Đặc điểm hạ đường máu ở trẻ sơ sinh sớm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm và một số yếu tố nguy cơ hạ đường máu ở trẻ sơ sinh tại bệnh viện trung ương thái nguyên (Trang 48 - 56)

3.2.1. Đặc điểm về giới tính và tuổi thai

Bảng 3.2: Đặc điểm về giới tính và tuổi thai

Giới tính

Phân loại sơ sinh theo tuổi thai

Tổng Non tháng Đủ tháng n % n % n % Nam 40 61,5 25 38,5 65 61,3 Nữ 19 46,3 22 53,7 41 38,7 Tổng 59 55,7 47 44,3 106 100

Nhận xét: trong 106 sơ sinh sớm hạ đường máu phần lớn là trẻ nam chiếm 61,3%, tỷ lệ nam nữ là 1,58/1. Có 59 trẻ sơ sinh non tháng chiếm tỷ lệ 55,7%; 47 trẻ sơ sinh đủ tháng chiếm tỷ lệ 44,3%. Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05.

3.2.2. Mức độ hạ đường máu

10,4

89,6

< 1,1 mmol/l 1,1 - < 2,6 mmol/l

Biểu đồ 3.1. Mức độ hạ đường máu

Nhận xét: Trong 106 trẻ sơ sinh sớm hạ đường máu, ở mức độ nặng (< 1,1 mmol/l) là 10,4%, mức độ từ 1,1 mmol/l đến dưới 2,6 mmol/l là 89,6%.

3.2.3. Đăc điểm hạ đường máu theo ngày tuổi 82,7 4,7 5,7 2,8 1,9 1,9 0,9 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90

Ngày 1 Ngày 2 Ngày 3 Ngày 4 Ngày 5 Ngày 6 Ngày 7 Hạ đường máu

Biểu đồ 3.2. Đặc điểm hạ đường máu theo ngày tuổi

Nhận xét: Có 82,7% trẻ sơ sinh sớm hạ đường máu ở ngày tuổi đầu tiên và số sơ sinh hạ đường máu có xu hướng giảm dần cho đến ngày thứ 7.

3.2.4. Đặc điểm về dinh dưỡng

- Đặc điểm dinh dưỡng

Bảng 3.3: Đặc điểm dinh dưỡng

Cân nặng n %

Nhẹ cân so với tuổi thai 25 23,6 Cân nặng tương ứng tuổi thai 71 67,0 Lớn cân so với tuổi thai 10 9,4

Tổng 106 100

Nhận xét: Trong 106 trẻ sơ sinh sớm hạ đường máu, có 71 trẻ cân nặng tương ứng tuổi thai, chiếm 67,0%; 25 trẻ nhẹ cân so với tuổi thai chiếm 23,6%; 10 trẻ cân nặng lớn hơn so với tuổi thai chiếm 9,4%.

- Đặc điểm dinh dưỡng sơ sinh sớm non tháng có hạ đường máu

Bảng 3.4: Đặc điểm dinh dưỡng sơ sinh sớm non tháng có hạ đường máu

Sơ sinh non tháng n %

Nhẹ cân so với tuổi thai 12 20,3 Cân nặng tương ứng tuổi thai 43 72,9 Lớn cân so với tuổi thai 4 6,8

Tổng 59 100

Nhận xét: Trong 59 trẻ sơ sinh sớm non tháng có hạ đường máu: có 12 sơ sinh SGA chiếm 20,3%; 43 sơ sinh AGA chiếm 72,9%; 4 sơ sinh LGA chiếm 6,8%.

- Đặc điểm dinh dưỡng sơ sinh sớm đủ tháng có hạ đường máu

Bảng 3.5: Đặc điểm dinh dưỡng sơ sinh sớm đủ tháng có hạ đường máu

Sơ sinh đủ tháng

n %

Nhẹ cân so với tuổi thai 14 29,8 Cân nặng tương ứng tuổi thai 27 57,4 Lớn cân so với tuổi thai 6 12,8

Tổng 47 100

Nhận xét: Trong 47 trẻ sơ sinh sớm đủ tháng hạ đường máu: có 14 sơ sinh SGA chiếm 29,8%; 27 sơ sinh AGA chiếm tỷ lệ 57,4%; 6 sơ sinh LGA chiếm 12,8%.

3.2.5. Đặc điểm bệnh lý

Bảng3.6: Đặc điểm bệnh lý

Bệnh lý giai đoạn

sơ sinh n %

Suy hô hấp sơ sinh chung 46 43,4 Vàng da tăng bilirubin tự do 11 10,4 Nhiễm khuẩn sơ sinh 15 14,2

Bệnh lý tiêu hóa 5 4,7

Đa hồng cầu sơ sinh 8 7,5

Ngạt 13 12,3

Dị tật bẩm sinh 8 7,5

Tổng 106 100

Nhận xét: Trong 106 trẻ sơ sinh sớm hạ đường máu, bệnh lý hay gặp nhất là suy hô hấp, có 46 trẻ chiếm tỷ lệ 43,4%. Tiếp đến là các bệnh lý: nhiễm khuẩn sơ sinh, ngạt, vàng da do tăng bilirubin tự do chiếm tỷ lệ lần lượt là 14,2%; 12,3%, 10,4%. Các bệnh lý khác ít gặp hơn là: đa hồng cầu sơ sinh, dị tật bẩm sinh, bệnh lý tiêu hóa chiếm tỷ lệ lần lượt là 7,5%; 7,5% và 4,7%.

- Đặc điểm bệnh lý ở sơ sinh sớm non tháng hạ đường máu

Bảng 3.7: Đặc điểm bệnh lý ở sơ sinh sớm non tháng hạ đường máu

Bệnh lý giai đoạn

sơ sinh n %

Suy hô hấp sơ sinh chung 30 50,8 Vàng da tăng bilirubin tự do 3 5,1 Nhiễm khuẩn sơ sinh 6 10,2

Bệnh lý tiêu hóa 1 1,7

Đa hồng cầu sơ sinh 5 8,5

Ngạt 10 16,9

Dị tật bẩm sinh 4 6,8

Nhận xét: Trong 59 trẻ sơ sinh sớm non tháng hạ đường máu, suy hô hấp là bệnh lý hay gặp nhất: có 30 trẻ chiếm tỷ lệ 50,8%; tiếp đến là trẻ bị ngạt, nhiễm khuẩn sơ sinh, đa hồng cầu sơ sinh chiếm tỷ lệ lần lượt là: 16,9%; 10,2%; 8,5%. Các bệnh lý ít gặp hơn là dị tật bẩm sinh, vàng da tăng bilirubin tự do, bệnh lý tiêu hóa chiếm tỷ lệ lần lượt là: 6,8%; 5,1% và 1,7%.

- Đặc điểm bệnh lý ở sơ sinh sớm đủ tháng hạ đường máu

Bảng 3.8: Đặc điểm bệnh lý ở sơ sinh sớm đủ tháng hạ đường máu

Bệnh lý giai đoạn

sơ sinh n %

Suy hô hấp sơ sinh chung 16 34,0 Vàng da tăng bilirubin tự do 8 10,4 Nhiễm khuẩn sơ sinh 9 19,1

Bệnh lý tiêu hóa 4 8,5

Đa hồng cầu sơ sinh 3 6,4

Ngạt 3 6,4

Dị tật bẩm sinh 4 8,5

Tổng 47 100

Nhận xét: Trong 49 trẻ sơ sinh sớm đủ tháng hạ đường máu, bệnh lý hay gặp nhất là suy hô hấp với 16 trẻ chiếm tỷ lệ 34%. Các bệnh lý hay gặp tiếp theo là: nhiễm khuẩn sơ sinh, vàng da do tăng bilirubin tự do, bệnh lý tiêu hóa, dị tật bẩm sinh với tỷ lệ lần lượt là 19,1%; 10,4%; 8,5%; 8,5%. Hai bệnh lý ít gặp nhất ở nhóm sơ sinh đủ tháng hạ đường máu là ngạt và đa hồng cầu sơ sinh, đều chiếm 6,4%.

3.2.6. Đặc điểm triệu chứng

- Đặc điểm triệu chứng hạ đường máu ở trẻ sơ sinh sớm

Bảng 3.9: Đặc điểm triệu chứng hạ đường máu ở trẻ sơ sinh sớm

Triệu chứng n % Hạ thân nhiệt 13 12,3 Ngưng thở 12 11,3 Co giật 5 4,7 Dễ kích thích 9 8,5 Li bì 9 8,5 Xanh tím 10 9,4 Không có triệu chứng HĐM 48 45,3 Tổng 106 100

Nhận xét: Trong 106 trẻ sơ sinh sớm hạ đường máu, có 48 trẻ không có triệu chứng hạ đường máu chiếm 45,3%; các triệu chứng hạ đường máu hay gặp lần lượt theo thứ tự là: hạ thân nhiệt (12,3%), ngưng thở (11,3%), xanh tím (9,4%), dễ kích thích (8,5%), li bì (8,5%), co giật (4,7%).

- Đặc điểm triệu chứng hạ đường máu ở trẻ sơ sinh sớm non tháng

Bảng 3.10: Đặc điểm triệu chứng hạ đường máu ở trẻ sơ sinh sớm non tháng

Triệu chứng n % Hạ thân nhiệt 8 13,6 Ngưng thở 3 5,1 Co giật 4 6,8 Dễ kích thích 5 8,5 Li bì 4 6,8 Xanh tím 7 11,8 Không có triệu chứng HĐM 28 47,5 Tổng 59 100

Nhận xét: Trong 59 trẻ sơ sinh sớm non tháng hạ đường máu, có 28 trẻ không có triệu chứng hạ đường máu chiếm 47,5%. Các triệu chứng hạ đường máu hay gặp lần lượt theo thứ tự: hạ thân nhiệt (13,6%), xanh tím (11,8%), dễ kích thích (8,5%), li bì (6,8%), co giật (6,8%), ngưng thở (5,1%).

- Đặc điểm triệu chứng hạ đường máu ở trẻ sơ sinh sớm đủ tháng

Bảng 3.11: Đặc điểm triệu chứng hạ đường máu ở trẻ sơ sinh sớm đủ tháng

Triệu chứng n % Hạ thân nhiệt 5 10,6 Ngưng thở 9 19,1 Co giật 1 2,1 Dễ kích thích 4 8,5 Li bì 5 10,6 Xanh tím 3 6,4 Không có triệu chứng HĐM 20 42,6 Tổng 47 100

Nhận xét: Trong số 47 trẻ sơ sinh sớm đủ tháng hạ đường máu có 20 trẻ không có triệu chứng hạ đường máu, chiếm 42,6%. Các triệu chứng hạ đường máu thường gặp ở trẻ sơ sinh sớm đủ tháng lần lượt là: ngưng thở (19,1%), hạ thân nhiệt (10,6%), li bì (10,6%), dễ kích thích (8,5%), xanh tím (6,4%), co giật (2,1%).

3.2.7. Đặc điểm tiền sử sản khoa của sơ sinh sớm hạ đường máu

Bảng 3.12: Đặc điểm tiền sử sản khoa của sơ sinh sớm hạ đường máu

Tiền sử sản khoa

n %

Tăng cân thai kỳ trên 12kg 27 25,4 Truyền glucose trong QTCD 29 27,4

Sốt trong QTCD 22 20,8

Mổ lấy thai 61 57,5

Nhận xét: Trong 106 trẻ sơ sinh hạ đường máu, có 27 trẻ có mẹ tăng trên 12 kg trong thai kỳ chiếm 25,4%; có 36 trẻ có mẹ được truyền glucose trong QTCD chiếm 27,4%; có 22 trẻ có mẹ sốt trong QTCD chiếm 20,8%; có 61 trẻ được sinh ra bằng phương pháp mổ lấy thai chiếm 57,5%.

3.2.8. Đặc điểm nuôi dưỡng bằng sữa mẹ ở trẻ sơ sinh sớm hạ đường máu Bảng 3.13: Đặc điểm nuôi dưỡng bằng sữa mẹ ở trẻ sơ sinh sớm hạ đường

máu (giờ)

Ăn sữa mẹ ( giờ) n %

Muộn > 1 giờ 94 88,7

Sớm ≤ 1 giờ 12 11,3

Tổng 106 100

Nhận xét: Trong 106 trẻ sơ sinh hạ đường máu, có 94 trẻ ăn sữa mẹ muộn (> 1 giờ sau đẻ) chiếm 88,7%, có 12 trẻ ăn sữa mẹ sớm (≤ 1 giờ sau đẻ) chiếm 11,3%.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm và một số yếu tố nguy cơ hạ đường máu ở trẻ sơ sinh tại bệnh viện trung ương thái nguyên (Trang 48 - 56)