(Nguồn: áo cáo tổng kết năm của Agribank chi nhánh Lâm Đồng II)
Cùng với tốc độ tăng trƣởng của doanh số cho vay NNUDCNC & NNS thì doanh số thu nợ NNUDCNC & NNS của Chi nhánh cũng tăng đều hàng năm. Qua biểu đồ 2.5 ta thấy, năm 2017 doanh số thu nợ NNUDCNC & NNS đạt 76.762 triệu đồng tăng 63,32% so với 2016. Doanh số thu nợ NNUDCNC & NNS tiếp tục tăng lên vào năm 2018, tăng 60,24% so với năm 2017 tức là đạt 123.000 triệu đồng. Tốc độ tăng doanh số thu nợ NNUDCNC & NNS những năm gần đây tăng lên nhiều. Điều đó chứng tỏ Chi nhánh đã quản lý các khoản vay một cách chặt chẽ để đảm bảo chất lƣợng cho vay ngày một nâng cao.
- Quy mô dƣ nợ cho vay NNUDCNC & NNS
Đơn vị tính: Triệu đồng
Biểu đồ 2.6: Dư nợ cho vay NNUDCNC & NNS giai đoạn 2016-2018
(Nguồn: áo cáo tổng kết năm của Agribank chi nhánh Lâm Đồng II)
Dƣ nợ cho vay NNUDCNC & NNS tăng dần qua các năm. Năm 2016 dƣ nợ cho vay NNUDCNC & NNS là 31.262 triệu đồng. Năm 2017, dƣ nợ cho vay NNUDCNC & NNS tăng lên mức 75.000 triệu đồng, tỷ lệ tăng 140% và tiếp tục tăng lên 131.365 triệu đồng vào năm 2018. Số liệu này cho thấy Agribank Lâm Đồng II đã ƣu tiên, chú trọng đến hoạt động cho vay NNUDCNC & NNS.
- Tỷ lệ dƣ nợ cho vay NNUDCNC & NNS so với tổng dƣ nợ cho vay
Bảng 2.4. Tỷ lệ dư nợ cho vay NNUDCNC & NNS so với tổng dư nợ cho vay
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
Dƣ nợ tín dụng 8.372.000 10.814.000 13.180.000 Dƣ nợ cho vay NNUDCNC & NNS 31.262 75.000 131.365
Tỷ lệ dƣ nợ cho vay NNUDCNC &
NNS 0,37 0,69 1,00
Nhìn vào bảng 2.4, tỷ lệ dƣ nợ cho vay NNUDCNC & NNS so với tổng dƣ nợ cho vay tăng lên qua các năm. Tỷ lệ dƣ nợ cho vay NNUDCND & NNS giai đoạn 2016-2018 lần lƣợt là 0,37%, 0,69%, 1%. Chỉ tiêu này cho thấy mặc dù quy mô dƣ nợ tăng lên nhƣng tỷ trọng dƣ nợ cho vay NNUDCNC & NNS chƣa cao, chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong tổng dƣ nợ cho vay của Chi nhánh.
- Số lƣợng khách hàng vay vốn
Số lƣợng khách hàng vay vốn tại Chi nhánh chƣa nhiều. Hiện tại Chi nhánh mới cho vay NNUDCNC & NNS đến 3 khách hàng là Công ty TNHH TM DV Trƣờng Hoàng; Công ty TNHH TM & DV Trƣờng Hoàng Lâm Đồng và Công ty TNHH SX TM Nông sản Phong Thúy. Trong khi đó, nhu cầu vay vốn của khách hàng trên địa bàn tƣơng đối lớn. Do vậy, cơ hội phát triển quan hệ tín dụng đối với lƣợng khách hàng là tƣơng đối lớn. Agribank chi nhánh Lâm Đồng II cần có những chính sách mở rộng cho vay NNUDCNC & NNS nhƣng vẫn đảm bảo lựa chọn các khách hàng có dự án kinh doanh khả thi, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh tốt.
- Cơ cấu dƣ nợ cho vay NNUDCND & NNS + Cơ cấu cho vay theo kỳ hạn
Bảng 2.5: Cơ cấu dư nợ cho vay NNUDCNC & NNS theo kỳ hạn
Chỉ tiêu
Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Số tiền (trđ) Tỷ trọng (%) Số tiền (trđ) Tỷ trọng (%) Số tiền (trđ) Tỷ trọng (%) Dƣ nợ cho vay NNUDCNC & NNS 31.262 100,00 75.000 100,00 131.365 100,00 Nợ ngắn hạn 31.262 100,00 75.000 100,00 115.000 87,54 Nợ trung và dài hạn - - - - 16.365 12,46
(Nguồn: áo cáo tổng kết năm của Agribank chi nhánh Lâm Đồng II)
Về cơ cấu kỳ hạn cho vay: Do đặc trƣng riêng của nông nghiệp mang tính thời vụ, sản xuất nông, lâm, ngƣ, diêm nghiệp thƣờng ngắn ngày nên cho vay ngắn
hạn chiếm tỷ trọng lớn so với các loại hình cho vay khác.
Cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng trên 87% tổng dƣ nợ cho vay NNUDCNC & NNS, đặc biệt năm 2016 và năm 2017 các dự án vay vốn đều là vay ngắn hạn nên dƣ nợ cho vay NNUDCNC & NNS chiếm 100%, không cho vay dài hạn NNUDCNC & NNS. Nhìn vào mặt cơ cấu về thời hạn vay vốn của Agribank chi nhánh Lâm Đồng II cũng phản ánh về nền kinh tế ở nông thôn hiện nay, hầu hết nhu cầu vốn là ngắn hạn. Có thể thấy việc cho vay ngắn hạn sẽ chỉ tập trung vào các lĩnh vực chế biến, tiêu thụ hoặc sản xuất nông nghiệp có vòng quay vốn ngắn. Việc hỗ trợ vốn cho ngƣời vay trong giai đoạn này là tƣơng đối cần thiết và cho vay ngắn hạn sẽ giảm thiểu đƣợc nhiều rủi ro cho ngân hàng do dễ dàng tính toán đƣợc hiệu quả sử dụng vốn vay. Tuy nhiên, rủi ro càng cao lợi nhuận càng cao nên thƣờng các khoản cho vay trung, dài hạn có biên lợi nhuận cao hơn với khoản vay ngắn hạn. Khi nền kinh tế phục hồi, chi nhánh cần cơ cấu lại dƣ nợ cho vay NNUDCND & NNS theo định hƣớng tăng trƣởng cho vay trung, dài hạn để gia tăng lợi nhuận. Cơ cấu dƣ nợ cho vay ngắn hạn và cho vay trung, dài hạn nên duy trì tỷ lệ là 70/30.
+ Cơ cấu cho vay theo loại tiền
Bảng 2.6: Cơ cấu dư nợ cho vay NNUDCNC & NNS theo loại tiền
Chỉ tiêu
Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Số tiền (trđ) Tỷ trọng (%) Số tiền (trđ) Tỷ trọng (%) Số tiền (trđ) Tỷ trọng (%) Dƣ nợ cho vay NNUDCNC&NNS 31.262 100,00 75.000 100,00 131.365 100,00 Nội tệ 31.262 100,00 75.000 100,00 131.365 100,00 Ngoại tệ - - - - - -
(Nguồn: áo cáo tổng kết năm của Agribank chi nhánh Lâm Đồng II)
Qua các năm ta thấy, dƣ nợ cho vay NNUDCNC & NNS bằng nội tệ chiếm tỷ trọng lớn. Tất cả các khoản cho vay NNUDCNC & NNS đều là nội tệ mà không có ngoại tệ. Khi cấp tín dụng bằng ngoại tệ, ngoài gặp rủi ro về tín dụng, ngân hàng cũng có thể gặp rủi ro về tỷ giá hối đoái. Mặt khác, việc cho vay bằng ngoại tệ đƣợc
kiểm soát chặt chẽ và tuân thủ theo quy định của ngân hàng nhà nƣớc. + Cơ cấu cho vay theo loại tiền
Bảng 2.7: Cơ cấu dư nợ cho vay NNUDCNC & NNS theo tài sản đảm bảo
Chỉ tiêu
Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Số tiền (trđ) Tỷ trọng (%) Số tiền (trđ) Tỷ trọng (%) Số tiền (trđ) Tỷ trọng (%) Dƣ nợ cho vay NNUDCNC & NNS 31.262 100,00 75.000 100,00 131.365 100 Dƣ nợ có TSĐB 31.262 100,00 75.000 100,00 131.365 100 Dƣ nợ không có TSĐB - - - - - -
(Nguồn: áo cáo tổng kết năm của Agribank chi nhánh Lâm Đồng II)
TSĐB là điều kiện gần nhƣ bắt buộc đối với các khách hàng khi muốn quan hệ tín dụng với ngân hàng. Hiện nay, ngân hàng đã nới lỏng điều kiện này đối với các khách hàng trong trƣờng hợp các khách hàng này sản xuất kinh doanh có hiệu quả và có quan hệ tín dụng tốt, lâu dài với ngân hàng.
Căn cứ vào bảng trên cho ta thấy tỷ lệ phần trăm dƣ nợ cho vay NNUDCNC & NNS có đảm bảo bằng tài sản giai đoạn 2016-2018 là 100%. Tất cả các khoản vay NNUDCNC & NNS đều có TSĐB. Giá trị khoản vay bằng tối đa 75% giá trị tài sản bảo đảm. Điều đó phản ánh phản ánh xu hƣớng của Agribank chi nhánh Lâm Đồng II là ngày càng coi trọng tính an toàn của các khoản vay vốn, hạn chế thấp các loại nợ xấu phát sinh của khách hàng không xử lý đƣợc.
Tuy vậy, trong một số trƣờng hợp ngân hàng nên dựa vào năng lực tài chính thực tế và phƣơng án sản xuất kinh doanh hiệu quả của các khách hàng vay vốn để đảm bảo doanh số cho vay phù hợp, tránh việc lệ thuộc quá nhiều vào TSĐB mà bỏ qua các khách hàng có phƣơng án kinh doanh khả thi, đủ khả năng trả nợ cho ngân hàng.
- Nợ xấu và nợ quá hạn
vay. Các khoản cho vay có chất lƣợng khi vốn vay đƣợc khách hàng sử dụng hiệu quả, đúng mục đích, tạo ra số tiền lớn hơn, thông qua đó ngân hàng thu hồi đƣợc gốc và lãi, còn ngƣời đi vay trả đƣợc nợ, bù đắp chi phí và thu đƣợc lợi nhuận. Điều này có nghĩa là ngân hàng vừa tạo ra hiệu quả kinh tế lại tạo đƣợc hiệu quả xã hội.
Giai đoạn 2016-2018, chi nhánh không phát sinh nợ xấu và nợ quá hạn đối với cho vay nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch. Điều đó phản ánh công tác thu hồi nợ tại chi nhánh tốt. Các khoản vay NNUDCNC & NNS có chất lƣợng tốt là do tại đơn vị công tác cảnh báo nợ sớm đƣợc hỗ trợ hàng tháng nhằm phòng ngừa và đánh giá đƣợc rủi ro tiềm tàng tránh thất thoát nguồn vốn của ngân hàng.
2.4. Đánh giá thực trạng mở rộng cho vay nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và nông nghiệp sạch nghệ cao và nông nghiệp sạch
2.4.1. Những kết quả đạt được
Một là, dƣ nợ cho vay NNUDCNC&NNS của chi nhánh tăng qua các năm. Chi nhánh đã đáp ứng tốt đƣợc nhu cầu vay vốn của khách hàng nhằm phát triển nền NNUDCNC&NNS. Chi nhánh cũng thƣờng xuyên theo dõi, nắm bắt lãi suất trên thị trƣờng để linh hoạt trong điều hành lãi suất đối với từng phân khúc khách hàng. Đa dạng hoá các hình thức huy động vốn, tập trung huy động nguồn vốn trong dân cƣ vì đây là nguồn vốn ổn định để phục vụ hoạt động cho vay. Chi nhánh có sử dụng vốn điều chuyển nội bộ để cho vay tuy nhiên là chi nhánh cấp 1 trực thuộc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam nên việc sử dụng vốn điều chuyển nội bộ này tƣơng đối thuận tiện với chi nhánh.
Hai là, tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn đối với cho vay NNUDCCN&NNS của chi nhánh thấp, luôn đƣợc kiểm soát chặt chẽ và là mục tiêu hàng đầu để đảm bảo chất lƣợng hoạt động cho vay. Chi nhánh đã từng bƣớc xây dựng cụ thể kế hoạch giảm nợ xấu, nợ quá hạn đến từng khách hàng, từng ngành nghề lĩnh vực cho vay, khoán đến từng cán bộ tín dụng gắn với việc chi lƣơng kinh doanh. Hằng tháng, Giám đốc chi nhánh đều yêu cầu Phòng Kế hoạch - Kinh doanh và Phòng giao dịch trực thuộc phân tích những khách hàng tiềm ẩn rủi ro; qua đó giúp chi nhánh chủ động hơn
trong việc kiểm soát chất lƣợng hoạt động cho vay NNUDCNC &NNS.
Ba là, tỷ lệ cho vay NNUDCNC&NNS có TSBĐ đối với khách hàng vay vốn tại chi nhánh là 100%, giúp chi nhánh giảm thiểu rủi ro đặc biệt trong thời kỳ kinh tế khó khăn nhƣ hiện nay;
ốn là, quy định, quy trình và hƣớng dẫn của chi nhánh tƣơng đối đầy đủ. Bên cạnh đó Chi nhánh luôn coi trọng công tác giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho cán bộ, chấp hành quy trình nghiệp vụ, kết hợp với vai trò của công tác hậu kiểm, kiểm tra kiểm soát nội bộ nhằm phát hiện và ngăn chặn kịp thời những biểu hiện tiêu cực.
2.4.2. Một số hạn chế và nguyên nhân
Cho vay NNUDCNC&NNS tại Agribank chi nhánh Lâm Đồng II đã đạt đƣợc một số kết quả đáng kể, ngân hàng phát triển thêm thi trƣờng, tạo nguồn thu; khách hàng đƣợc tiếp cần vốn vay với chi phí thấp để sản xuất, phát triển sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ, chế biến sản phẩm, tạo công ăn việc làm, nâng cao đời sống của ngƣời dân. Bên cạnh những kết quả đạt đƣợc, cho vay NNUDCNC&NNS còn có một số hạn chế cần khắc phục nhƣ sau:
Thứ nhất, mặc dù dƣ nợ cho vay NNUDCNC&NNS tăng trƣởng nhƣng tốc độ tăng trƣởng thấp, chƣa tƣơng xứng với tiềm năng, thế mạnh của một NHTM quốc doanh trên địa bàn, việc khai thác mở rộng khách hàng mới để cho vay rất hạn chế làm giảm khả năng cạnh tranh và tình hình tài chính của chi nhánh;
Thứ hai, cơ cấu cho vay NNUDCNC&NNS theo kỳ hạn chƣa thật sự hợp lý. Dƣ nợ cho vay ngắn hạn chiếm khoảng 75% - 90% tổng dƣ nợ cho vay NNUDCNC&NNS. Mặc dù cho vay ngắn hạn có thể giảm thiểu rủi ro nhƣng cho vay trung, dài hạn sẽ giúp chi nhánh gia tăng lợi nhuận.
Thứ ba, số lƣợng cho vay còn hạn chế so với quy mô chi nhánh và chiếm tỷ lệ nhỏ trong gói 50.000 tỷ đồng cho vay nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch của Agribank.
Những mặt còn hạn chế trong quá trình cho vay nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và nông nghiệp sạch tại Agribank chi nhánh Lâm Đồng II do các nguyên
nhân sau:
Nguyên nhân chủ quan:
- Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam còn thiếu các định hƣớng và dự báo từ phía Hội sở chính. Công tác dự báo và định hƣớng cho vay NNUDCNC&NNS cho các chi nhánh trong từng thời kỳ còn chƣa đƣợc Agribank chú trọng, điều này dẫn đến cho vay NNUDCNC&NNS chỉ tập trung vào một số đối tƣợng, lĩnh vực nhất định, không phân tán đƣợc rủi ro, do đó tiềm ẩn nguy cơ rủi ro cao có thể gây ảnh hƣởng đến hiệu quả kinh doanh của Agribank chi nhánh Lâm Đồng II.
- Cán bộ tín dụng còn thiếu kiến thức thực tiễn về lĩnh vực NNUDCNC&NNS. Hầu hết cán bộ ngân hàng đều đƣợc trang bị kiến thức về tài chính ngân hàng, thông lệ quốc tế, quy trình quy định đối với các tổ chức tín dụng… Tuy nhiên kiến thức về nông nghiệp nhƣ kiến thức về mùa vụ, về chế biến, tiêu thụ sản phẩm… rất khác xa so với kiến thức về tài chính ngân hàng. Một số cán bộ Agribank chi nhánh Lâm Đồng II chƣa có kỹ năng chuyên môn tốt liên quan đến tài chính NNUDCNC&NNS, thiếu chuyên môn liên quan đến khả năng quản lý chiến lƣợc và kỹ năng phát triển kinh doanh trong NNUDCNC&NNS. Điều này dẫn đến năng lực quản trị rủi ro thấp, quản lý thông tin về khách hàng chƣa đƣợc chuẩn hóa. Một bộ phận cán bộ tín dụng của Agribank chi nhánh Lâm Đồng II thiếu kiến thức về sản xuất nông nghiệp, không am hiểu đầy đủ các định mức kinh tế kỹ thuật cũng nhƣ các cơ chế chính sách liên quan đến khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngƣ dẫn đến các kế hoạch tín dụng không phù hợp, đề xuất phê duyệt khoản vay (số tiền cho vay, thời hạn, lãi suất cho vay…) chƣa khách quan, thiếu chính xác.
- Nguồn vốn cho vay NNUDCNC&NNS còn hạn chế. Để có thể chủ động trong việc đáp ứng nhu cầu vay vốn cho phát triển NNUDCNC&NNS, Agribank chi nhánh Lâm Đồng II đã cố gắng thu xếp nguồn vốn riêng dành cho các chƣơng trình vay vốn ƣu đãi trong lĩnh vực này. Tuy nhiên việc thu xếp vốn dựa chủ yếu vào việc điều hoà vốn tổng thể từ hội sở chính, công tác huy động vốn tại Agribank chi nhánh Lâm Đồng II còn chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu. Nguồn vốn huy động từ
các cá nhân, doanh nghiệp tại địa bàn tuy có giá trị không cao nhƣng mang tính chất ổn định, giá rẻ, từ đó có thể tạo cơ sở cho các chính sách cho vay ƣu đãi, lâu dài hơn cho các khách hàng.
- Lãi suất cho vay NNUDCNC&NNS thấp hơn từ 0,5% - 1,5%/năm so với lãi suất cho vay thông thƣờng. Agribank sẽ giảm cho khách hàng lãi suất 0,5%/năm trên một khâu tƣơng ứng các khâu: cung ứng vật tƣ đầu vào, sản xuất, tiêu thụ, mức giảm tối đa là 1,5%/năm. Phần lãi suất chênh lệch sẽ đƣợc Agribank cấp bù cho chi nhánh, tuy nhiên việc thẩm định và các thủ tục cho vay NNUDCNC&NNS tƣơng đối phức tạp và đòi hỏi nhiều chứng từ chứng minh, trong khi đó chênh lệch lãi suất đầu vào và lãi suất đầu ra không có sự chênh lệch nhiều so với cho vay thông thƣờng, không tăng lợi nhuận nhiều cho chi nhánh, không tạo đòn bẩy để khuyến khích các chi nhánh đẩy mạnh đầu tƣ cho vay lĩnh vực này.
- Quy trình cho vay còn rƣờm rà, cần đƣợc cải tiến, rút ngắn thời gian. Quy trình cho vay hiện tại của Agribank chi nhánh Lâm Đồng II đối với cho vay NNUDCNC&NNS vẫn chƣa tách biệt đƣợc các khâu kinh doanh, quản lý rủi ro và hỗ trợ tác nghiệp đƣợc rõ ràng. Các cán bộ tín dụng còn kiêm nhiệm nhiều khâu nên chƣa có sự chuyên nghiệp, việc xử lý một khoản vay mất nhiều thời gian. Cơ cấu các phòng ban liên quan đến các khâu trong cho vay tại Agribank chi nhánh Lâm