Các chương trình, dự án xóa đói giảm nghèo ở huyện Hiệp Hòa tỉnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công cuộc xóa đói giảm nghèo ở huyện hiệp hòa, tỉnh bắc giang giai đoạn 2001 2017 (Trang 52)

6. Cấu trúc của luận văn:

2.4. Các chương trình, dự án xóa đói giảm nghèo ở huyện Hiệp Hòa tỉnh

Bắc Giang

Từ năm 2001 đến năm 2017, toàn tỉnh đã huy động được trên 2.500 tỷ đồng, với các chương trình như: Chương trình 135 (giai đoạn 2001-2005 đầu tư trên địa bàn 44 xã, giai đoạn 2006 - 2010 đầu tư trên địa bàn 30 xã và 97 thôn bản), Chương trình Trung tâm cụm xã giai đoạn 1997-2005 đầu tư xây dựng 11 trung tâm cụm xã, Quyết định 134, di dân, tái định cư Trường bắn quốc gia TB1, Quyết định số 32/2007/QĐ-TTg, các chính sách về giáo dục, đào tạo; công chăm sóc sức khoẻ cho đồng bào dân tộc được quan tâm, công tác văn hoá thông tin, thể dục thể thao có bước chuyển biến đáng kể, phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá" đã được quan tâm chỉ đạo và đạt kết quả cao.

Nhiều nội dung, chính sách lớn, chương trình, dự án đầu tư có hiệu quả đã phát huy tác dụng thúc đẩy kinh tế xã hội triển nhanh, cơ sở hạ tầng vùng dân tộc miền núi đựơc tăng cường, đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào các dân tộc được cải thiện nâng lên rõ rệt. Chương trình xây dựng Trung tâm cụm xã giai đoạn 1999 - 2005 và năm 2009-2010 đã đầu tư xây dựng cơ bản hoàn thành các hạng mục theo dự án được phê duyệt tại 11 trung tâm cụm xã ở các huyện miền núi, vùng cao. Chương trình phát triển kinh tế xã hội các xã đặc biệt khó khăn, miền núi và vùng sâu, vùng xa được triển khai thực hiện từ năm 1998 với phạm vi đầu tư trong giai đoạn I (2001-2005) là 44 xã, giai đoạn II (2006-2010) đầu tư tại 30 xã và 97 thôn bản. Chính sách 134 về hỗ trợ hộ nghèo dân tộc thiểu số về nhà nhà, đất ở, đất sản xuất và nước sinh hoạt và các chính sách dân tộc khác được đánh giá là thiết thực, hiệu quả cao phục vụ phát triển sản xuất và nâng cao đời sống của đồng bào các dân tộc.

Các chính sách có nội dung hỗ trợ phát triển sản xuất, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số như: chính sách định canh, định cư; chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở; chính sách trợ giá, trợ cước; chính sách hỗ trợ hộ dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn; chính sách cấp các loại báo chí; chính sách cho vay vốn phát triển sản xuất; chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người dân nghèo vùng khó khăn...được triển khai thực sự có hiệu quả đã tạo ra cơ hội thuận lợi cho đồng bào các dân tộc nhanh chóng ổn định cuộc sống, phát triển sản xuất, xóa đói giảm nghèo.Thông qua thực hiện các chính sách, cùng với sự nỗ lực vươn lên của đồng bào, vùng dân tộc thiểu số của tỉnh đã có chuyển biến đáng kể: toàn tỉnh đã có 18 xã hoàn thành mục tiêu Chương trình 135 (giai đoạn I là 14 xã, giai đoạn II là 04 xã); hộ nghèo dân tộc cơ bản đã được xoá nhà tạm; 98% số xã vùng dân tộc miền núi xe ô tô đã vào được trung tâm, kể cả mùa mưa; trên 95% số hộ trong vùng đã được sử dụng điện lưới quốc gia (năm 2003 mới có 62% số hộ); trên 70% số hộ dân được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh; mức sống của đồng bào được tăng lên, tỷ lệ

hộ nghèo vùng đặc biệt khó khăn giảm đáng kể, từ 72,06% năm 2005, xuống còn 42,41% năm 2010, bình quân giảm 4-6%/ năm. Hệ thống chính trị ở các huyện, xã khu vực miền núi thường xuyên được quan tâm củng cố vững chắc, hầu hết các thôn bản ở vùng dân tộc đã có tổ chức Đảng. Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân vùng dân tộc đã tích cực vận động đồng bào dân tộc thực hiện tốt các chính sách của Đảng và Nhà nước.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2

Trước năm 2001, Hiệp Hòa là một trong những huyện nghèo của tỉnh Bắc Giang, tỷ lệ đói nghèo ở huyện còn cao và tiềm ẩn nhiều vấn đề mâu thuẫn bên trong cần giải quyết như phân hóa giàu nghèo, phân hóa giữa các khu vực, các xã trong huyện. Tình trạng này xuất phát từ nhiều nguyên nhân như nền kinh tế của huyện, các hộ nghèo thiếu các điều kiện cơ bản để sản xuất kinh doanh, các hộ nghèo thường đông con, thiếu kinh nghiệm làm ăn, không có nghề phụ khác, do điều kiện kinh tế xã hội, do điều kiện tự nhiên, điều kiện lịch sử, do các nguyên nhân khác.

Thực hiện chủ trương của tỉnh, huyện Hiệp Hòa đã vận dụng triệt để quan điểm của Đảng và Nhà nước về xóa đói giảm nghèo, tập trung phát huy tối đa lợi thế về đất đai, khai thác mọi tiềm năng về lao động và các nguồn lực khác trong nông nghiệp để đẩy mạnh hơn nữa tốc độ phát triển nông nghiệp, chuyển sang nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa có năng suất, chất lượng và đạt hiệu quả kinh tế cao, đưa đến những thay đổi đáng kể trong bộ mặt kinh tế, xã hội của huyện.

Chương 3

NHẬN XÉT VỀ CÔNG CUỘC XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO Ở HUYỆN HIỆP HÒA TỈNH BẮC GIANG GIAI ĐOẠN 2001 - 2017 3.1. Kết quả

Năm 2017, cơ cấu kinh tế huyện Hiệp Hòa chuyển dịch theo hướng công nghiệp, dịch vụ chiếm tỷ trọng ngày càng lớn. Tổng giá trị sản xuất năm ước đạt 7.671 tỷ đồng tăng 15,5% so cùng kỳ trong đó công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tiếp tục dẫn đầu về tốc độ tăng trưởng (22,2%) với các ngành sản xuất chiếm tỷ trọng lớn như may mặc, điện tử, đồ gỗ mỹ nghệ, cơ khí, vật liệu xây dựng…tạo việc làm cho trên 20 nghìn lao động chiếm 11,6% tổng thu ngân sách trên địa bàn. Thu hút thêm 11 doanh nghiệp đầu tư thực hiện 13 dự án với tổng vốn đăng ký đầu tư đạt 728,2 tỷ đồng. Hoạt động thương mại - dịch vụ tiếp tục duy trì, phát triển ổn định và ngày càng năng động, đa dạng với sự gia tăng của thương mại điện tử, bán hàng trực tuyến, giá cả các mặt hàng thiết yếu ít biến động so cùng kỳ.

Bên cạnh đó, huyện Hiệp Hòa có những khởi đầu khá thuận lợi trong sản xuất nông nghiệp và tiếp tục phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa. Tổng diện tích gieo trồng trên địa bàn huyện đạt 25.067,8 ha, bằng 100% kế hoạch năm; trong đó diện tích lúa 16.470,9 ha sản lượng đạt 94.370 tấn. Tổng diện tích trồng cây ăn trái đến nay là 2.000ha với tổng sản lượng 12.500 tấn. Liên kết trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm đã được hình thành. Một số hợp tác xã nông nghiệp đã trở thành mô hình điểm của huyện, của tỉnh như: hợp tác xã sản xuất và tiêu thụ rau cần Hoàng Lương, hợp tác xã sản xuất sau Hưng Thịnh - Đông Lỗ, hợp tác xã chăn nuôi Trường Thành… Việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất được đẩy mạnh. Đến nay, toàn huyện đã thực hiện được 07 mô hình như: 03 mô hình nhà màng có quy mô trên 2000m2/ mô hình sản xuất rau ăn lá, hoa và dưa lưới; 01 mô hình chăn nuôi gà sinh sản ứng dụng công nghệ sinh học trong xử lý thức ăn, môi trường, tự động điều khiển nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng,

thụ tinh nhân tạo; 01 mô hình chăn nuôi lợn hữu cơ theo chuỗi khép kín công nghệ sinh học, công nghệ tưới, phân bón tự động, quản lý truy xuất nguồn gốc sản phẩm; 02 mô hình nhà lạnh sản xuất nấm công nghệ cao.

Hệ thống hạ tầng giao thông trên địa bàn huyện được quan tâm đầu tư xây dựng, sửa chữa, nâng cấp để phục vụ nhu cầu vận chuyển hành khách, hàng hóa và sự đi lại trong nhân dân tạo diện mạo mới cho nhiều địa phương, nhân dân thực sự rất phấn khởi. Trong năm 2017, huyện thực hiện 83 dự án cải tạo, nâng cấp các tuyến đường giao thông với tổng chiều dài 97,83 km. Một số tuyến đường giao thông quan trọng như đường nối ĐT 295-296 và ĐT 295 - QL37 được đầu tư tạo thành điểm nhấn trong phát triển giao thông đô thị đặc biệt là dự án xây dựng đường vành đai IV (Hà Nội) đoạn qua địa phận huyện Hiệp Hòa (đường nối cao tốc Hà Nội - Bắc Giang với cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên) với diện tích 40 ha đang được triển khai giải phóng mặt bằng tích cực sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho Hiệp Hòa thu hút đầu tư, giao thương phát triển kinh tế với các tỉnh bạn.

Song song với nhiệm vụ phát triển kinh tế, huyện còn quan tâm đầu tư kinh phí xây dựng cơ sở vật chất trường lớp học để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Toàn ngành thực hiện tốt đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát triển năng lực người học, tăng cường vận dụng kiến thức kỹ năng nhờ đó các cuộc thi học sinh giỏi luôn ở tốt đầu của tỉnh. Năm học 2016-2017, ngành Giáo dục và Đào tạo của huyện được đánh giá hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ ở 10/14 tiêu chí, đứng thứ 2 trong tỉnh và được bộ Giáo dục & Đào tạo tặng bằng khen. Bậc tiểu học tỷ lệ học sinh hoàn thành chương trình tiểu học đạt 99,47%, bậc Trung học cơ sở và Trung học phổ thông tỷ lệ tốt nghiệp luôn đạt trên 98%.[32]

Xác định cải cách hành chính là một khâu đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội, là nhiệm vụ chính trị trọng tâm và thường xuyên của các cấp, các ngành. Phát huy thành quả này, năm 2017 huyện tiếp tục đẩy mạnh thực hiện

cơ chế một cửa liên thông, rút ngắn 25-30% thời gian giải quyết các thủ tục hành chính và tả công dân đúng hẹn, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho doanh nghiệp trong quá trình đầu tư và sản xuất kinh doanh. Đến nay cơ chế một cửa một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính trên địa bàn huyện đã dần đi vào nề nếp, các thủ tục giải quyết đúng pháp luật, ý thức trách nhiệm của cán bộ công chức thực hiện nhiệm vụ từng bước nâng lên, thái độ phục vụ nhân dân có chuyển biến, đổi mới lề lối làm việc, giảm thời gian giải quyết thủ tục hành chính cho người dân, ngày càng thân thiện với nhân dân.

Xã Quang Minh, huyện Hiệp Hòa tăng thu nhập từ dồn điền đổi thửa. Là xã khó khăn của huyện Hiệp Hòa, dù xuất phát điểm thấp nhưng đầu năm 2017, xã Quang Minh vẫn mạnh dạn đăng ký hoàn thành 19/19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới (là xã duy nhất của huyện đăng ký đạt chuẩn trong năm 2017). Với nguồn lực đầu tư của Nhà nước, sự nỗ lực của cấp ủy, chính quyền địa phương và sự đồng thuận của người dân, cuối năm 2017, Quang Minh đã hoàn thành 19/19 tiêu chí, được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới. Cuối năm 2017, thu nhập bình quân đầu người của Quang Minh đạt gần 30 triệu đồng/người/năm, cao hơn mức bình quân chung của huyện; tỷ lệ hộ nghèo đa chiều chỉ còn 5,49%.

Thực hiện mục tiêu nâng cao thu nhập cho người dân, xã Quang Minh đã triển khai nhiều giải pháp để dồn điền đổi thửa. Được sự đồng thuận của người dân, đến nay Quang Minh đã dồn điền đổi thửa được gần 100 ha, chiếm ½ diện tích đất canh tác toàn xã; bình quân mỗi hộ chỉ còn từ 1-2 thửa, giảm 9-10 thửa so với trước.

Từ dồn điền đổi thửa, nông dân ở Quang Minh đã có điều kiện để cơ giới hóa, ứng dụng công nghệ vào sản xuất. Nhờ đó, thu nhập trên diện tích canh tác của xã tăng lên. Năm 2014, bình quân mỗi ha đất sản xuất chỉ cho thu nhập khoảng 80 triệu đồng/năm thì nay đã đạt thu nhập trên 100 triệu đồng/ha/năm, cao hơn mức bình quân chung của huyện Hiệp Hòa (95 triệu đồng/ha/năm).

Cũng như xã Quang Minh, các địa phương khác của huyện Hiệp Hòa thời gian qua cũng tích cực dồn điền đổi thửa. Trong năm 2017, huyện đã chỉ đạo thực hiện dồn điền đổi thửa ở 21 thôn của 10 xã, với tổng diện tích 562,7 ha. Hiện đã có 3 thôn nghiệm thu kết quả (diện tích 65ha); các địa phương còn lại tích cực triền khai. Trong năm 2018, huyện Hiệp Hòa tổ chức tập huấn công tác dồn điền đổi thửa cho 25 thôn của 10 xã. Theo kế hoạch, huyện sẽ tiếp tục dồn điền đổi thửa thêm 650ha.[31]

Theo ông Ngô Tiến Dũng, Phó Chủ tịch UBND huyện Hiệp Hòa, dồn điền đổi thửa là giải pháp nền tảng để xây dựng cánh đồng mẫu lớn, từ đó nâng cao thu nhập cho người nông dân. Nhờ thực hiện tốt dồn điền đổi thửa, toàn huyện Hiệp Hòa đã hình thành 29 cánh đồng mẫu lớn, trong năm 2018 sẽ xây dựng mới 6 cánh đồng.

“Trong 29 cánh đồng mẫu lớn hiện nay có 4 cánh đồng trồng rau các loại. Nhờ canh tác tập trung, ứng dụng được công nghệ vào sản xuất nên năng suất tăng. Các cánh đồng rau trong huyện cho thu nhập trên 200 triệu/ha, gấp 3 lần trồng lúa” , ông Dũng cho biết.

Để tăng thu nhập từ các cánh đồng mẫu lớn, việc liên kết sản xuất mang tính quyết định. Như cánh đồng ngô ở thôn Phú Cốc (xã Quang Minh), nông dân liên kết với doanh nghiệp ở tỉnh Hải Dương trồng ngô ngọt thay thế ngô thương phẩm ở vụ Đông, thu lãi 1,3 triệu đồng/sào, cao gấp đôi so với ngô thương phẩm trước đây.

Nói về các mô hình ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp, Phó Chủ tịch UBND huyện Hiệp Hòa - Ngô Tiến Dũng cho biết, trên địa bàn hiện có nhiều mô hình sản xuất ứng dụng công nghệ cao, cho hiệu quả kinh tế cao từ 2-3 lần so với sản xuất thông thường. Điển hình như mô hình Hợp tác xã nông nghiệp Đồng Tâm 3 (xã Thường Thắng) cho lợi nhuận 1,2 tỷ đồng/ha/năm; mô hình chăn nuôi gà sinh sản quy mô 30 nghìn con, mỗi ngày cung ứng ra thị trường hơn 5 nghìn gà giống, doanh thu 15 tỷ đồng/năm…

“Năm 2018, huyện Hiệp Hòa tiếp tục đăng ký thực hiện 3 mô hình nhà lưới, nhà màng ứng dụng công nghệ cao ở các xã Lương Phong, Đông Lỗ, Thường Thắng, với tổng quy mô hơn 7.000 m2 sản xuất dưa, rau ăn lá, hoa lan. Các mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao được kỳ vọng sẽ kích cầu cho kinh tế địa phương phát triển, hoàn thành các tiêu chí xây dựng Nông thôn mới”, Phó Chủ tịch UBND huyện Hiệp Hòa - Ngô Tiến Dũng khẳng định.[31]

Tại xã Đông Lỗ, từ năm 2014 đến nay đã dồn điền đổi thửa được gần 200 ha đất nông nghiệp, tạo thuận lợi trong tổ chức sản xuất, xây dựng các cánh đồng mẫu chuyên canh rau màu. Từ lâu, việc đồng áng của bà con không còn thực hiện thủ công như trước mà đã được cơ giới hóa, mang lại giá trị kinh tế cao. Hoạt động liên kết trong sản xuất nông nghiệp được chú trọng.

Đơn cử như hợp tác xã nông nghiệp Hưng Thịnh ở thôn Khoát đã thực hiện mô hình liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm dưa chuột xuất khẩu, quy mô 18-20 ha. Hay cánh đồng sản xuất rau gia vị an toàn với diện tích hơn 50 ha tại các thôn Hưng Đạo, Đông Lỗ. Từ thay đổi cách thức sản xuất, hiệu quả kinh tế năm sau luôn cao hơn năm trước, tỷ lệ hộ nghèo của xã năm 2018 còn 5,7%, thu nhập bình quân đạt 37 triệu đồng/người/năm.[33]

Năm 2011, Xuân Cẩm bắt tay vào xây dựng nông thôn mới, đến năm 2016 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới. Thời điểm mới thực hiện Xuân Cẩm mới đạt 10 tiêu chí, tỷ lệ hộ nghèo cao, cơ sở hạ tầng yếu kém, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên sau 5 năm thực hiện, với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, đời sống kinh tế - xã hội trên địa bàn xã đã có nhiều chuyển biến rõ rệt, cơ sở hạ tầng được đầu tư đồng bộ theo quy hoạch, môi trường sinh thái được cải thiện, an ninh trật tự đảm bảo... Trong 5 năm, xã đã đầu tư và huy động được gần 500 hộ tham gia hiến đất được 10.600m đất ruộng, 5.630m đất ở và đất vườn. Đóng góp được trên 20 tỷ đồng vốn đối ứng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công cuộc xóa đói giảm nghèo ở huyện hiệp hòa, tỉnh bắc giang giai đoạn 2001 2017 (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)