Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năngtrả nợ của KHCN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín (sacombank) chi nhánh tiền giang (Trang 27 - 34)

Cho vay KHCN là một trong các hoạt động cho vay của NHTM, cho vay KHCN cũng chịu sự tác động của nhiều yếu tố. Nghiên cứu các yếu tố này để tìm ra giải pháp nhằm phát huy những mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của NHTM.

Yếu tố từ phía ngân hàng

Đây là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động tín dụng cá nhân, liên quan đến sự phát triển của ngân hàng:

- Công tác thẩm định tín dụng: nhận xét về tính khả thi, khả năng trả nợ và những rủi ro có thể xảy ra khi quyết định cho vay. Công tác thẩm định ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động tín dụng của các ngân hàng, nếu thẩm định nghiêm túc, cẩn trọng thì sẽ đưa ra quyết định chính xác, hạn chế được rủi ro khi cho vay.

- Chính sách tín dụng: là một trong những chính sách trong chiến lược kinh doanh của ngân hàng và cũng là yếu tố đầu tiên có liên quan đến hoạt động vay vốn của khách hàng vay vốn.Chính sách tín dụng được hiểu là tổng thể các quy định của ngân hàng nhằm đảm bảo cho hoạt động tín dụng đi đúng quỹ đạo, liên quan đến việc mở rộng hay thu hẹp tín dụng. Chính sách tín dụng bao gồm: hạn mức tín dụng, kỳ hạn của các khoản vay, lãi suất cho vay và mức lệ phí, các loại cho vay được thực hiện. Các điều khoản của chính sách tín dụng được xây dựng dựa trên nhiều yếu tố khác nhau như các điều kiện kinh tế, chính sách tiền tệ và tài chính của NHNN, khả năng về vốn của ngân hàng và nhu cầu tín dụng của khách hàng (Nguyễn Văn Tiến, 2014).Trong nhiều trường hợp, bất cứ một động thái nào của phía ngân hàng cũng có thể ảnh hưởng tới các khoản vay của KHCN. Chẳng hạn, khi ngân hàng nâng mức lãi suất cho vay lên quá cao, khách hàng sẽ gặp khó khăn trong việc trả nợ và dễ dẫn tới việc chậm trễ hoặc không trả nợ (Denzin & Lincoln, 2005).

- Công tác tổ chức của ngân hàng: Nếu một ngân hàng có cơ cấu tổ chức hợp lý, phân công nhiệm vụ rõ ràng thì sẽ tạo ra sự thông suốt trong toàn hệ thống, điều đó tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng cá nhân nói riêng sẽ được phát triển.

- Đội ngũ cán bộ tín dụng: là yếu tố quyết định sự thành bại trong hoạt động tín dụng. Bằng kiến thức, chuyên môn của mình cán bộ tín dụng có thể làm tăng thêm giá trị dịch vụ.

- Lãi suất cho vay: Lãi suất được hiểu theo nghĩa chung là giá cả của tín dụng, vì nó là giá của quyền được sử dụng vốn vay trong một khoảng thời gian nhất định. Lãi suất là cơ sở để cho cá nhân cũng như doanh nghiệp đưa ra các quyết định của mình trong việc đầu tư SXKD.

- Sản phẩm, dịch vụ tín dụng: Chất lượng và tính đa dạng của các sản phẩm cá nhân không ngừng phát triển để có thể đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, đồng thời nâng cao năng lực cạnh tranh của mình trên thị trường.

- Quy trình tín dụng: là trình tự các bước trong công việc theo một thủ tục nhất định đảm bảo tính logic khoa học.

- Hoạt động marketing, tiếp thị của ngân hàng: giữ một vai trò quan trọng trong việc quảng bá thương hiệu thông qua các chương trình khuyến mãi, tri ân khách hàng… nhằm thu hút sự quan tâm của khách hàng.

- Khả năng thu thập và xử lý thông tin: Trong hoạt động cho vay, thông tin tín dụng là hết sức cần thiết, là cơ sở xem xét để quyết định cho vay hay không. Thông tin càng đầy đủ, chính xác, kịp thời thì khả năng ngăn ngừa rủi ro càng cao.

Yếu tố từ phía người đi vay

Liên quan đến người đi vay, khả năng sử dụng vốn là yếu tố quyết định việc trả nợ đúng hạn. Cụ thể, theo Roslan and Karim (2009) thì trong trường hợp năng lực của khách hàng yếu kém (không dự đoán được những biến động của nhu cầu thị trường, biến động giá, chính sách pháp luật, vốn, quản lý tài chính, năng lực quản trị, phương án sử dụng vốn, không hiểu biết nhiều trong việc sản xuất và phân phối sản phẩm) thì năng suất, chất lượng, hiệu quả trong kinh doanh không đạt như mong muốn, dẫn đến thua lỗ, trực tiếp ảnh hưởng đến khả năng trả nợ ngân hàng, chất lượng tín dụng của ngân hàng bị ảnh hưởng. Ngược lại năng lực của khách hàng càng cao thì khả năng cạnh tranh trên thị trường càng lớn, vốn vay càng được sử dụng có hiệu quả. Trong các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của KHCN thì yếu tố từ khách hàng đi vay đóng vai trò quyết định.

Vốn là yếu tố ảnh hưởng đến quyết định cho vay của ngân hàng. Khách hàng có nguồn vốn cao sẽ hoạt động kinh doanh có hiệu quả, mang lại nhiều lợi nhuận và có khả năng thanh toán các khoản vay cho ngân hàng.

Đạo đức của người đi vay được đánh giá dựa trên năng lực pháp lý và mức độ tín nhiệm, là yếu tố để ngân hàng xem xét cho vay vì ngay khi người vay có thu nhập cao và ổn định, đảm bảo khả năng thanh toán các khoản vay thì họ chưa chắc có thiện chí trả nợ.

Tài sản đảm bảo là cơ sở pháp lý để đảm bảo an toàn cho các khoản vay của khách hàng, mang tính dự phòng rủi ro. Tài sản đảm bảo là một trong những điều kiện để xét cho vay nhưng không phải là điều kiện quan trọng nhất, vì mặc dù nắm giữ tài sản đảm bảo nhưng khi khách hàng không trả nợ thì ngân hàng phải đối mặt với việc giảm thu nhập do phát mãi tài sản tốn rất nhiều thời gian và chi phí.

Yếu tố vĩ mô

Các yếu tố vĩ mô tuy không trực tiếp ảnh hưởng đến quá trình vay và trả nợ của KHCN nhưng cũng có những ảnh hưởng nhất định không thể bỏ qua. Các chính sách và chủ trương của các cấp chính quyền hoàn toàn có thể thay đổi chính sách tín dụng của ngân hàng, đồng thời các chính sách ấy cũng có thể kích thích tiêu dùng, đầu tư sản xuất ở các khách hàng cá nhân, gián tiếp thúc đẩy nhu cầu vay tiền từ ngân hàng (Bryman and Bell, 2007). Bên cạnh đó, tình hình kinh tế có thể khiến cho các cá nhân gặp khó khăn trong việc ổn định và gia tăng thu nhập, phát triển hoạt động SXKD và giảm khả năng trả nợ cho ngân hàng (Ozdemir and Boran, 2004). Theo Roslan and Karim (2009), các yếu tố khách quan thường liên quan đến môi trường kinh tế vĩ mô, pháp lý hay thể chế của đất nước. Theo đó thì môi trường pháp lý chưa đầy đủ chặt chẽ, các quy định còn thiếu và chưa đồng bộ, các thay đổi trong các chính sách kinh tế vĩ mô của Chính phủ, trong tiến trình hội nhập quốc tế, các biến động bất thường về tỷ giá hối đoái, lãi suất…ngoài tầm kiểm soát của ngân hàng, hệ thống thông tin về khách hàng do các cơ quan khác cung cấp không chính xác, trung thực đều có khả năng gia tăng rủi ro cho vay KHCN.

Thông qua các nghiên cứu trước đây có thể tóm tắt các yếu tố tác động đến khả năng trả nợ của KHCN thành các nhóm chính sau:

Nhóm thông tin về bản thân khách hàng

Nhóm nhân tố phản ánh trình độ học vấn, nhận thức của khách hàng, tính chất công việc, mức độ an toàn trong công việc của khách hàng. Đây là những yếu tố ảnh hưởng mức độ ổn định của nguồn thu nhập trả nợ cho ngân hàng của khách hàng. Ngoài ra, nhóm thông tin này cũng cho biết về điều kiện sống của khách hàng, điều này sẽ tác động đến khả năng tài chính và nhận thức của khách hàng. Các thông tin này bao gồm: giới tính và tình trạng hôn nhân.

Nhóm thông tin về tình hình tài chính của khách hàng

Đây chính là một trong những nhóm thông tin quan trọng nhất để đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng, phản ánh mức độ thu nhập, loại hình các nguồn thu nhập, năng lực tài chính của khách hàng. Liên quan đến nhóm thông tin này bao gồm các yếu tố: thu nhập của người vay, tình trạng sở hữu nhà ở và tiền gửi tích lũy tại ngân hàng.

Nhóm thông tin về đặc điểm của khoản vay

Liên quan đến nhóm thông tin khoản vay bao gồm các yếu tố: thời hạn vay, số tiền vay và tài sản đảm bảo. Các nhóm thông tin trên sẽ được tổng hợp qua bảng 2.1.

Bảng 2.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của KHCN Nhóm biến Mô tả biến Tác giả Tác động Nhóm biến Mô tả biến Tác giả Tác động

Nhóm thông tin về bản thân khách hàng Giới tính Chapman (1990) - Tình trạng hôn nhân

Vương Quân Hoàng và ctg (2006)

Nhóm thông tin về tình hình tài chính của khách hàng Thu nhập của người vay

Chapman (1990),Vương Quân Hoàng

và ctg (2006) +

Tình trạng sở hữu nhà ở

Jonathan Crook (2001) +

Tiền gửi tích lũy tại ngân hàng

Đinh Thị Thanh Huyền và Stefanie Kleimeier (2007) + Nhóm thông tin về đặc điểm của khoản vay

Thời hạn vay Đinh Thị Thanh Huyền và Stefanie

Kleimeier (2007), Chapman (1990) -

Số tiền vay Vương Quân Hoàng và ctg (2006),

Chapman (1990) -

Tài sản đảm bảo Antwivà ctg (2012) +

Nguồn: thống kê dựa trên cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu thực nghiệm

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Chương 2 giúp chúng ta có cái nhìn sâu hơn và cụ thể hơn về cơ sở lý luận liên quan đến tín dụng, tín dụng cá nhân,tóm tắt các nghiên cứu, nhận định trên thế giới và Việt Nam về khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân dựa trên sự kế thừa và tiếp thu các công trình nghiên cứu trước đây của các nhà kinh tế học từ đó hình thành ý niệm ban đầu về hướng nghiên cứu của đề tài trong những chương tiếp theo. Những nội dung trong chương này sẽ là cơ sở lý luận để vận dụng mô hình nghiên cứu nhằm đánh

giá, phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân tại Sacombank chi nhánh Tiền Giang.

CHƯƠNG 3

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Dựa vào cơ sở lý thuyết và các công trình nghiên cứu liên quan trước đây đã được trình bày trong chương 2, chương 3 tập trung đi sâu vào một số khía cạnh như: xây dựng mô hình nghiên cứu với việc xác định từng biến số được sử dụng trong mô hình, các giả thuyết nghiên cứu, mô tả sơ lược về mẫu dữ liệu nghiên cứu, phương pháp

nghiên cứu. Bên cạnh đó, quy trình hồi quy được thực hiện trong quá trình nghiên cứu cũng sẽ được trình bày trong chương này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín (sacombank) chi nhánh tiền giang (Trang 27 - 34)