3.5.3.1. Hoàn thiện chính sách pháp luật
Hoàn thiện hệ thống pháp luật nói chung và hệ thống pháp luật đất đai nói riêng là đòi hỏi bắt buộc của Nhà nước pháp quyền, đồng thời để đảm bảo hiệu quả của dự án nhất thiết phải đẩy nhanh tiến độ công tác bồi thường, hỗ trợ khi triển khai thực hiện công tác giải phóng mặt bằng, quan trọng nhất là hoàn thiện lại khung giá đất phù hợp để không có sự chênh lệch khá lớn giữa giá đất nhà nước và giá đất thị trường và cần ban hành khung giá các loại đất phù hợp với từng vị trí tuỳ vào thời điểm nhất định. Đơn giá bồi thường tài sản, công trình vật kiến trúc, cây cối và hoa màu trên đất thu hồi phải hợp lý, phù hợp với đơn giá thi công thực tế và với khả năng sinh lời mà chúng mang lại. Các chính sách hỗ trợ phải xem xét đến tình hình thực tế cuộc sống của người dân trước và sau khi thu hồi.
3.5.3.2. Tăng cường vai trò cộng đồng trong công tác giải phóng mặt bằng
- Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật của Nhà nước, đặc biệt là các chính sách về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất, tránh gây phiền nhiễu cho dân tạo điề kiện thuận lợi cho nhân dân
- Tiếp thu, xem xét ý kiến đóng góp của người dân đối với phương án bồi thường, hỗ trợ GPMB, phương án bố trí tái định cư, từ đó mới tạo được lòng tin của nhân dân. Điều đó sẽ giúp cho công tác bồi thường, hỗ trợ GPMB và tái định cư được diễn ra nhanh chóng, thuận lợi.
3.5.3.3. Nâng cao năng lực cán bộ và hiệu quả làm việc của Ban Bồi thường giải phóng mặt bằng
- Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức quản lý Nhà nước về đất đai và các chế độ chính sách liên quan đến giải phóng mặt bằng cho đội ngũ cán bộ chuyên trách làm công tác giải phóng mặt bằng từ Trung ương đến cơ sở.
- Công tác đo vẽ, thành lập bản đồ hiện trạng, bản đồ trích đo địa chính của cơ quan chuyên môn cần phải có độ chính xác cao, tránh sai sót giúp cho việc kê khai
kiếm đếm, thu hồi đất và bồi thường thiệt hại nhanh chóng, thuận lợi và chính xác. - Nâng cao vai trò, trách nhiệm của Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, Tổ công tác giúp việc Hội đồng, đặc biệt là về nghiệp vụ chuyên môn, không làm việc theo cảm tính, không đùn đẩy trách nhiệm.
3.5.3.4. Tăng cường sự phối hợp từ Trung ương đến cơ sở và giữa các cơ quan với nhau
- Chính quyền địa phương phối hợp với các cơ quan chuyên môn trong việc xác định rõ một số hạng mục công trình có kết cấu phức tạp, một số loại đất có nguồn gốc chưa rõ ràng của các gia đình nằm trong diện giải phóng mặt bằng của dự án để có giải pháp giải quyết nhanh, chính xác để người dân không thắc mắc, khiếu kiện.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận
1- Dự án Xây dựng tuyến đường cao tốc Vân Đồn-Móng Cái đoạn đi qua địa phận huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh có tổng diện tích sử dụng là 110,9 ha; tổng mức đầu tư của dự án là: 2.682.000 triệu đồng; trong đó chi phí GPMB = 298,899,658,000 đồng.
2- Kết quả điều tra cho thấy: 15 % người dân và 20 % cán bộ nhận xét mức giá bồi thường đất thấp; 28,3 % người dân và 27 % cán bộ nhận xét mức giá bồi thường tài sản gắn liền đất thấp; 25 % người dân và 33,30 % cán bộ nhận xét chính sách hỗ trợ thấp
3- Cuộc sống người dân sau thu hồi đất:
- Cơ cấu sử dụng tiền bồi thường, hỗ trợ của người dân là: 36,60 % dùng vào xây dựng nhà, mua sắm tài sản; 28,30 % dùng gửi tiết kiệm; 21,60 % dùng kinh doanh; 8,3 % dùng học nghề; 5,00 % dùng vào mục đích khác.
- Cảm nhận về cuộc sống: 56,70 % người dân cho rằng cuộc sống bình thường; 29,90 % cuộc sống khó khăn hơn; 13,40 % cuộc sống tốt hơn;
- Cơ sở hạ tầng: 100,00 % người dân và cán bộ đều nhận xét cơ sở hạ tầng tốt hơn - Môi trường sống: 98,40 % người dân và 60,00 % cán bộ nhận xét môi trường sống kém đi.
- Qua việc đánh giá thực trạng công tác bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng của dự án đề tài đã chỉ ra những thuận lợi trong quá trình triển khai thực hiện dự án. Qua số liệu điều tra các cán bộ trực tiếp thực hiện công trình ta thấy yếu tố nguồn vốn là yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến công tác bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng tái định cư của dự án.
2. Kiến nghị
Đề tài đã chỉ ra thực trạng và kết quả thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng của dự án, đồng thời cũng đã chỉ ra những thuận lợi, khó khăn và nguyên nhân tồn tại trong quá trình thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng của dự án tại địa phương. Từ kết quả nghiên cứu trên của đề tài đã đề xuất một số giải pháp nhằm khắc phục những khó khăn, hạn chế còn tồn tại trong
công tác bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng trên địa bàn huyện Đầm Hà nói riêng và tỉnh Quảng Ninh nói chung, cụ thể như sau:
- UBND tỉnh cần quy định cụ thể giá các loại đất để tính bồi thường cho phù hợp với từng vị trí. Đơn giá bồi thường tài sản, cây cối và hoa màu phải hợp lý, sát với giá thực tế. Các chính sách hỗ trợ phải xem xét đến tình hình thực tế cuộc sống của người dân.
- Cần phải có sự lãnh đạo, chỉ đạo và điều hành tập trung, thống nhất, đồng bộ giữa các cấp, ngành liên quan. UBND tỉnh, các cơ quan liên quan cần quan tâm và có cơ chế tốt hơn cho công tác tổ chức thực hiện GPMB như điều chỉnh chế độ hưởng % của các dự án.
- Cần công khai, minh bạch các công đoạn trong giải phóng mặt bằng.
- Nâng cao mức hỗ trợ đào tạo chuyển đổi nghề nghiệp, tìm kiếm việc làm cho người nông dân bị thu hồi đất nông nghiệp.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Thị Tuyết Anh với đề tài: “Nghiên cứu phương pháp định giá đất đền bù giải phóng mặt bằng cho các dự án nhà ở đô thị Việt Nam”.
2. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2014), Thông tư số 30/2014/TT-BTNMT ngày 02/6/2014 Quy định về hồ sơ giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi đất;
3. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2014), Thông tư số 37/2014/TT-BTNMT ngày 30/6/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định chi tiết về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất;
4. Chính phủ (2014), Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định về việc hướng dẫn thi hành Luật Đất đai 2013.
5. Chính phủ (2014), Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.
6. Nguyễn Quốc Cường với đề tài: “Thực hiện chính sách bồi thường hỗ trợ tái định cư trên địa bàn huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội”
7. Trần Hồng Hạnh (2015), Lợi ích kinh tế của người nông dân khi thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội ở huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội.
8. Phan Thị Thanh Huyền và cộng sự (2018), Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến công tác giải phóng mặt bằng trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh 9. Tô Xuân Hoàn (2018) Đánh giá công tác giải phóng mặt bằng và ảnh hưởng đến
đời sống việc làm của người dân tại một số dự án trên địa bàn huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh.
10. Hồ Kiệt (2013), Ảnh hưởng của công tác giải phóng mặt bằng đến sinh kế của người dân bị thu hồi đất tại khu kinh tế Nhơn Hội, tỉnh Bình Định.
11. Đỗ Thị Lan và cs (2007), Giáo trình Kinh tế đất, Nxb nông nghiệp Hà Nội.
12. Trần Đức Phương (2015) với luận án“Tái định cư ở thành phố Hà Nội: Nghiên cứu sự tác động đến đời sống kinh tế - xã hội của người dân”.
14. Nguyễn Khắc Thái Sơn (2007), Giáo trình Quản lý nhà nước về đất đai, Nxb nông nghiệp Hà Nội.
15. Trung tâm thông tin và dự báo kinh tế - xã hội quốc gia (2016), Chính sách đền bù khi thu hồi đất của một số nước trong khu vực và Việt Nam.
16. Trung tâm khí tượng thủy văn Tỉnh Quảng Ninh (2017), Báo cáo tình hình khí hậu của tỉnh Quảng Ninh.
17. Phan Tuấn Triều (2009), Giáo trình Tài Nguyên đất và Môi trường, Nxb nông nghiệp Hà Nội.
18. Lê Thanh Trà (2016), Bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cho người dân bị thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa.
19. Tác giả Nguyễn Hải Lân, (2014) nghiên cứu,đề xuất một số giải pháp cho công tác giải phóng mặt bằng tại thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh
20. Tác giả Phan Ngọc Quang ,(2015) Hoạt động giải phóng mặt bằng trên địa bàn huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An .
21. UBND tỉnh Quảng Ninh (2014), Quyết định số 1766/2014/QĐ-UBND ngày 13/8/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh “Về việc ban hành quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất theo Luật đất đai 2013 trên đia bàn tỉnh Quảng Ninh”;
22. UBND tỉnh Quảng Ninh (2014), Quyết định số 3238/QĐ- UBND ngày 26/12/2014 của UBND tỉnh Quảng Ninh về việc qui định giá các loại đất trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh thực hiện từ ngày 01/01/2015 đến 31/12/2019”;
23. UBND tỉnh Quảng Ninh (2017), Quyết định số 3000/2017/QĐ-UBND của UBND tỉnh Quảng Ninh về việc ban hành Quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh .
24. UBND tỉnh Quảng Ninh (2017), Quyết định số 1054/QĐ-UBND ngày 07/04/2017 về việc phê duyệt đề xuất dự án đường cao tốc Vân Đồn - Móng Cái theo hình thức đối tác công tư PPP, loại hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT) ;
25. UBND tỉnh Quảng Ninh (2017), Quyết định số 2385/QĐ-UBND ngày 22 /6/2017 của UBND tỉnh Quảng Ninh về việc phê duyệt Sơ đồ vị trí hướng tuyến và Quy hoạch mặt bằng tuyến tỷ lệ 1/5000 Dự án : Đường cao tốc Vân Đồn - Móng Cái ;
26. UBND tỉnh Quảng Ninh (2017), Quyết định số 2695/QĐ-UBND ngày 12/7/2017 của UBND tỉnh Quảng Ninh về việc chấp thuận triển khai thực hiện dự án đường cao tốc Vân Đồn - Móng Cái trong năm 2017.
27. Văn phòng Chính phủ (2016), Văn bản số 10837/VPCP-KTN ngày 14/12/2016 Dự án đường cao tốc Vân Đồn – Móng Cái đã được Văn phòng Chính phủ đồng ý UBND tỉnh Quảng Ninh tiếp tục là Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để huy động vốn và triển khai đầu tư đường cao tốc Vân Đồn – Móng Cái;
Tài liệu internet
28.UBND tỉnh Nghệ An (2015), Việc bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư các dự án công trình trọng điểm trên địa bàn tỉnh Nghệ An,
http://nghean.gov.vn, ngày 8/12/2015.
29.Quang Minh (2017), Thị xã Quảng Yên thu hút mạnh các dự án đầu tư, http://Baoquangninh.com.vn, ngày 20/2/2017.
30.Nguyên Ngọc (2016), Thực hiện bồi thường giải phóng mặt bằng 150 dự án,
http://BaoThaiNguyen.org.vn, ngày 16/1/2016.
31.Phương Thảo (2013), Kinh nghiệm thu hồi đất của một số quốc gia trên thế giới, http://noichinh.vn ngày 11/9/2013.