Bảng 2.8: Vốn đăng ký kinh doanh của DN trên địa bàn tỉnh Gia Lai
giai đoạn 2011-2015 Đơn vị tính: Tỷ đồng, % STT Năm Vốn đăng ký kinh doanh Năm
2011 Năm2012 Năm2013 Năm2014
Năm 2015 So sánh 2015/2011 (+/-) Tỷ lệ nămBQ 1 DNNN 223 1.387 1.387 1.378 1.439 1.216 545,3 131,4 2 DNTN 2.067 2.159 2.219 2.346 2.403 336 16,3 3,8 3 Công ty TNHH 4.770 5.789 9.457 10.652 11.667 6.897 144,6 26,7 4 Công ty CP 9.622 10.815 11.649 13.615 14.222 4.600 47,8 10,4 5 DN khác 56 56 28 28 28 -28 -50,0 -12,5 Tổng số 16.738 20.206 24.740 28.019 29.759 13.021 77,8 15,7
Nguồn số liệu: Báo cáo tình hình phát triển DN giai đoạn 2011-2015 của tỉnh Gia Lai-Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Gia Lai
- DNVVN chiếm hơn 97% trong tổng số các DN của tỉnh Gia Lai hầu hết các DNVVN này đều ở quy mô nhỏ và siêu nhỏ. Tính đến hết tháng 12/2015 toàn tỉnh có trên 3.071 doanh nghiệp đăng ký thành lập, trong đó có hơn 3.000 doanh nghiệp đang hoạt động với nguồn vốn đăng ký kinh doanh là 29.759 tỷ đồng với tốc độ tăng trưởng bình quân 15,7%/năm. Tốc độ này cao hơn tốc độ tăng trưởng về số lượng DN cho thấy các DN có quy mô vốn đăng ký kinh doanh ngày càng cao hơn. Tuy nhiên với tổng vốn đăng ký chỉ 29.759, bình quân 9,5 tỷ đồng/DN cho thấy hầu hết các DN trên địa bàn tỉnh Gia Lai chỉ ở quy mô kinh doanh nhỏ và siêu nhỏ (dựa theo các tiêu chí phân loại DNVVN tại Bảng 1.1).
- Sản xuất kinh doanh chủ yếu tập trung vào ngành nghề nông, lâm sản bởi đặc thù Gia Lai là một trong 04 tỉnh Tây Nguyên được đánh giá là địa bàn chiến lược đặc biệt quan trọng về kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh của cả nước. Gia Lai cũng đồng thời là vùng trọng điểm phát triển nhiều cây công nghiệp chủ lực như:
cà phê, hồ tiêu, cao su… và là vùng sản xuất rau, hoa quả công nghệ cao phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Có tiềm năng lớn về phát triển nông, lâm nghiệp, thủy điện, thủy lợi, khai thác chế biến khoáng sản và phát triển năng lượng tái tạo. Từ đó cũng hình thành nên đặc trưng ở hầu hết các DNVVN của tỉnh nhà chủ yếu tập trung kinh doanh và phát triển mạnh ở các ngành kinh doanh nông lâm sản chuyên thu mua, sơ chế nông lâm sản (chiếm hơn 50%), còn lại là các DN hoạt động trong lĩnh vực thương mại, phân phối hàng tiêu dùng (khoảng 20%), xây dựng (15%), công nghiệp chế biến (10%), vận tải, dịch vụ (3%), các ngành nghề khác (dưới 2%)
- Về loại hình doanh nghiệp: Các DNVVN trên địa bàn tỉnh Gia Lai tập trung chủ yếu ở khu vực doanh nghiệp trong kinh tế tư nhân, phát triển mạnh nhất là loại hình công ty TNHH từ một thành viên cho đến hai thành viên trở lên với mức tăng trưởng bình quân 11.1% mỗi năm.
- Về năng lực sản xuất kinh doanh có nhiều hạn chế: DNVVN là động lực quan trọng trong phát triển kinh tế của tỉnh Gia Lai. Tuy nhiên các DN này cũng có nhiều hạn chế về trình độ, năng lực sản xuất kinh doanh, nhiều DN hình thành và đi lên từ hộ kinh doanh cá thể, quản lý theo kiểu “cha truyền con nối” chủ yếu dựa theo kinh nghiệm, làm ăn theo phi vụ, không có chiến lược kinh doanh dài hạn, phương án kinh doanh sơ sài. Bên cạnh đó các doanh nghiệp không có kiến thức về quản trị, tổ chức kinh doanh, không có kế hoạch ứng phó trước những biến động của nền kinh tế. Với đặc thù kinh doanh tập trung vào lĩnh vực nông sản, là lĩnh vực phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên, thiên tai dịch bệnh và phụ thuộc vào biến động của giá cả thị trường, do đó đa số các DN đều chịu ảnh hưởng nặng nhất khi các yếu tố này biến động. Giai đoạn 2009-2013 trên toàn tỉnh đã có hơn 1.000 DN phải giải thể, phá sản khi nền kinh tế gặp nhiều khó khăn.
Với quy mô đa số là nhỏ và siêu nhỏ, lĩnh vực kinh doanh nông lâm nghiệp sản phẩm làm ra chỉ dừng lại ở khâu thu mua, sơ chế và xuất bán. Do đó các DN có nhiều hạn chế trong việc đầu tư máy móc thiết bị và cơ sở sản xuất kinh doanh, đa số là các máy móc thô sơ công nghệ sản xuất lạc hậu. Bên cạnh đó với đặc trưng sản xuất kinh doanh nông lâm nghiệp, tài sản của DN đa số là các dự án trồng rừng,
trồng cây công nghiệp có giá trị thấp, khó quản lý, kiểm tra, tính thanh khoản thấp nên đây cũng là rào cản khi DN đem đi thế chấp ngân hàng
- Các kênh huy động vốn của DNVVN trên địa bàn tỉnh Gia Lai
Hình 2.3: Một số kênh dẫn vốn của doanh nghiệp vừa và nhỏ
Nguồn: Website của Hiệp hội doanh nghiệp vừa và nhỏ
Hiện nay, có 05 kênh dẫn vốn cho DNVVN. Cụ thể: (1) Nguồn vốn chủ sở hữu, (2) Vốn từ các tổ chức tín dụng, (3) Vốn chiếm dụng các đối tác kinh doanh, (4) Vốn từ các quỹ của Chính Phủ và (5) Vốn từ các tổ chức quốc tế. Tuy nhiên các DNVVN trên địa bàn tỉnh Gia Lai chỉ phổ biến hai kênh dẫn vốn chính là Vốn chủ sở hữu và vốn vay các TCTD.
Nguồn vốn từ chủ sở hữu và người thân: Đây là nguồn vốn đầu tiên của DN trong giai đoạn mới thành lập, do đa số các DN thành lập hoặc chuyển đổi từ mô hình kinh doanh hộ cá thể đã phát triển trong một thời gian dài. Tuy nhiên, kênh huy động vốn này thường hạn chế về quy mô và thời gian, không phải là kênh huy động lâu dài cho hoạt động sản xuất kinh doanh của DN.
Nguồn vốn vay từ các NHTM: Với lợi thế nguồn vốn ổn định và đáp ứng nhanh chóng cho nên nguồn vốn vay từ ngân hàng được các DN trên địa bàn sử dụng phổ biến. Tuy nhiên do có quy mô nhỏ, tiềm lực tài chính yếu, cấu trúc doanh nghiệp đơn giản, các doanh nghiệp chưa chú trọng tới công tác quản trị tài chính, báo cáo tài chính rõ ràng minh bạch và đặc biệt là không đáp ứng được về tài sản thế chấp nên các DNVVN trên địa bàn thường gặp trở ngại trong việc vay vốn mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh. Hiện nay hệ thống ngân hàng trên toàn tỉnh mới chỉ đáp ứng được phần vốn rất nhỏ so với nhu cầu vay của bộ phận doanh nghiệp này.