Một số khuyến nghị khác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín (sacombank) chi nhánh tiền giang (Trang 67 - 68)

Đối với nguồn nhân lực tại ngân hàng thì chất lượng nguồn nhân lực được xem là một trong những nhân tố quan trọng tác động đến hoạt động tín dụng của các tổ chức tín dụng. Trong quy trình tín dụng của Sacombank, nhân viên bán hàng và nhân viên thẩm định mặc dù không phải là đối tượng trực tiếp xét cấp tín dụng nhưng lại đóng vô cùng quan trọng trong việc quyết định cho vay hoặc từ chối đối với một khách hàng. Chính vì vậy, để nâng cao khả năng nhận diện khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân thì việc nâng cao chất lượng của cán bộ tín dụng nói chung, và nhân viên bán hàng, nhân viên thẩm định nói riêng là một vấn đề vô cùng quan trọng. Đối với cán bộ bán hàng cần thu thập đầy đủ, chính xác hồ sơ năng lực tài chính của khách hàng và định hướng, tư vấn phương án vay phù hợp cho khách hàng. Để đạt được hiệu quả trong việc khai thác thông tin, nhân viên bán hàng cần nâng cao kỹ năng đàm phán, thuyết phục khách hàng để có thể thu thập đầy đủ thông tin, đảm bảo Sacombank có đầy đủ cơ sở trước khi quyết định cấp tín dụng cho khách hàng. Ngoài ra, khi thực hiện tiếp cận khách hàng, nhân viên bán hàng cần tư vấn rõ về đặc điểm của khoản vay và chi

phí trả nợ hàng tháng, đặc biệt là các chương trình lãi suất ngân hàng sẽ áp dụng cho khách hàng.

Đối với cán bộ thẩm định cần nâng cao kỹ năng đánh giá, phân tích thông tin từ những thông tin về khách hàng được cung cấp từ nhân viên bán hàng, cán bộ thẩm định có trách nhiệm đánh giá tính xác thực, tính phù hợp của thông tin cung cấp để ra đưa đánh giá độc lập về năng lực tài chính, phương án vay vốn của khách hàng trước khi trình lên cấp phê duyệt tín dụng. Để đạt được điều này, khối thẩm định cần thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật có liên quan đến hoạt động tín dụng, hoạt động kinh tế để cập nhật thường xuyên cho cán bộ nhân viên, thường xuyên tổ chức những buổi đào tạo chuyên môn, trao đổi kinh nghiệm xử lý hồ sơ. Thường xuyên tổ chức các buổi thẩm định thực tế cơ sở kinh doanh, trao đổi trực tiếp với các nhóm khách hàng theo từng ngành nghề, từng khu vực để có cái nhìn rõ hơn khách hàng vay vốn, nhằm phục vụ cho công tác thẩm định được hiệu quả, chính xác theo nguyên tắc hạn chế rủi ro ở mức thấp nhất.

Ngoài việc chú trọng đào tạo công tác chuyên môn, Sacombank nói chung và Sacombank chi nhánh Tiền Giang nói riêng cần thường xuyên quan tâm đến việc giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức nghề nghiệp cho cán bộ công nhân viên, xây dựng chế độ lương thưởng, đãi ngộ tốt để hạn chế rủi ro đạo đức. Trong công tác tuyển dụng, cần xây dựng chính sách tuyển dụng hợp lý, đặt ra các yêu cầu và điều kiện tối thiểu, đặc biệt đối với cán bộ thẩm định, để cán bộ nhân viên có đủ năng lực, trình độ và kinh nghiệm để xử lý tốt công việc được giao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín (sacombank) chi nhánh tiền giang (Trang 67 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)