Một số yếu tố nguy cơ gây hạ đường máu ở trẻ sơ sinh sớm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm và một số yếu tố nguy cơ hạ đường máu ở trẻ sơ sinh tại bệnh viện trung ương thái nguyên (Trang 56 - 80)

3.3.1 Một số yếu tố nguy cơ từ mẹ gây hạ đường máu ở trẻ sơ sinh sớm Bảng 3.14: Nguy cơ hạ đường máu ở trẻ sơ sinh sớm từ phía mẹ

Yếu tố nguy cơ HĐM Không

HĐM

OR

(CI 95%) p

Tăng cân thai kỳ > 12 kg Có 27 20 1,19

(0,69-2,08) > 0,05 Không 79 80

Mẹ truyền glucose trong QTCD Có 29 7 5,0 (2.08 – 12,05) < 0,001 Không 77 93 Mẹ sốt trong QTCD Có 22 9 2,65 (1,15 -6,07) < 0,01 Không 84 91 Mổ lấy thai Có 61 34 2,63 (1,5 -4,63) < 0,001 Không 45 66

Nhận xét: Trẻ sơ sinh có mẹ tăng cân trong thai kỳ > 12 kg có nguy cơ hạ đường máu cao gấp 1,19 lần so với trẻ sơ sinh có mẹ tăng cân trong thai kỳ ≤ 12 kg với OR = 1,19 (0,69 – 2,08), khoảng tin cậy 95%, sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05.

Trẻ sơ sinh có mẹ phải truyền glucose trong QTCD có nguy cơ hạ đường máu gấp 5 lần so với trẻ có mẹ không phải truyền glucose trong QTCD, với OR = 5 (2,08 – 12,05), khoảng tin cậy 95%, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,001.

Trẻ có mẹ sốt trong quá trình chuyển dạ có nguy cơ hạ đườngg máu gấp 2,65 lần so với trẻ có mẹ không sốt trong quá trình chuyển dạ với OR = 2,65 (1,15 – 6,07), khoảng tin cậy 95%, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,01.

Trẻ được sinh ra bằng phương pháp mổ lấy thai có nguy cơ HĐM gấp 2,63 lần so với sơ sinh được sinh ra bằng phương pháp khác với OR = 2,63 (1,5 - 4,63), khoảng tin cậy 95%, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,001.

3.3.2 Một số yếu tố nguy cơ hạ đường máu ở trẻ sơ sinh sớm về phía con

3.3.2.1. Nguy cơ hạ đường máu ở trẻ sơ sinh sớm với tuổi thai

Bảng 3.15: Nguy cơ hạ đường máu ở trẻ sơ sinh sớm với tuổi thai

Yếu tố nguy cơ HĐM Không HĐM OR (CI 95%) p Non tháng 59 29 3,07 (1,72 – 5,47) < 0,001 Sơ sinh khác 47 71

Nhận xét: Trẻ sơ sinh non tháng có nguy cơ hạ đường máu cao gấp 3,07 lần so với sơ sinh đủ tháng với OR = 3,07 (1,72 – 5,47) khoảng tin cậy 95%, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,001.

3.3.2.2. Nguy cơ hạ đường máu ở trẻ sơ sinh sớm với đặc điểm dinh dưỡng - Nguy cơ hạ đường máu ở trẻ sơ sinh sớm với đặc điểm dinh dưỡng

Bảng 3.16: Nguy cơ hạ đường máu ở trẻ sơ sinh sớm với đặc điểm dinh dưỡng

Yếu tố nguy cơ HĐM Không

HĐM

OR

(CI 95%) p

Nhẹ cân so với tuổi thai Có 24 11 2,37 (1,09 - 5,13) < 0,05 Không 82 89 Cân nặng tương ứng tuổi thai Có 63 79 0,39 (0,2 -0,72) < 0,01 Không 43 21

Lớn cân so với tuổi thai

Có 19 10 1,96

(1,16- 4,46) < 0,05 Không 87 90

Nhận xét: Sơ sinh sớm nhẹ cân so với tuổi thai có nguy cơ HĐM cao gấp 2,37 lần so với sơ sinh khác với OR = 2,37 (1,09 -5,13), khoảng tin cậy 95%, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.

Sơ sinh sớm cân nặng tương ứng với tuổi thai có nguy cơ gây hạ đường máu gấp 0,39 lần sơ sinh khác với OR = 0,39 (0,2 – 0,72), khoảng tin cậy 95%, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,01.

Sơ sinh sớm cân nặng lớn hơn so với tuổi thai có nguy cơ HĐM gấp 1,96 lần so với sơ sinh khác, OR = 1,96 (1,16 – 4,46), khoảng tin cậy 95%, p < 0,05. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê.

- Nguy cơ hạ đường máu ở trẻ sơ sinh sớm non tháng với đặc điểm dinh dưỡng

Bảng 3.17: Nguy cơ hạ đường máu ở trẻ sơ sinh sớm non tháng với đặc điểm dinh dưỡng

Yếu tố nguy cơ HĐM Không

HĐM

OR

(CI 95%) p

Nhẹ cân so với tuổi thai Có 11 4 2,78

(1,85 -8,03) < 0,05 Không 95 96 Cân nặng tương ứng tuổi thai Có 39 21 2,2 (2,17 -4,08) < 0,01 Không 67 79

Lớn cân so với tuổi thai Có 9 4 2,23

(0,66 -7,48) > 0,05 Không 97 96

Nhận xét: Sơ sinh non tháng nhẹ cân so với tuổi thai là yếu tố nguy cơ hạ đường máu gấp 2,78 lần so với sơ sinh khác với OR = 2,78 và p < 0,05.

Sơ sinh non tháng cân nặng tương ứng tuổi thai là yếu tố nguy cơ hạ đường máu gấp 2,2 lần so với sơ sinh khác với OR = 2,2 và p < 0,01.

Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê ở nhóm sơ sinh lớn cân so với tuổi thai với hạ đường máu sơ sinh với p > 0,05.

- Nguy cơ hạ đường máu ở trẻ sơ sinh sớm đủ tháng với đặc điểm dinh dưỡng

Bảng 3.18: Nguy cơ hạ đường máu ở trẻ sơ sinh sớm đủ tháng với đặc điểm dinh dưỡng

Yếu tố nguy cơ HĐM Không

HĐM

OR

(CI 95%) p

Nhẹ cân so với tuổi thai Có 13 7 1,86 (0,71 -4,86) > 0,05 Không 93 93 Cân nặng tương ứng tuổi thai Có 24 58 0,21 (0,12- 0,39) < 0,001 Không 82 42

Lớn cân so với tuổi thai

Có 10 6 1,63

(0,57-4,67) > 0,05 Không 96 94

Nhận xét: Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê ở nhóm sơ sinh sớm đủ tháng nhẹ cân so với tuổi thai với hạ đường máu sơ sinh với p > 0,05.

Trẻ sơ sinh sớm đủ tháng cân nặng tương ứng tuổi thai làm có nguy cơ hạ đường máu gấp 0,21 lần với OR = 0,21 (0,12 – 0,39) và p < 0,001.

Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê ở trẻ sơ sinh sớm đủ tháng lớn cân so với tuổi thai với hạ đường máu với p > 0,05.

3.3.2.3. Nguy cơ hạ đường máu ở trẻ sơ sinh sớm với giờ tuổi

Bảng 3.19: Nguy cơ hạ đường máu ở trẻ sơ sinh sớm theo giờ tuổi

Yếu tố nguy cơ HĐM Không

HĐM OR (CI 95%) p

24 giờ đầu sau sinh 80 45

3,76 (2,08-6,8) < 0,001 Sau 24 giờ 26 55

Nhận xét: Trẻ sơ sinh sớm trong vòng 24 giờ đầu có nguy cơ hạ đường máu cao gấp 3,7 lần so với sau 24 giờ với OR = 3,76 và p < 0,001.

3.2.2.4. Nguy cơ hạ đường máu ở trẻ sơ sinh sớm với thời điểm ăn sữa mẹ đầu tiên

Bảng 3.20: Nguy cơ hạ đường máu ở trẻ sơ sinh sớm với ăn sữa mẹ

Yếu tố nguy cơ HĐM Không

HĐM OR (CI 95%) p

Ăn sữa mẹ muộn (sau 1 giờ) 94 87

1,17 (0,51-2,7) > 0,05 Ăn sữa mẹ sớm (trước 1 giờ) 12 13

Nhận xét: Ăn sữa mẹ sớm ăn muộn hơn 1 giờ sau sinh không phải yếu tố nguy cơ gây hạ đường máu và không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05.

3.2.2.5. Nguy cơ hạ đường máu ở trẻ sơ sinh sớm với một số bệnh lý giai đoạn sơ sinh

Bảng 3.21: Nguy cơ đường máu ở trẻ sơ sinh sớm với suy hô hấp sơ sinh, vàng da tăng bilirubin tự do

Yếu tố nguy cơ HĐM Không

HĐM OR (CI 95%) p Suy hô hấp Có 46 44 0,98 (0,56-1,69) > 0,05 Không 60 56 VDTBTD Có 11 18 0,52 (0,23 - 1,18) > 0,05 Không 95 82

Nhận xét: Sơ sinh sớm bị suy hô hấp không phải là yếu tố nguy cơ hạ đường máu với p > 0,05. Sơ sinh sớm bị vàng da tăng biirubin tự do không phải là yếu tố nguy cơ hạ đường máu với p > 0,05.

Bảng 3.22: Nguy cơ hạ đường máu ở trẻ sơ sinh sớm với dị tật bẩm sinh, bệnh lý tiêu hóa

Yếu tố nguy cơ HĐM Không

HĐM OR (CI 95%) p

Dị tật bẩm sinh Có 8 14 0,53 (0,21 -1,34) > 0,05 Không 98 86

Bệnh lý tiêu hóa Có 5 11 0,4 (0,13 -1,2) > 0,05 Không 91 89

Nhận xét: Sơ sinh sớm có dị tật bẩm sinh không phải là yếu tố nguy cơ hạ đường máu với p > 0,05. Sơ sinh sớm có bệnh lý tiêu hóa không phải là yếu tố nguy cơ hạ đường máu với p > 0,05.

Bảng 3.23: Nguy cơ hạ đường máu ở trẻ sơ sinh sớm với nhiễm khuẩn sơ sinh, ngạt, đa hồng cầu sơ sinh

Yếu tố nguy cơ HĐM Không

HĐM OR (CI 95%) p

Nhiễm khuẩn sơ sinh Có 15 6 2,58 (1,96 - 5,95) < 0,05 Không 91 94

Ngạt Có 13 5 2,65 (1,91 - 6,75) < 0,05 Không 93 95

Đa hồng cầu sơ sinh Có 8 2 4,0 (1,83 – 18,3) < 0,05 Không 98 98

Nhận xét: Sơ sinh sớm bị nhiễm khuẩn sơ sinh có nguy cơ hạ đường máu gấp 2,58 lần so với sơ sinh không bị nhiễm khuẩn sơ sinh, với OR = 2,58 (1,96 – 5,95), khoảng tin cậy 95%, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Sơ sinh sớm bị ngạt có nguy cơ bị hạ đường máu gấp 2,65 lần so với sơ sinh không bị ngạt với OR = 2,65 (1,91 – 6,75), khoảng tin cậy 95%, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Sơ sinh sớm bị đa hồng cầu sơ sinh có nguy cơ hạ đường máu gấp 4 lần sơ sinh không bị đa hồng cầu với OR = 4 (1,83 -18,3), khoảng tin cậy 95%, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.

Chương 4 BÀN LUẬN

4.1. Đặc điểm hạ đường máu ở trẻ sơ sinh sớm

4.1.1. Đặc điểm về giới tính và tuổi thai

Bảng 3.2 cho thấy, trong 106 trẻ sơ sinh sớm hạ đường máu, trẻ nam chiếm số lượng nhiều hơn trẻ nữ (chiếm 61,3%), tỷ lệ nam/nữ là 1,58/1. Điều này tương tự với nhiều nghiên cứu khác nhau trên thế giới cho thấy hạ đường máu sơ sinh hay gặp ở nam nhiều hơn nữ [25], [26], [84]. Theo Simchen, sơ sinh nam dường như làm tăng nguy cơ hạ đường máu cùng với thai to, sơ sinh non tháng, thai chậm tăng trưởng trong tử cung. Trong khi đó giới nam được coi như là yếu tố dự báo độc lập về hạ đường máu sơ sinh với tiểu đường thai kỳ, trong nghiên cứu này, sơ sinh nam có khả năng hạ đường máu cao hơn 40% so với sơ sinh nữ, phát hiện này đúng với cả trẻ sơ sinh nhẹ cân so với tuổi thai và cân nặng tương ứng tuổi thai. Tuy nhiên, để lý giải điều này thì chưa được rõ ràng, các tác giả cho rằng testeron làm tăng nồng độ insulin dẫn tới gây hạ đường máu sơ sinh ở trẻ nam nhiều hơn trong khi tác giả khác lại cho rằng hạ đường máu sơ sinh do sự suy yếu điều hòa trong sản xuất các chất nền thay thế như ceton [71].

Cũng theo kết quả nghiên cứu của bảng 3.2, trong 106 trẻ sơ sinh sớm hạ đường máu, có 59 trẻ sơ sinh non tháng chiếm 55,7%; 47 trẻ đủ tháng chiếm 44,3%. Theo William và cộng sự, trẻ sinh non quá trình phân giải glycogen ở gan và lipid ở mô mỡ cũng như quá trình tân tạo glucose và ketose chưa hoàn chỉnh nên trẻ sinh non thường bị HĐM 1-2 giờ đầu sau sinh cho đến khi quá trình điều hòa glucose được hoàn thiện hoặc trẻ nhận được glucose ngoại sinh. Do đó, vì nguy cơ HĐM nên khi trẻ sinh non nhập viện cần thiết phải truyền glucose hơn nhóm trẻ đủ tháng [37]. Trong khi đó nhóm sơ sinh đủ tháng đã hoàn toàn trưởng thành về mặt sinh lý học các cơ quan

trong đó quan trọng nhất là khả năng dự trữ glycogen tại gan cũng như hoạt động đồng bộ của các enzym tân tạo đường và hormone điều hòa đường máu, do đó nhóm trẻ đủ tháng ít có nguy cơ HĐM hơn. Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy kết quả tương tự với các nghiên cứu trên thế giới. Nghiên cứu của Chế Thị Ánh Tuyết năm 2013 trên 353 trẻ sơ sinh thấy rằng tỷ lệ HĐM ở nhóm sơ sinh non tháng là 30,5% và đủ tháng là 14,9% [13], trong khi đó theo nghiên cứu của Đậu Quang Liêu tại khoa sơ sinh bệnh viện Saint Paul năm 2015 có hơn một nửa (45/84) trẻ sơ sinh non tháng có HĐM [5]. Nghiên cứu của Yoon Singh và cộng sự năm 2014 trên 125 trẻ sơ sinh cho thấy tỷ lệ HĐM ở nhóm trẻ sinh non là 19,05% cao hơn so với nhóm đủ tháng 14,42% [73]. Nghiên cứu của Hogasagi và cộng sự năm 2018 trên 207 trẻ sơ sinh cho thấy tỷ lệ HĐM ở nhóm trẻ sơ sinh non muộn là 34%[47].

4.1.2. Đặc điểm mức độ hạ đường máu

Biểu đồ 3.1 cho thấy, hầu hết trẻ hạ đường máu có nồng độ đường máu từ 1,1 mmol/l đến dưới 2,6 mmol/l, chỉ có 10,4% số trẻ sơ sinh sớm hạ đường máu là hạ đường máu ở mức độ nặng.

Một số nghiên cứu khác cũng cho kết quả tương tự nghiên cứu của chúng tôi. Nghiên cứu của Hogasasi và cộng sự năm 2018 trên 207 trẻ sơ sinh cho thấy tỷ lệ hạ đường máu nặng là 10%. Trong khi đó nghiên cứu của Bromiker năm 2019 trên 3595 trẻ sơ sinh bao gồm cả sơ sinh khỏe mạnh và sơ sinh bệnh lý thì tỷ lệ HĐM nặng là 3,4% [26]. Nhóm trẻ có HĐM nặng này có nguy cơ tổn thương não cao hơn hẳn so với nhóm trẻ có HĐM từ 1,1 đến 2,6 mmol/l [70]. Nghiên cứu của Trefz và cộng sự trên 10060 trẻ sơ sinh phải nhập viện vì các bệnh lý khác nhau, tỷ lệ ra viện ở trẻ sơ sinh có nồng độ đường máu < 1 mmol/l và từ 1,1 mmol/l – 1,9 mmo/l chỉ có lần lượt là 9,6% và 26,4% [81]. Vì vậy cần chú ý theo dõi sát nồng độ đường máu trong suốt quá trình nằm viện cũng như sự phát triển về tinh thần của nhóm trẻ này sau khi ra viện.

4.1.3. Đặc điểm hạ đường máu theo ngày tuổi

Kết quả nghiên cứu ở biểu đồ 3.2, thời điểm hay hạ đường máu nhất là trong ngày đầu tiên sau sinh, chiếm tới 82,7%; và có xu hướng giảm dần từ ngày thứ nhất cho đến ngày thứ 7. Theo Adamkin và Polin, ở trẻ sơ sinh ngay sau khi sinh, nồng độ glucose trong máu tĩnh mạch rốn ở vào khoảng 60%- 80% nồng độ glucose trong máu tĩnh mạch mẹ. Sự sụt giảm nhanh chóng lượng glucose trong máu diễn ra trong khoảng từ 30-60 phút sau sinh và sau đó là ổn định dần trong khoảng 2-4 giờ sau sinh. Nồng độ glucose máu tăng sau 48 giờ đầu của cuộc sống và tương tự với nồng độ glucose máu ở 72-96 giờ tuổi [17]. Theo Maries Gueme và cộng sự, trẻ sơ sinh bình thường, cân nặng tương ứng với tuổi thai thường có hạ đường máu sinh lý bình thường trong suốt 2-4 giờ sau sinh, nồng độ đường máu thấp nhất đo được là 2,3 mmol/l; trong khi đó, trẻ sơ sinh ăn sữa mẹ nồng độ đường máu thấp nhất là 3,6 mmol/l; nồng độ đường máu tăng ngay lập tức sau khi trẻ được ăn sữa mẹ hay sau 72 giờ tuổi cho thấy sự tương xứng với đáp ứng chuyển hóa tạo năng lượng cần thiết cho trẻ sơ sinh đủ tháng và sơ sinh ăn sữa mẹ [44]. Nghiên cứu của Nankadishore và cộng sự năm 2014 trên 150 trẻ sơ sinh nhận thấy rằng phần lớn các trường hợp HĐM sơ sinh đều xảy ra trong vòng 24 giờ đầu sau sinh (52%) và trong các trường hợp HĐM trong vòng 24 giờ đầu sau sinh có tới 77% số trường hợp hạ đường máu chỉ trong vòng 1 giờ đầu sau sinh [59]. Nghiên cứu của Sighn và cộng sự năm 2014 trên 125 trẻ sơ sinh được lựa chọn ngẫu nhiên tại khoa Sản, có 63,15% trẻ sơ sinh hạ đường máu trong 24 giờ đầu; 21,05% hạ đường máu trong vòng từ 24 đến 48 giờ và 15,78% hạ đường máu từ 48 đến 72 giờ [73].

4.1.4. Đặc điểm dinh dưỡng

Kết quả nghiên cứu ở bảng 3.3 cho thấy, trong 106 trẻ sơ sinh sớm hạ đường máu, có 25 trẻ nhẹ cân so với tuổi thai chiếm 23,6%; 71 trẻ cân nặng tương ứng tuổi thai chiếm 67,0% và 10 trẻ lớn cân so với tuổi thai chiếm 9,4%.

Bảng 3.4, trong số 59 trẻ sơ sinh non tháng hạ đường máu có 12 trẻ sơ sinh cân nặng thấp hơn tuổi thai chiếm 20,3%; 43 cân nặng tương ứng tuổi thai chiếm 72,9%, 4 trẻ lớn cân so với tuổi thai chiếm 6,8%. Trẻ sơ sinh non cân nặng thấp hơn so với tuổi thai dễ bị hạ đường máu do tỷ lệ khối của não so với trọng lượng cơ thể cao hơn cũng như dự trữ mỡ và glyogen kém hơn. Nghiên cứu của Hoàng Thị Trang và Hoàng Thị Thủy Yên năm 2019 trên 108 trẻ sơ sinh, nhóm trẻ sinh nhẹ cân và có đẻ non tỷ lệ HĐM lên tới 78%, tỷ lệ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm và một số yếu tố nguy cơ hạ đường máu ở trẻ sơ sinh tại bệnh viện trung ương thái nguyên (Trang 56 - 80)