệt đối và nghèo tương đối.
Nghèo tuyệt đối đo lường số người có thu nhập dưới một ngưỡng nhất định hoặc số hộ gia đình không có đủ tiền để chu cấp cho những hàng hóa và dịch vụ thiết yếu nhất định.
Chuẩn nghèo tuyệt đối của thế giới do WB xác định là 1 USD và 2USD mỗi ngày mỗi người tính theo ngang giá sức mua (PPP) năm 1993:
Ngưỡng 1 USD/ngày/người thường được sử dụng cho các nước kém phát triển, chủ yếu là châu Phi.
Ngưỡng 2 USD/ngày/người được dùng cho các nền kinh tế có mức thu nhập trung bình như Đông Á và Mĩ Latinh.
Nghèo tương đối đo lường quy mô theo đó một hộ gia đình được coi là nghèo nếu nguồn tài chính của họ thấp hơn một ngưỡng thu nhập được xác định là chuẩn nghèo của xã hội.
Theo quan niệm của Đảng và Nhà nước ta, nghèo là tình trạng một bộ phận dân cư chỉ có khả năng thỏa mãn một phần các nhu cầu cơ bản của con người và có mức sống ngang bằng với mức sống tối thiểu của cộng đồng xét trên mọi phương diện. Đói là tình trạng một bộ phận dân cư nghèo có mức sống dưới mức tối thiểu, không đảm bảo nhu cầu vật chất để duy trì cuộc sống. Đó là những bộ phận dân cư hằng năm đứt bữa, thiếu ăn từ 1 đến 3 tháng, phải đi vay và không có khả năng trả nợ. Đói, nghèo ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững, đồng thời là vấn đề xã hội nhạy cảm nhất. Đói, nghèo đi liền với lạc hậu, chậm phát triển, là trở lực lớn nhất đối với sự phát triển.
Xóa đói giảm nghèo là nhiệm vụ to lớn của toàn Đảng, Nhà nước và của toàn xã hội. Xóa đói giảm nghèo là yếu tố quan trọng đảm bảo sự ổn định phát triển kinh tế - xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đó cũng là nhiệm vụ rất nặng nề của toàn xã hội hiện nay.
Xóa đói giảm nghèo là sự kết hợp thống nhất giữa các biện pháp về kinh tế với chính sách xã hội và giữ vững ổn định chính trị. Phương châm xóa đói giảm nghèo là phát huy tính tự lực, tự chủ, tự vươn lên của chính người nghèo, hộ nghèo, vùng nghèo. Nếu mỗi người nghèo, hộ gia đình nghèo, vùng nghèo không tự vươn lên thì không thể xóa đói giảm nghèo. Đồng thời, huy động và khai thác hiệu quả mọi nguồn lực trong xã hội để xóa đói giảm nghèo. Xóa đói giảm nghèo đòi hỏi các nguồn lực vật chất và tinh thần rất to lớn, trong đó trước hết là các nguồn lực vật chất như: tài nguyên đất đai, vốn, kỹ thuật, công nghệ, thị trường, trình độ tay nghề của người lao động và các môi trường chính trị, xã hội, kết cấu hạ tầng khác ... Hơn nữa, cần khuyến khích mọi người làm giàu, đồng thời ưu tiên xóa đói giảm nghèo ở các đối tượng chính sách và vùng đặc biệt khó khăn. Xóa đói giảm nghèo không phải là chủ trương riêng, tách biệt khỏi các giải pháp phát triển kinh tế - xã hội mà luôn nằm trong tổng thể của quá trình phát triển. Phải khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho một số bộ phận dân cư có điều kiện giàu lên, một mặt có tác dụng như hạt nhân, động
lực thúc đẩy kinh tế trong vùng phát triển, mặt khác có tác dụng lan tỏa, tác động đến sự phát triển của các hộ nghèo.
Theo Quyết định số 1143/2000/QĐ-LĐTBXH ngày 01/11/2000 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, chuẩn nghèo giai đoạn 2001- 2005 được quy định mức thu nhập bình quân đầu người trong hộ cho từng vùng như sau: Vùng nông thôn miền núi, hải đảo: 80.000 đồng/người/ tháng; Vùng nông thôn đồng bằng: 100.000 đồng/người/tháng; Vùng thành thị: 150.000 đồng/người/tháng. Những hộ có mức thu nhập bình quân đầu người dưới mức quy định nêu trên được xác định là hộ nghèo.
Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VIII năm 1996 đã đề ra mục tiêu: “Giảm tỷ lệ đói nghèo trong tổng số hộ cả nước từ 20-25% năm 1996, xuống còn khoảng 10% vào năm 2000. Bình quân mỗi năm giảm 300.000 hộ đói nghèo. Trong 2, 3 năm đầu kế hoạch 5 năm (1996-2000) tập trung xóa bỏ hết hạn đói kinh niên”.
Để thực hiện thắng lợi mục tiêu này, Bộ Chính trị yêu cầu các Tỉnh ủy, Thành ủy, Ban cán sự Đảng, Đảng ủy trực thuộc Trung ương chỉ đạo tốt hai nội dung: Một là, chỉ đạo giải quyết một số vấn đề chính sách có liên quan đến chương trình xóa đói giảm nghèo. Hai là, tăng cường sự chỉ đạo của Đảng và triển khai thực hiện của Nhà nước.
Như vậy, xóa đói giảm nghèo là một bộ phận trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội, có tác động đến nhiều mặt của đời sống kinh tế xã hội như tăng trưởng kinh tế, giải quyết các vấn đề xã hội, giữ vững an ninh trật tự, ổn định chính trị và có tác động tích cực tới một số chính sách xã hội khác. Mặt khác, xóa đói giảm nghèo còn là vấn đề thực hiện công bằng xã hội hướng tới mục