Thiết lập mô hình thí nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc trưng xác suất của phản ứng trong kết cấu thanh phẳng có vết nứt (Trang 60 - 62)

a) Mô hình kết cấu dầm đơn giản hai đầu khớp

Mô hình thí nghiệm là một dầm đơn giản (hình 4.8) gồm 01 thanh có tiết diện

hình chữ nhật: b=50mm, h=50mm; chiều dài nhịp: L=2000mm (tâm đến tâm). Các

thanh làm bằng thép CT3 có mô đun đàn hồi E=2.1×1011N/m2, khối lượng riêng

=7850kg/m3. Thanh được liên kết khớp ở hai đầu, được đặt lên hai chân khung được liên kết ngàm với sàn phòng thí nghiệm.

Chuyển đổi tín hiệu từ gia tốc kế và Loadcell vào máy tính.

b) Sơ đồ thí nghiệm

Trong thí nghiệm này, tác giả sử dụng phương pháp đầu đo dao động đặt cố định tại một vị trí cần đo và động cơ tạo dao động có gắn Loadcell để lấy kết quả lực tác dụng.

Sơ đồ thí nghiệm được thể hiện trên hình 4.8. Đầu đo gia tốc được đặt tại điểm số 1 và 2 trên dầm. Tại điểm 3 giữa dầm gắn mô tơ có Loadcell biểu thị lực kích thích.

L=2 m A hs=0,3L 1 L/2 2 3 B

Hình 4.8. Sơ đồ vị trí gắn Gia tốc kế và Loadcell

Hình 4.9. Sơ đồ bố trí thiết bị và thí nghiệm dầm

c) Tiến hành thí nghiệm

Thí nghiệm được thực hiện theo qui trình sau:

- Lắp đặt đầu đo dao động (Accelerometer) vào dầm tại vị trí 1 và 2. - Gắn mô tơ dao động và Loadcell tại vị trí 3.

Phản ứng

Lực động

Bộ chuyển đổi số liệu

Bộ điều khiển tần số lực kích thích Nguồn điện Gia tốc kế Loadcell hs= 0,3L L/2 L = 2m

- Xoay núm điều chỉnh tần số lực kích thích đến vị trí hiển thị là 10Hz, 13Hz và 14Hz. Sau đó trên Chương trình máy tính lập sẵn thể hiện kết quả đo lực và gia tốc sẽ hiển thị trên màn hình, lúc này có thể để đọc và lưu các số liệu đo.

- Xử lý số liệu đo và đưa ra kết quả: Gia tốc, vận tốc, chuyển vị tại vị trí 1,2.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc trưng xác suất của phản ứng trong kết cấu thanh phẳng có vết nứt (Trang 60 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)