Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng và hỗ trợ tái định cư dự án đầu tư xây dựng khu công nghiệp dệt may rạng đông huyện nghĩa hưng tỉnh nam định​ (Trang 37)

Chương 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3. Phương pháp nghiên cứu

2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

- Thu thập số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội của huyện Nghĩa Hưng, Nam Định.

- Thu thập, nghiên cứu các văn bản pháp lý của Trung ương, địa phương liên quan đến công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng khi Nhà nước thu hồi đất.

- Thu thập tài liệu, số liệu về thu hồi đất từ cơ sở, các phòng ban có liên quan đến công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, cụ thể: phòng TNMT huyện Nghĩa Hưng, trung tâm phát triển quỹ đất huyện Nghĩa Hưng, ban quản lý dự án đầu tư xây dựng...

- Thu thập tài liệu, số liệu về tình hình kinh tế, xã hội nông thôn, kinh tế của các ngành sản xuất, đời sống của các hộ dân nằm trong khu vực nghiên cứu, cụ thể tại: UBND thị trấn Rạng Đông, phòng TNMT huyện Nghĩa Hưng, chi cục thống kê...

- Thu thập các số liệu liên quan đến dự án từ UBND thị trấn Rạng Đông, Chi cục Thống kê huyện Nghĩa Hưng, Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Nghĩa Hưng, phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Nghĩa Hưng, trung tâm phát triển quỹ đất huyện Nghĩa Hưng.

2.3.2. Phương pháp điều tra thu thập số liệu sơ cấp - Phương pháp phỏng vấn trực tiếp - Phương pháp phỏng vấn trực tiếp

Phỏng vấn trực tiếp các cán bộ chuyên môn tại địa bàn nghiên cứu, thu thập các tài liệu liên quan đến tình hình sử dụng đất của các tổ chức: tình hình giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất của các tổ chức…Đối tượng là các cán bộ chuyên môn phòng Tài nguyên và Môi trường, cán bộ Ban bồi thường giải phóng mặt bằng huyện Nghĩa Hưng.

- Phương pháp điều tra nhanh nông thôn có sự tham gia của người dân

Xây dựng bộ câu hỏi điều tra, sử dụng bộ câu hỏi điều tra phỏng vấn trực tiếp người dân thuộc diện bồi thường, hỗ trợ tái định cư (80 phiếu điều tra các hộ dân thuộc diện bồi thường, hỗ trợ tái định cư trên địa bàn huyện Nghĩa Hưng, Nam Định) và 30 cán bộ chuyên môn phụ trách công tác bồi thường, hỗ trợ tái định cư dự án đầu tư xây dựng khu Công nghiệp Dệt may Rạng Đông.

Số lượng phiếu điều tra được tính theo công thức sau: -

Trong đó:

n - Số lượng phiếu điều tra; N Tổng số các hộ bị ảnh hưởng; e - Sai số cho phép

Dự án đầu tư xây dựng khu công nghiệp dệt may Rạng Đông có 251 hộ gia đình cá nhân bị thu hồi đất. Cho phép nghiên cứu chỉ sai số 10% và độ tin cậy là 90%, như vậy dựa vào công thức 2.1 ta sẽ có số phiếu phỏng vấn là:

n = 251/1+251*(0.1)2 n = 80 phiếu

- Phương pháp quan sát trực tiếp: Phương pháp này giúp tất cả các giác quan

của người phỏng vấn đều được sử dụng: mắt nhìn, tai nghe... qua đó các thông tin được ghi lại trong trí nhớ, qua ghi chép, chụp lại một cách cụ thể.

2.3.3. Phương pháp xử lý số liệu điều tra

- Xử lý số liệu điều tra bằng phương pháp thống kê và sử dụng phần mềm Excel để tính toán định lượng các chỉ tiêu theo dõi trong phiếu điều tra. Kết quả được tổng hợp theo bảng, biểu, sơ đồ, biểu đồ theo hệ thống logic.

- So sánh, đối chiếu kết quả điều tra thực tế theo thời gian và không gian, theo mẫu phiếu điều tra hộ gia đình và kết quả phỏng vấn trực tiếp các cán bộ chuyên môn trên địa bàn.

- So sánh, đối chiếu kết quả điều tra thực tế với chính sách hiện hành.

2.3.4. Phương pháp chuyên gia

- Tham khảo ý kiến của 3 chuyên gia trong lĩnh vực và các nhà chuyên môn có kinh nghiệm để đánh giá đúng thực trạng thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của dự án đang nghiên cứu, từ đó đưa ra các giải pháp nhằm đẩy nhanh công thực hiện thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư trên địa bàn huyện nói riêng và phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế nói chung.

Chương 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Giới thiệu khái quát về huyện Nghĩa Hưng và Dự án đầu tư xây dựng khu công nghiệp dệt may Rạng Đông

3.1.1. Khái quát về huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định

3.1.1.1. Điều kiện tự nhiên * Vị trí địa lý:

Nghĩa Hưng là huyện ven biển, có toạ độ địa lý từ 190055’ đến 2000 19’20’’ vĩ độ Bắc và từ 106004’ đến 106011’ kinh độ Đông.

Phía Bắc giáp với huyện Nam Trực và huyện Ý Yên. Phía Đông Bắc giáp huyện Hải Hậu và Huyện Trực Ninh.

Phía Tây giáp huyện Kim Sơn và huyện Yên Khánh tỉnh Ninh Bình. Phía Nam giáp vịnh Bắc Bộ.

Với vị trí nằm giáp sông Đào, sông Đáy và sông Ninh Cơ, đất đai Nghĩa Hưng chủ yếu là đất phù sa do hệ thống sông Hồng bồi lắng tạo thành. Nghĩa Hưng có 3 mặt giáp sông và một mặt giáp biển tạo cho huyện có thế lợi về đường thuỷ, phát triển kinh tế biển. Trên địa bàn huyện, có 2 tuyến đường tỉnh lộ đi qua, đường 490C chạy dọc huyện từ Bắc xuống Nam là trục giao thông chính của huyện, đường 486B cắt ngang huyện tạo ra các thị tứ, trung tâm dịch vụ thương mại giữa huyện Nghĩa Hưng với huyện Hải Hậu và huyện Ý Yên.

Với vị trí địa lý khá thuận lợi đó là điều kiện quan trọng để Nghĩa Hưng phát triển kinh tế năng động, đa dạng và hoà nhập cùng với các địa phương trong và ngoài tỉnh.

* Địa hình:

Nghĩa Hưng nằm trải dài theo trục Bắc Nam, bề ngang hẹp (chỗ rộng nhất 11km, chỗ hẹp nhất chưa đến 1km). Địa hình bằng phẳng, ba mặt Bắc, Tây, Đông được bao bọc bởi ba con sông (sông Đào, sông Ninh Cơ, sông Đáy), mỗi năm tiến ra biển 50 -100 m đất. Dọc sông Ninh Cơ có các ruộng muối. Trong đê san sát những hồ chứa, ao, đầm nuôi trồng thuỷ sản, phía ngoài đê là khoảng 3500 ha bãi

ngập triều. Huyện có 12 km chiều dài bờ biển và 2 đảo cát nhỏ cách bờ biển 5km. Rừng phòng hộ ven biển Nghĩa Hưng thuộc Khu dự trữ sinh quyển đồng bằng sông Hồng. Nghĩa Hưng thuận lợi phát triển kinh tế nông nghiệp đa dạng.

3.1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

* Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2016 - 2019 đạt 11,02%/năm. Thu nhập bình quân đầu người đến năm 2019 đạt 30 triệu đồng/người.

- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế:

Cơ cấu kinh tế theo hướng đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng nhanh tỷ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ: Năm 2018 tỷ trọng các ngành công nghiệp xây dựng 35,6 %; Dịch vụ 31,1 %; Năm 2019 tỷ trọng các Công nghiệp, xây dựng – dịch vụ - nông, lâm, thủy sản là : 40,5% - 34,5% - 25%.

* Khu vực kinh tế nông nghiệp

Các ngành nông, lâm, ngư nghiệp trong thời gian qua có một bước phát triển khá. Tổng giá trị sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp bình quân đạt 748 tỷ đồng tốc độ tăng trưởng đạt 6%.

Sản xuất nông nghiệp tiếp tục được xác định là một lĩnh vực quan trọng trong phát triển kinh tế, đã đạt được kết quả khá toàn diện về năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất. Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp tăng bình quân 3,0%/năm và đạt bình quân 500 tỷ đồng/năm, tổng sản lượng lượng thực đạt bình quân 138.000 tấn.

- Trồng trọt: Những năm qua đẩy mạnh sản xuất vụ đông trên chân đất 2 lúa,

trồng màu, trồng cây công nghiệp và chuyển đổi những diện tích trồng lúa kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản, trồng màu. Nhiều mô hình sản xuất vụ đông, chuyển đổi nuôi trồng thủy sản, trồng màu đạt hiệu quả kinh tế cao tại các xã: Nghĩa Hồng, Nghĩa Hòa, Nghĩa Bình, Nghĩa Phong. Giá trị sản phẩm/ha canh tác đến năm 2019 đạt 70 triệu đồng.

Năng suất lúa hàng năm ổn định, bình quân đạt khoảng 124 tạ/ha/năm, so với năm 2018 tăng 22,0 tạ/ha. Lương thực bình quân đầu người đạt khoảng 816

kg/người/năm. Sản lượng lương thực đảm bảo an ninh lương thực, nhu cầu thức ăn cho chăn nuôi.

- Chăn nuôi: Tuy chịu ảnh hưởng của các đợt dịch cúm gia cầm, nhưng vẫn

tiếp tục phát triển về số lượng với chất lượng khá. Chăn nuôi chủ yếu bằng hình thức tận dụng thu hẹp dần, chăn nuôi theo phương pháp công nghiệp và bán công nghiệp được các gia trại, trang trại và nhiều hộ gia đình áp dụng.

Tổng đàn trâu bò có 3.563 con. Đàn lợn tăng nhanh về số lượng và chất lượng sản lượng tổng số đàn lợn có 92.088 con. Sản lượng thịt hơi xuất chuồng bán năm 2019 đạt 12.537 tấn, tổng đàn gia cầm có 779.230 con.

- Nuôi trồng thủy sản: Tốc độ tăng trưởng đạt 15,2%/năm, tổng sản lượng

nuôi trồng, đánh bắt thủy hải sản đến năm 2019 đạt 23.000 tấn.

- Lâm nghiệp: hàng năm trồng mới 256.000 cây và 50 ha phi lao, sú vẹt, bần. - Nghề muối: Sản xuất muối đạt kết quả khá, sản lượng muối ráo bình quân

năm đạt trên 4.000 tấn/năm.

* Khu vực kinh tế công nghiệp

Giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng cơ bản bình quân năm 2019 đạt 563 tỷ đồng, tăng 409 tỷ đồng so với năm 2017. Tỷ trọng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng cơ bản đến năm 2019 chiếm 20,69% tổng giá trị sản xuất.

Cụm công nghiệp Nghĩa Sơn phát huy hiệu quả tốt. Đến nay thu hút được trên 1.000 lao động làm việc, vùng bãi ven sông Đào, sông Đáy và sông Ninh Cơ phát triển sản xuất vật liệu xây dựng (có 7 nhà máy sản xuất gạch Tuynel đi vào sản xuất), sản lượng gạch năm 2019 đạt trên 96 triệu viên.

Lĩnh vực xây dựng cơ bản: triển khai xây dựng nhiều công trình quan trọng phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội ( thủy lợi Nam Nghĩa Hưng, kiên cố hóa hệ thống đê biển, nạo vét kênh Quần Vinh II, trạm bơm tiêu Hoàng Nam,...)

Ngành nghề tiểu thủ công nghiệp trong nông thôn tiếp tục được củng cơ và phát triển. Các làng nghề như: Dệt chiếu ở Tân Liêu (Nghĩa Sơn), Nghĩa Trung, thị trấn Liễu Đề, khâu nón lá ở Nghĩa Châu, Hoàng Nam, làm miến ở Nghĩa Lâm, sản xuất các mặt hàng thủ công, mỹ nghệ: mây tre đan, hàng nón, thảm ở Nghĩa Phong,

thị trấn Quỹ Nhất, Nghĩa Lợi… đã giải quyết việc làm cho nhiều lao động nông thôn và tăng thu nhập cho người dân.

* Khu vực kinh tế dịch vụ

Phát huy lợi thế của huyện về giao thông, các trung tâm dịch vụ thương mại phát triển nhanh và khá ổn định đa dạng về loại hình, phong phú về mặt hàng và lĩnh vực dịch vụ. Giá trị sản xuất ngành thương mại-dịch vụ bình quân giai đoạn 2017-2019 đạt 426 tỷ đồng, tốc độ tăng 12,42%/năm.

Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để các thành phần kinh tế phát triển mạnh dịch vụ bán lẻ hàng hóa, hầu hết các xã trong huyện đều hình thành các điểm dịch vụ và buôn bán hàng hóa, nâng cấp hệ thống chợ nông thôn, hoạt động tài chính, ngân hàng, kho bạc bước đầu đã có chuyển biến, góp phần quan trọng trong việc kiềm chế lạm phát. Ngành tín dụng ngân hàng tích cực huy động các nguồn vốn cho vay tạo điều kiện cho các ngành kinh tế có vốn phát triển sản xuất - kinh doanh.

* Dân số, lao động, việc làm và thu nhập

- Dân số, lao động và việc làm: Trong 3 năm tỷ lệ tăng dân số của huyện giảm từ 1,03% (năm 2016) xuống còn 0,9% năm 2019. Dân số năm 2019 giảm 5.884 người so với năm 2016. Mật độ dân số 709 người//km2 thấp hơn bình quân của tỉnh.

- Tổng lao động đến năm 2019 đang làm việc trong các ngành nghề kinh tế là: 101.995 người, trong đó số người có khả năng lao động: 89.665 người, mất khả năng lao động: 3.624 người; Người có khả năng lao động nhưng không có việc làm: 577 người. Phân bổ lao động theo các ngành kinh tế như sau:

- Lao động nông nghiệp, thủy sản: 78.083 người bằng 76,56% tổng lao động. - Lao động CN -TTCN và xây dựng: 14.143 người, bằng 13,87% tổng lao động. - Thương mại, dịch vụ: 9.769 người, bằng 9,57% tổng lao động.

3.1.1.3. Tình hình quản lý đất đai huyện Nghĩa Hưng, Nam Định

- Về ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất và tổ chức thực hiện:

Luật đất đai năm 2013 đã tạo ra những chuyển biến tích cực trong quản lý, sử dụng đất đai, đưa công tác quản lý đất đai ngày càng đi vào trật tự, kỷ cương.

UBND huyện đã tập trung chỉ đạo các ngành, các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đóng trên địa bàn huyện và UBND các xã, thị trấn tổ chức triển khai thực hiện Chỉ thị số: 01/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về triển khai thi hành Luật đất đai năm 2013 kèm theo là trong năm 2014 Bộ Tài nguyên và Môi Trường chủ trì trình Chính Phủ ban hành 5 Nghị định và phố hợp cùng Bộ Tài chính trình Chính phủ ban hành 2 Nghị định cụ thể là: 5 Nghị định được ban hành ngày15/5/2014 có hiệu lực từ 01/7/2014 là Nghị định số 43/2014/NĐ-CP quy định thi hành một số điều của Luật đất đai, Nghị định số 44/2014/NĐ-CP quy định về giá đất, Nghị đinh 45/2014/NĐ- CP quy định về tiền sử dụng đất, Nghị định 46/2014/NĐ-CP quy định về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước và Nghị định 47/2014/NĐ-CP quy định về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi; 2 Nghị định còn lại là Nghị định 102/2014/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính, và Nghị định 104/2014/NĐ-CP quy định về khung giá đất. Cấp tỉnh đã tổ chức 3 hội nghị quy mô lớn toàn tỉnh về triển khai thi hành Luật đất đai năm 2014 và các Nghị định thi hành Luật đất đai.

Huyện Nghĩa Hưng đã tổ chức quán triệt và triển khai Luật đất đai năm 2013 và các Nghị định thi hành Luật tới cán bộ chủ chốt huyện, lãnh đạo và cán bộ chuyên môn UBND cấp xã. Ở xã đã tổ chức quán triệt đến bí thư Chi bộ, xóm trưởng và các ban, ngành, đoàn thể xã; tổ chức tuyên truyền trên đài phát thanh, truyền thanh của huyện, xã.

- Về xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính:

Thực hiện Chỉ thị 364/CT-HĐBT của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ), huyện Nghĩa Hưng đã hoàn thành việc hoạch định ranh giới hành chính ở 2 cấp huyện, xã. Các tuyến ranh giới ở 2 cấp đều được xác định, thống nhất rõ ràng bằng các yếu tố địa vật cố định hoặc các điểm mốc giới và được triển vẽ lên bản đồ địa hình đã giúp cho công tác quản lý Nhà nước về địa giới ổn định thống nhất.

- Khảo sát, đo đạc, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất:

Được sự quan tâm giúp đỡ của Sở Tài nguyên và Môi trường, toàn Huyện Nghĩa Hưng đã xây dựng xong lưới địa chính cấp 1.

Đã có 25/25 xã, thị trấn của huyện đã đo đạc lập bản đồ địa chính. Trong đó, đo ở tỷ lệ 1/1000 được 3.023,81 ha, tỷ lệ 1/2000 được 17.129,75 ha, tỷ lệ 1/10.000 được 5.290,5 ha.

Đo chỉnh lý bản đồ địa chính, lập hồ sơ cấp GCN QSD đất: Thời gian qua, huyện Nghĩa Hưng tiếp tục triển khai đo đạc mới bản đồ địa chính theo công nghệ mới hiện đại tại 02 thị trấn: Liễu Đề và Rạng Đông để phục vụ cho công tác lập hồ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng và hỗ trợ tái định cư dự án đầu tư xây dựng khu công nghiệp dệt may rạng đông huyện nghĩa hưng tỉnh nam định​ (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)