Đặc điểm chung về tuổi, BMI của người cho thận

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm HLA và kháng thể kháng HLA trên bệnh nhân ghép thận tại bệnh viện trung ương thái nguyên (Trang 46 - 48)

Bảng 3.1. Đặc điểm chung về tuổi, BMI của người cho thận và người nhận thận và người nhận thận

Đặc điểm chung Người cho thận Người nhận thận

Tuổi trung bình 51,6 ± 10,7 32,4 ± 5,7

Tuổi lớn nhất 64 51

Tuổi nhỏ nhất 25 21

BMI trung bình 17,7 ± 2,5 16 ± 3

- Tuổi trung bình người hiến thận 51,6±10,7 tuổi, BMI trung bình 17,7±3.

- Tuổi trung bình người nhận thận 32,4±5,7 tuổi và có kết quả BMI trung bình 16,3±3.

Bảng 3.2. Đặc điểm chung về giới của người cho thận và người nhận thận

Đặc điểm chung Người cho thận Người nhận thận

Giới Nam 18 (72%) 15 (60%

Nữ 7 (18%) 10 (40)

Tổng 25 (100%)

- Tỷ lệ người cho thận là nam cao hơn nữ (18/25 so với 7/25)

- Tỷ lệ bệnh nhân suy thận cần ghép thận là nam cao hơn nữ (15/25 so với 10/25)

Hình 3.2. Phân bố độ tuổi lúc ghép thận

- Trong nhóm ghép thận không có bệnh nhân dưới 21 tuổi. Ở độ tuổi từ 21- 30 tỷ lệ nữ suy thận phải ghép thận nhiều hơn nam giới (5/8 bệnh nhân – 62,5%), ghép thận ở độ tuổi trên 30 chủ yếu là nam giới (11/17 bệnh nhân- 64,7%). Phần lớn bệnh nhân suy thận ở cả nam và nữ có độ tuổi trên 30 tuổi (chiếm 72%).

Nghiên cứu 25 cặp ghép thận tại bệnh viện Trung ương Thái Nguyên từ năm 2016 đến năm 2020 cho thấy: Tỷ lệ người cho thận là nam cao hơn nữ (18/25 so với 7/25), tuổi trung bình 51,6±10,7 và có kết quả BMI trung bình 17,7±3. Tỷ lệ người nhận thận là nam cao hơn nữ (15/25 so với 10/25), tuổi trung bình 51,6±10,7 và có kết quả BMI trung bình là 16,3±3 (bảng 3.1, 3.2). Kết quả của chúng tôi tương tự một số nghiên cứu của các tác giả khác như Bùi Văn Mạnh (nam giới chiếm 81,4%) [5], Nguyễn Thị Hoa (nam giới chiếm 80,5%) [3], Trần Ngọc Sinh nam chiếm 122/176 (69,31%). Điều này được lí giải là do một số bệnh thận có tỷ lệ mắc ở nam cao hơn nữ và sự tiến triển của bệnh ở nam cũng nhanh hơn nữ. Trong nhóm ghép thận không có bệnh nhân dưới 21 tuổi. Ở độ tuổi từ 21 - 30 tỷ lệ nữ suy thận mạn phải ghép thận nhiều hơn nam giới (5/8 bệnh nhân - 62,5%), ghép thận ở độ tuổi trên 30

chủ yếu là nam giới (11/17 bệnh nhân - 64,7%)). Phần lớn bệnh nhân suy thận ở cả nam và nữ có độ tuổi trên 30 tuổi (chiếm 72%).

Bệnh nhân được ghép thận có tuổi trung bình trong độ tuổi lao động, một phần do nguyên nhân gây suy thận mạn tính là viêm cầu thận mạn tính ở lứa tuổi trẻ. Tuổi tại thời điểm ghép thận càng cao càng làm gia tăng nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch, bệnh ác tính…liên quan tới suy giảm miễn dịch quá mức. Tuổi tại thời điểm ghép của nghiên cứu này tương đương với nghiên cứu của Lê Nguyên Vũ (2014) tuổi trung bình là 38,4±12,06 tuổi. Nghiên cứu của Lê Nguyên Vũ được thực hiện ở 26 bệnh nhân nam (68,42%) và 12 bệnh nhân nữ (31,58%) [11]. Theo nghiên cứu của Hà Phan Hải An (2012) tuổi trung bình của bệnh nhân ghép thận là 50,3±7,9 [1]. Theo Bùi Văn Mạnh (2009): tỷ lệ nam nữ tương đương nhau, trong đó nam chiếm khoảng hai phần ba và tuổi trung bình của ghép thận là 36,7±7,5 (tuổi) [5].

Chúng tôi thấy rằng tuổi thận cho cũng ảnh hưởng rất lớn đến kết quả của thận ghép, tuổi thận cho càng cao thì mức lọc cầu thận cũng như hoạt động bù trừ của thận càng giảm do số đơn vị thận hoạt động ở người lớn tuổi giảm, đây có thể là nguyên nhân gây bệnh thận ghép mạn tính.

3.2. Đặc điểm HLA và sự hòa hợp HLA trên các cặp ghép thận

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm HLA và kháng thể kháng HLA trên bệnh nhân ghép thận tại bệnh viện trung ương thái nguyên (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)