Kết quả phân tích phương sai Anova

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín (sacombank) chi nhánh tiền giang (Trang 62 - 79)

Tổng bình phương Bậc tự do Trung bình bình phương F Sig Hồi quy 17.693 8 2.212 21.047 0.000 Chênh lệch 17.969 171 0.105 Tổng 35.661 179

Nguồn: Trích xuất từ kết quả phần mềm SPSS

Tại bảng 4.9 cho thấy giá trị sig của kiểm định F là 0.000 < 0.05 (5%). Như vậy mô hình hồi quy mà nghiên cứu xây dựng được là phù hợp và có thể suy rộng được với tổng thể.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 4

Trên cơ sở những số liệu, thông tin thực tế thu thập được tại vùng nghiên cứu từ 180 khách hàng cá nhân vay vốn tại đơn vị, một mô hình hồi quy BinaryLogistic phù hợp với điều kiện thực tế đã được xây dựng và tiến hành phân tích với phần mềm SPSS.Kết quả phân tích đã giúp trả lời được các câu hỏi mà nghiên cứu đã đưa ra trước đó. Đề tài đã nhận diện được những nhân tố ảnh hưởng đến khả năng hoàn trả nợ của khách hàng cá nhân tại vùng nghiên cứu bao gồm: thu nhập, giới tính, tình trạng hôn nhân, số tiền vay, tài sản đảm bảo, thời hạn vay và tiền gửi tích lũy tại các ngân hàng. Trong đó nhân tố tình trạng hôn nhân có tác động mạnh nhất đến khả năng hoàn trả nợ của khách hàng cá nhân, mức độ này giảm dần đối với các nhân tố còn lại theo thứ tự lần lượt là: tài sản đảm bảo, thu nhập, thời hạn vay, tiền gửi tích lũy tại ngân hàng, số

tiền vay và giới tính. Bên cạnh đó, kết quả phân tích phương sai Anova cũng cho thấy sự phù hợp của mô hình hồi quy và mô hình này có suy rộng và áp dụng được cho tổng thể. Những phân tích thảo luận từ kết quả chạy mô hình trong chương 4 sẽ là nền tảng quan trọng giúp nghiên cứu có những kiến nghị, giải pháp phù hợp trong chương tiếp theo.

CHƯƠNG 5

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

Trong chương 5, đề tài sẽ trình bày các kết luận và một số khuyến nghị dựa trên kết quả nghiên cứu đạt được liên quan đến hoạt động cho vay và hoàn trả nợ vay của khách hàng cá nhân tại Sacombank chi nhánh Tiền Giang. Bên cạnh đó, một số hạn chế của đề tài cũng sẽ được rút ra và nêu rõ hướng nghiên cứu tiếp theo.

5.1. Kết luận

Nhìn chung, mục tiêu nghiên cứu được đề ra ban đầu đã cơ bản được giải quyết, các câu hỏi nghiên cứu cũng đã được trả lời bằng lý thuyết và nghiên cứu thực nghiệm.

Về mặt lý thuyết, đề tài đã giới thiệu một số khái niệm về tín dụng cá nhân, về khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân, về các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân. Đề tài cũng trình bày ngắn gọn khung lý thuyết cũng như một số quan điểm về cho vay với đối tượng khách hàng này. Bên cạnh đó, những nghiên cứu thực nghiệm và lý thuyết trước đây cũng được đề tài mô tả tóm lược, thảo luận xoáy sâu vào các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng hoàn trả nợ của khách hàng cá nhân làm nền tảng cho quá trình nghiên cứu thực tế của đề tài.

Về nghiên cứu thực tế, đề tài đã tiến hành phân tích tổng quan thị trường tín dụng tại vùng nghiên cứu. Câu hỏi về những nhân tố và mức độ ảnh hưởng từng nhân tố đến xác suất mất khả năng hoàn trả nợ của khách hàng cá nhân đã được trả lời bằng kết quả hồi quy Logit, kết quả chỉ ra rằng những nhân tố ảnh hưởng bao gồm cả đặc tính của bản thân người đi vay, tình hình tài chính của người đi vay và cả đặc tính của khoản vay. Đối với đặc tính của bản thân người đi vay: nhân tố giới tính và tình trạng hôn nhân có tác động đến khả năng hoàn trả nợ vay. Trong đó nhân tố tình trạng hôn nhân có tác động mạnh nhất còn nhân tố giới tính có tác động thấp nhất đến khả năng hoàn trả nợ vay. Đối với tình hình tài chính của khách hàng: nhân tố thu nhập và lượng tiền gửi tại ngân hàng có ảnh hưởng đến khả năng hoàn trả nợ vay, trong đó biến thu nhập có tác động mạnh thứ ba đến khả năng hoàn trả nợ còn biến tiền gửi tại ngân hàng có tác động mạnh thứ năm đến khả năng hoàn trả nợ vay. Đối với đặc tính của khoản vay:

nhân tố số tiền vay, tài sản đảm bảo và thời hạn vay có ảnh hưởng đến khả năng hoàn trả nợ của khách hàng cá nhân. Trong đó nhân tố tài sản đảm bảo có tác động mạnh thứ hai đến khả năng trả nợ, biến thời hạn vay đứng thứ tư và biến số tiền vay có tác động mạnh thứ sáu đến khả năng hoàn trả nợ vay của khách hàng. Bên cạnh đó, một số yếu tố theo kỳ vọng ban đầu sẽ có tác động đến khả năng hoàn trả nợ vay và được đưa vào mô hình để xem xét nhưng kết quả lại không có ý nghĩa về mặt thống kê là biến giả tình trạng sở hữu nhà ở. Do đó, nghiên cứu chưa thể đưa ra kết luận về mối tương quan giữa hai biến này với khả năng hoàn trả nợ vay của khách hàng cá nhân tại vùng nghiên cứu.

5.2. Khuyến nghị

Căn cứ vào các phân tích ở các chương trước và phần kết luận 5.1, đề tài gợi ý một số khuyến nghị cụ thể liên quan trực tiếp đến các nhân tố có ảnh hưởng đã được nhận diện. Tuy nhiên, các kiến nghị này cần có sự phối hợp đồng bộ giữa bản thân các khách hàng cá nhân, các tổ chức cho vay và các cấp chính quyền Nhà nước.

5.2.1. Đối với nhân tố thu nhập của khách hàng

Giải pháp đề ra là làm sao để tăng thu nhập cho khách hàng cá nhân, khi nguồn thu nhập tăng và ổn định sẽ làm tăng khả năng đảm bảo cho việc hoàn trả nợ vay. Một thực trạng vẫn còn tồn tại là các khách hàng cá nhân vay vốn đôi khi để phục vụ nhu cầu tiêu dùng trước mắt, chưa có phương án, kế hoạch sử dụng vốn vay hiệu quả. Vì vậy một biện pháp cần thiết được đặt ra là ngoài nỗ lực của bản thânkhách hàng sử dụng vốn đúng mục đích, hiệu quả để tạo ra thu nhập tăng thêm, đáp ứng khả năng hoàn trả nợ vay thì các tổ chức cho vay cũng phải thường xuyên giám sát, theo dõi việc sử dụng vốn của các thành viên vay vốn. Bên cạnh đó, việc tổ chức các lớp tập huấn, đào tạo về kỹ năng lập kế hoạch, sử dụng và quản lý nguồn thu, chi trong gia đình…cũng là những hình thức cần được nhân rộng. Các thành viên vay vốn cũng cần phải có trình độ học vấn tốt vì chỉ khi có sự hiểu biết và giảm gánh nặng về chi phí người phụ thuộc thì họ mới có điều kiện tốt nhất có thể để sản xuất kinh doanh hiệu quả, tăng thêm thu nhập cho khách hàng. Thu nhập được tạo ra phải được sử dụng để

phục vụ những nhu cầu thiết yếu, cơ bản trong cuộc sống và một phần để hoàn trả nợ vay. Chính vì vậy, việc chi tiêu tiết kiệm, hiệu quả cũng góp phần tạo ra thêm thu nhập, hạn chế tối đa tình trạng chi lớn hơn thu, khó khăn không thể giải quyết được.

5.2.2. Đối với nhân tố số tiền vay

Đây là nhân tố liên quan đến tổ chức cho vay, nghiên cứu đã chỉ ra rằng quy mô khoản vay càng lớn càng gây khó khăn cho vấn đề hoàn trả của người đi vay. Do đó, việc xác định quy mô khoản vay phù hợp với từng đối tượng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu hồi nợ. Cho vay món nhỏ tương ứng với thu nhập của người vay cũng là một khuyến nghị phù hợp. Cho vay món nhỏ cũng đảm bảo khả năng hấp thu vốn của những khách hàng nhỏ lẻ dẫn đến có khả năng hoàn trả vốn của khách hàng tốt hơn và bảo vệ được cả các tổ chức tài chính trong trường hợp không thu hồi được nợ. Một ràng buộc nếu thực hiện hoàn trả nợ tốt của vòng vay trước sẽ được vay số tiền lớn hơn ở vòng vay sau cũng nên được sử dụng để khuyến khích động lực trả nợ của khách hàng.

5.2.3. Đối với nhân tố giới tính và tình trạng hôn nhân

Đối với hai nhân tố giới tính và tình trạng hôn nhân, ngân hàng cần thận trọng hơn đối với các khoản vay mà đối tượng khách hàng là nam giới và người độc thân, điều đó cũng có nghĩa là ngân hàng có thể chấm mức trọng số cao hơn đối với đối tượng khách hàng là nữ giới và đối tượng khách hàng đã có gia đình trong quá trình thẩm định tín dụng.

5.2.4. Đối với nhân tố tài sản đảm bảo

Qua kết quả nghiên cứu cho thấy tầm quan trọng của tài sản đảm bảo đối với các khoản vay. Vì thế ngân hàng nên chú trọng đến các khoản vay được đảm bảo bằng tài sản. Việc cho vay có tài sản đảm bảo sẽ tăng khả năng trả nợ của các khoản vay, đồng thời cũng bảo vệ được các tổ chức tín dụng trong trường hợp thu hồi và xử lý các khoản vay mất khả năng trả nợ, tránh được các xung đột và tranh chấp không cần thiết khi giải quyết các món nợ quá hạn vì trong trường hợp khách hàng bị suy giảm về năng lực tài chính và xấu nhất là không còn khả năng thanh toán, tài sản đảm bảo sẽ trở

thành nguồn trả nợ thứ cấp của khách hàng. Do đó khi đánh giá tài sản đảm bảo, ngoài đánh giá loại hình, giá trị và tính khả mại của tài sản đảm bảo, ngân hàng cần phải chú ý về tính pháp lý để chắc chắn rằng tài sản đủ điều kiện để nhận làm tài sản thế chấp theo quy định của ngân hàng cho vay và Ngân hàng Nhà Nước.

5.2.5. Đối với nhân tố tiền gửi tích lũy tại ngân hàng

Đối với nhân tố tiền gửi được đưa vào nghiên cứu để tìm hiểu mối quan hệ với khả năng trả nợ của khách hàng cho thấy có sự ảnh hưởng của nhân tố này đến khả năng hoàn trả nợ vay. Đây là nhân tố phản ánh khả năng tài chính của khách hàng vay, do đó ngân hàng có thể dựa vào yếu tố này để chấm mức trọng số cao hơn đối với đối tượng khách hàng vay có số dư tiền gửi tiết kiệm tại ngân hàng trong quá trình thẩm định tín dụng. Phía ngân hàng cũng có thể tư vấn cho khách hàng vay gửi tiết kiệm ngắn hạn số tiền vay thừa chưa sử dụng đến để vừa bảo toàn vốn vay vừa tạo thêm nguồn thu nhập cho khách hàng và tăng khả năng trả nợ của khách hàng vay vốn.

5.2.6. Một số khuyến nghị khác

Đối với nguồn nhân lực tại ngân hàng thì chất lượng nguồn nhân lực được xem là một trong những nhân tố quan trọng tác động đến hoạt động tín dụng của các tổ chức tín dụng. Trong quy trình tín dụng của Sacombank, nhân viên bán hàng và nhân viên thẩm định mặc dù không phải là đối tượng trực tiếp xét cấp tín dụng nhưng lại đóng vô cùng quan trọng trong việc quyết định cho vay hoặc từ chối đối với một khách hàng. Chính vì vậy, để nâng cao khả năng nhận diện khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân thì việc nâng cao chất lượng của cán bộ tín dụng nói chung, và nhân viên bán hàng, nhân viên thẩm định nói riêng là một vấn đề vô cùng quan trọng. Đối với cán bộ bán hàng cần thu thập đầy đủ, chính xác hồ sơ năng lực tài chính của khách hàng và định hướng, tư vấn phương án vay phù hợp cho khách hàng. Để đạt được hiệu quả trong việc khai thác thông tin, nhân viên bán hàng cần nâng cao kỹ năng đàm phán, thuyết phục khách hàng để có thể thu thập đầy đủ thông tin, đảm bảo Sacombank có đầy đủ cơ sở trước khi quyết định cấp tín dụng cho khách hàng. Ngoài ra, khi thực hiện tiếp cận khách hàng, nhân viên bán hàng cần tư vấn rõ về đặc điểm của khoản vay và chi

phí trả nợ hàng tháng, đặc biệt là các chương trình lãi suất ngân hàng sẽ áp dụng cho khách hàng.

Đối với cán bộ thẩm định cần nâng cao kỹ năng đánh giá, phân tích thông tin từ những thông tin về khách hàng được cung cấp từ nhân viên bán hàng, cán bộ thẩm định có trách nhiệm đánh giá tính xác thực, tính phù hợp của thông tin cung cấp để ra đưa đánh giá độc lập về năng lực tài chính, phương án vay vốn của khách hàng trước khi trình lên cấp phê duyệt tín dụng. Để đạt được điều này, khối thẩm định cần thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật có liên quan đến hoạt động tín dụng, hoạt động kinh tế để cập nhật thường xuyên cho cán bộ nhân viên, thường xuyên tổ chức những buổi đào tạo chuyên môn, trao đổi kinh nghiệm xử lý hồ sơ. Thường xuyên tổ chức các buổi thẩm định thực tế cơ sở kinh doanh, trao đổi trực tiếp với các nhóm khách hàng theo từng ngành nghề, từng khu vực để có cái nhìn rõ hơn khách hàng vay vốn, nhằm phục vụ cho công tác thẩm định được hiệu quả, chính xác theo nguyên tắc hạn chế rủi ro ở mức thấp nhất.

Ngoài việc chú trọng đào tạo công tác chuyên môn, Sacombank nói chung và Sacombank chi nhánh Tiền Giang nói riêng cần thường xuyên quan tâm đến việc giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức nghề nghiệp cho cán bộ công nhân viên, xây dựng chế độ lương thưởng, đãi ngộ tốt để hạn chế rủi ro đạo đức. Trong công tác tuyển dụng, cần xây dựng chính sách tuyển dụng hợp lý, đặt ra các yêu cầu và điều kiện tối thiểu, đặc biệt đối với cán bộ thẩm định, để cán bộ nhân viên có đủ năng lực, trình độ và kinh nghiệm để xử lý tốt công việc được giao.

5.3. Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo

Nghiên cứu chỉ tập trung vào một số nhân tố định lượng được, phổ biến, dễ thu thập và khảo sát nên không khỏi bỏ sót những yếu tố khác có thể tác động đến xác suất mất khả năng hoàn trả nợ vay. Việc nghiên cứu dựa trên mẫu điều tra còn khá nhỏ, chưa thực sự lớn đủ để bao quát toàn Sacombank chi nhánh Tiền Giang cũng như khu vực rộng lớn hơn như Sacombank phạm vi cả nước.

Đề tài tiếp cận theo hướng nhận thức, chọn lọc một số yếu tố tác động đến khả năng trả nợ vay để đưa vào mô hình nghiên cứu. Do đó, có thể còn có những yếu tố khác ảnh hưởng đến khả năng trả nợ vay của khách hàng mà tác giả chưa đề cập đến. Điều đó đòi hỏi, những nghiên cứu sau có thể mở rộng ra nhiều yếu tố khác thuộc về phía ngân hàng và phạm vi nghiên cứu rộng hơn, tăng số lượng mẫu nghiên cứu.

Tuy bài nghiên cứu đã đạt được những mục tiêu nhất định nhưng do hạn chế về mặt thời gian, học viên đã bỏ qua một số nhân tố có thể ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng, ví dụ yếu tố kinh tế vĩ mô, kích thước mẫu nghiên cứu còn nhỏ so với kích thước tổng thể. Để khắc phục được những nhược điểm này, các nghiên cứu sau cần mở rộng phạm vi nghiên cứu để đánh giá mức độ ảnh hưởng của các biến kinh tế vĩ mô đến khả năng trả nợ của khách hàng và tăng kích thước của mẫu nghiên cứu để có cái nhìn khách quan, chính xác hơn trong việc đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng. Nghiên cứu sẽ thuyết phục hơn nếu phạm vi nghiên cứu được mở rộng với sự có mặt của nhiều nhân tố được kiểm định hơn. Đây cũng là hướng nghiên cứu tiếp theo mà tác giả muốn theo đuổi nếu có điều kiện.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 5

Trên cơ sở phân tích thực trạng hoạt động cho vay KHCN tại Sacombank chi nhánh Tiền Giang, và kết quả nghiên cứu mô hình từ chương 4, học viên đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng nhận diện khả năng trả nợ của KHCN tại Sacombank chi nhánh Tiền Giang đối với ngân hàng. Đây là những giải pháp mang

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín (sacombank) chi nhánh tiền giang (Trang 62 - 79)