Một số nhận định

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách phát triển thủy quân của các chúa nguyễn ở đàng trong thế kỉ XVI XVIII​ (Trang 48 - 58)

4. Phương pháp nghiên cứu

3.1. Một số nhận định

Các chúa Nguyễn từ thuở lập quốc và trong giai đoạn trị vì luôn phải đương đầu với nhiều thử thách. Trong thế phải đối đầu với chúa Trịnh ở Đàng Ngoài, Chúa đồng thời phải xây dựng và mở mang bờ cõi, đối mặt với những khó khăn kinh tế, sự đa dạng văn hóa. Trước sức ép của thời cuộc, khó khăn trong bước đầu dựng nước, họ Nguyễn hầu như phải đặt gạch xây những nền móng đầu tiên trên mọi lĩnh vực. Chúa Tiên với ý định lập giang sơn riêng, sau khi bãi bỏ các cơ quan hành chính của triều Lê đã đặt các tạm ty để thay thế, nhưng vẫn sử dụng các quy định quản lí nhà nước theo nhà Lê. Năm Nhâm Thân (1632), Chúa lập ra phép duyệt tuyển mới, tuy có nhiều cải tiến nhưng vẫn dựa trên qui chế đời Hồng Đức. Có thể thấy, việc chúa Nguyễn tự đề ra phép duyệt tuyển cho vùng đất mình cai quản, đã ngầm thể hiện sự độc lập thoát ly khỏi Đàng Ngoài. Đàng Trong đã tự gây dựng một vương quốc riêng, một chế độ riêng, ban hành chính sách vận hành riêng, quân đội riêng, tạo nên một đất nước hùng cường, một đất nước mà chế độ chính trị ôn hòa, rộng mở, nhân dân an cư lập nghiệp, chợ không hai giá, cửa ngoài không cần khóa, không trộm cắp và thương nghiệp phát triển.

Trong quá trình trị vì, các chúa Nguyễn đã xây dựng một lực lượng quân đội mạnh, đặc biệt là thủy quân. Để có thể đạt được thành tựu như vậy chính là nhờ hiệu quả của chính sách phát triển thủy quân, đã được ban hành và áp dụng rộng rãi. Đó là chính sách với nhiều điểm tiến bộ so với đương thời. Chính sách phát triển thủy quân của Chúa tập chung chủ yếu về các điểm: tuyển mộ binh lính, huấn luyện và trang bị, tổ chức và quản lý, kỷ luật và chính sách đãi ngộ; đồng thời kèm theo đó là hàng loạt các hoạt động khác để tận dụng tối đa vai trò của thủy quân như: đảm bảo an ninh và bảo vệ chủ quyền vùng biển, đảm bảo khai thác có hiệu quả nguồn lợi biển và việc phát triển kinh tế, thực hiện cứu nạn cứu hộ đồng thời làm nhiệm vụ tuần tra, truyền tin và vận chuyển.

Qua các chính sách mà Chúa thực thi trên lãnh thổ, có thể nhận thấy đã có nhiều bước tiến so với đương thời. Như trong việc tuyển mộ binh lính, mặc dầu họ Nguyễn hiếm về sức người nhưng vẫn thực hiện chính sách khoan thư, phân rõ đối tượng để bắt lính, không bắt lính bừa bãi có quy định rõ ràng độ tuổi tham gia quân ngũ, những trường hợp được miễn hoặc hoãn việc binh. Tuy nhiên, chính sách này vẫn chưa hoàn toàn triệt để, bởi nhu cầu của chiến tranh liên miên, đòi hỏi lượng dân đinh phải bổ sung thường xuyên để đảm bảo duy trì quân ngũ. Chính vì vậy khi chiến tranh kéo dài, hao tổn lớn về người và của thì việc áp số binh cho các xã trở nên khó khăn, họ không kịp xét kĩ số người đến tuổi đi lính thuộc trường hợp được miễn nhiễm hay không. Điều này có lẽ dẫn đến hiện tượng bắt càn từ các làng xã, không phải sai lầm từ chính sách nhưng do bối cảnh lịch sử đã làm cho chính sách thêm hà khắc hơn.

Tiếp đến là chính sách huấn luyện và trang bị vũ khí. Việc luyện tập diễn ra rất thường xuyên, triều đình thường xuyên tổ chức những đợt tổng duyệt lớn để kiểm tra trình độ binh lính. Đây là một điểm được đánh giá cao, vì người ta có câu “trăm hay không bằng quen tay”, nếu không tập luyện thường xuyên, quân lính khi bước vào thực chiến sẽ không thể nào thực hiện tác chiến tốt và khó tránh khỏi thất bại. Bên cạnh đó, việc luyện tập là cơ hội cho người lính rèn luyện thể lực, cũng như thi đua lập thành tích, tăng cường kĩ năng chiến đấu cũng như khả năng ứng chiến, kĩ năng sử dụng vũ khí mới. Các chúa Nguyễn cũng quy định rõ ràng về trang phục, đội hình đội ngũ, quân mệnh nghiêm trang luôn đòi hỏi thủy quân phải nghiêm chỉnh chấp hành. Điều này dần hình thành thói quen trong quân đội, đảm bảo thủy quân hoạt động có hiệu quả hơn khi tác chiến. Bên cạnh việc luyện tập, việc thường xuyên kiểm định vũ khí, tập cho binh lính cách sử dụng, cũng như cách chế tạo vũ khí là một điều quan trọng trong quân ngũ. Thủy binh phải biết sử dụng thành thạo súng ống, trọng pháo (đây là những vũ khí mới của châu Âu mà Chúa nhờ tài ngoại giao của mình đã đem về), ngoài ra còn có các vũ khí

truyển thống cũ như câu liêm, cung tên, dao.... Để tăng số lượng vũ khí, chúa Nguyễn đã liên kết với Bồ Đào Nha để mua bán vũ khí, học hỏi kĩ thuật phương Tây để chế tạo súng và đóng thuyền bè, sai lực lượng tuần hải đến các đảo xa bờ để thu lượm lại vũ khí thuyền bè bị đắm dạt vào bờ.

Ta cũng có thể thấy được một điểm yếu từ chính sách này khi Chúa không tập trung phát triển, cải cách trong phương pháp tác chiến, kế hoạch tác chiến, tăng kĩ năng của quân đội. Quân đội của Chúa sở dĩ giành được thắng lợi là do một phần “may mắn” vì số lượng áp đảo, một phần là nhờ vũ khí được sử dụng trong quân đội. Mặc dù vậy cũng phải thấy rằng việc dựa phần lớn vào sức mạnh của vũ khí sẽ không khiến cho quân đội phát triển toàn diện, điều này được chứng minh trong thời kì nhà Nguyễn sau này khi quân Pháp tiến đánh chiếm đóng cửa biển Đà Nẵng. Trong những trận giao chiến đó, thủy binh nước ta thể hiện yếu kém về mặt tổ chức, nghèo nàn trong phương thức và tụt hậu về mặt tư duy, và thực tế rằng chúng ta không thể lường trước được rằng thế giới đã phát triển kĩ thuật đến trình độ nào và quân đội của họ nhạy bén đến nhường nào. Vì vậy, có thể coi vũ khí là thế mạnh, nhưng không thể coi đó là điểm chính để phát triển quân đội. Với Đàng Trong, để phát triển quân đội, Chúa cũng đã chú trọng đến học hỏi kĩ thuật, chế tạo vũ khí từ các nước khác có nên quân sự mạnh, nhưng vẫn chưa hoàn toàn ứng dụng được vào thực tế tình hình Đàng Trong. Mặc dù vậy nhưng Chúa cũng đã đạt được một số thành tựu nhất định, điều này là không thể phủ định.

Chính sách tổ chức quản lí thủy quân là một bước tiến mới trong lịch sử. Trong giai đoạn thế kỉ XVI- XVIII thủy quân đã hoàn toàn độc lập và dần đi đến hoàn thiện hơn. Quân đội được tổ chức quy củ theo thuyền, đội, cơ, dinh. Trong đó thuyền là đơn vị nhỏ nhất thường từ 30 đến 100 người, chịu trách nhiệm quản lí thuyền là người kì trưởng cũng coi là người tiên phong; đội là đơn vị lớn hơn thuyền và thường gồm nhiều thuyền, người đứng đầu đội là Cai đội; cơ gồm nhiều đội và dinh thì gồm nhiều cơ, đứng đầu cơ và

dinh là Cai cơ và trưởng Dinh. Có sự phân biệt về chức vụ rõ rệt trong quân đội với nhiều cấp bậc khác nhau, chịu trách nhiệm riêng đối với khu vực được nhà nước giao nhiệm vụ cai quản. Việc phân chia công việc như vậy đảm bảo công việc được hoàn thành nhanh chóng, trách nhiệm cũng được phân định rõ dễ bề cho phép thưởng phạt của triều đình. Cách thức phân chia dinh theo nghĩa đạo quân sau này là cơ sở để dẫn đến sự phân chia hành chính sau này.

Vì thủy quân của Chúa rất đông, chiếm phần đa trong tổng quân binh của Chúa, bởi vậy Chúa cần phải đưa ra chính sách kỉ luật nghiêm ngặt đối với quân đội. “Quân mệnh như sơn”, có ý nghĩa là mệnh lệnh cấp trên truyền xuống là to lớn, có sức nặng, không thể lay chuyển được, cấp dưới căn cứ vào đó mà thực thi. Quân lính phải đảm bảo thực hiện đúng quy định của quân ngũ, làm trái mệnh lệnh có thể làm ảnh hưởng rất lớn, một mặt thể hiện quân mệnh chưa nghiêm, một mặt chứng tỏ quân không phục. Chính vì vậy chính sách kỉ luật nghiêm minh, hình phạt nghiêm trị là cần thiết áp dụng trong quân đội. Và chính sách của chúa Nguyễn đã làm được điều này, đã trừng trị những kẻ không tuân thủ, đưa ra các hình phạt hà khắc nhằm răn đe quân lính. Tuy nhiên, cũng có thể thấy nhiều hình phạt là quá dã man nếu lời miêu tả của người ngoại quốc là chân thực.

Hai hình thức thưởng- phạt luôn song hành cùng nhau đó là yêu cầu tất yếu của các quy chế. Vì vậy, bên cạnh chính sách kỉ luật nghiêm minh Chúa còn đề ra chính sách đãi ngộ nhằm giảm bớt tính khốc liệt trong chiến tranh, xoa dịu quân ngũ và đồng thời khuyến khích tinh thần quân dân. Chúa đã thực hiện trả lương cho binh lính để họ có thể yên tâm công tác. Đưa ra các mức thưởng khác nhau tùy vào cấp bậc cũng như các hoàn cảnh khác nhau. Chúa còn quan tâm đến đời sống của binh lính và gia đình họ, cấp đất cấp nhà để yên nghiệp sinh sống. Đó là đối với chính binh, còn đối với ngoại binh tuy không được hưởng nhiều chính sách đãi ngộ nhưng cũng đã phần nào nhận được sự khuyến khích về của cải và cả tinh thần.

Ngoài những chính sách cụ thể Chúa đề ra để tổ chức và vận hành quân đội phục vụ cho chính trị, Chúa còn lồng ghép thêm nhiều hoạt động khác nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của quân đội. Mặc dù, những hoạt động đó chưa đạt hiệu quả nhất định, nhưng đó là những hoạt động cho thấy ý tưởng tiến bộ về tổ chức và quản lý quân ngũ. Thủy binh không còn chỉ bó hẹp trong vai trò chính trị với những trận thủy chiến, họ còn có cơ hội phát huy điểm mạnh sông nước đóng góp sức mình vào vào việc bảo vệ, giữ gìn an ninh, hỗ trợ phát triển kinh tế và nhiều công việc khác giúp ích cho xã hội.

Thứ nhất là góp phần đảm bảo an ninh quốc gia và bảo vệ chủ quyền.

Các triều đại trước đã có vai trò xác lập chủ quyền đối với vùng biển phía Bắc nước ta, thì chúa Nguyễn là người có công lớn trong việc mở cõi và hoàn thành đường bờ biển nước ta kéo dài hết Trung Bộ và Nam Bộ ngày nay. Con đường Nam tiến cũng là con đường dẫn dắt người Việt đi xa hơn vùng đất ven bờ, tiến tới chiếm lĩnh biển đảo. Đây là một mốc quan trọng trong lịch sử biển đảo nước nhà, nhà nước ta bước đầu nhận thức được vai trò và vị trí của biển đảo, bước đầu đã có những hành động tuy chưa phải là chính thức thực thi nhưng đã mang bóng dáng của việc xác lập và thực thi chủ quyền để đến 200 năm sau nhà Nguyễn đã tiếp bước khẳng định chủ quyền trên vùng biển và vùng đảo và nối tiếp cho đến tận ngày nay

Đến khoảng thế kỉ XVI lực lượng thủy quân nhà Hồ được coi là sự khởi đầu cho sự ra đời một lực lượng độc lập, tách rời hoàn toàn với bộ binh, đây là một bước đột phá mới trong lịch sử quân sự Việt Nam. Và đến thế kỉ XVII, có nhiều yếu tố tác động đến sự phát triển của lực lượng này, chủ yếu là về mặt trang thiết bị vũ khí từ phương Tây. Những cuộc xung đột kéo dài giữa quân đội Trịnh – Nguyễn mà phạm vi chủ yếu là vùng ven biển. Cả hai Đàng tiến hành nhiều cuộc chạy đua vũ trang, trao đổi với phương Tây nhằm học hỏi kĩ thuật quân sự với mục đích đánh bại đối phương. Điều này đã tạo điều kiện hoàn thiện hơn tính độc lập của quân thủy nước ta đương thời. Cũng trong khoảng thời gian này, một vấn đề có ý nghĩa vô cùng quan trọng đóng

góp chính yếu vào độc lập quốc gia đó là sự trưởng thành hơn về ý thức và quyền thực thi chủ quyền trên vùng biển. Biên giới quốc gia trên đất liền, từ các triều đại trước đến nay đều đã được quan tâm, phân định rõ ràng, có cửa khẩu và phân định lính gác. Nhưng chủ quyền trên biển thực sự thì chưa được quan tâm toàn diện mặc dù đã có được đề cập đến. Cũng như các nước phương Đông khác, các triều đại phong kiến của nước ta không có xu hướng mở rộng phạm vi ra biển khơi. Một phần do chính sách bế quan tỏa cảng, một phần do hầu như dân ven biển chủ yếu làm ăn khai thác gần bờ, thuyền bè chưa được cải tiến, cũng không có ngoại lệ đi qua nước khác để trao đổi buôn bán vì người Việt không phải là những lái buôn giỏi, chỉ có việc triều cống có lẽ là lúc người Việt đi xa nhất. Nhưng việc quản lý của nhà nước đối với việc khai thác nguồn lợi biển, vận chuyển, vận tải thì đã hình thành từ rất lâu qua hình thức thuế khoán.

Việc Chúa thiết đặt đội Hoàng Sa, đội Bắc Hải là hành động đầu tiên trong việc hình thành ý thức hệ hướng biển, đây là bước quan trọng trong quá trình khởi đầu xác lập và thực thi quyền hạn đối với các đảo, quần đảo và vùng biển Đông của các chúa Nguyễn trong thế kỉ XVII-XVIII. Trong giai đoạn chưa có luật pháp quốc tế được đưa ra về việc xác lập chủ quyền trên biển thì việc nhà nước xác lập chủ quyền chính là dựa vào vị trí mà ngư dân bám biển đang hoạt động, đó chính là đường danh giới trên biển của quốc gia và chính quyền đương thời có trách nhiệm bảo vệ, có quyền quản lí và thực thi luật pháp nhà nước trên vùng biển đó. Đến thế kỉ XV có nhiều quan niệm mới mẻ hơn về vấn đề chủ quyền, nhà nước cũng đã chú trọng hơn đến vấn đề khai thác và bảo vệ vùng biển quốc gia, một hoạt động sôi nổi hơn đối với vùng biển chính là hoạt động thương mại ven biển. Các chúa Nguyễn vừa khuyến khích khai thác nguồn lợi biển, cũng như việc khuyến khích trao đổi buôn bán, nhưng cũng không quên việc khẳng định chủ quyền bằng việc tăng cường phòng thủ bờ biển bằng cách lập các đồn binh dày đặc ven viển, thành

lập các đội tuần tra biển, xây dựng một hệ thống vận tải và truyền tin hoạt động có hiệu quả trải dài theo bờ biển của lãnh thổ.

Lực lượng thủy quân của Chúa không thể bao quát hết được tất cả các hòn đảo một cách thường xuyên và liên tục bởi vậy chúa đã dựa vào dân để quản lí, thành lập những đội thổ binh, sau này sáp nhập vào thủy binh, để hỗ trợ việc quản lí và tuần tra vùng biển. Điều này đã giúp chúa đạt hiệu quả cao trong công việc, người dân tự nguyện tham gia bảo vệ vùng biển, đảo và quần đảo. Họ không chỉ vì nước nhà mà nguyện hy sinh mà cũng vì bảo vệ chính miếng cơm manh áo của mình, bỏi họ sống quanh năm là nhờ việc bám biển, bám thuyền. Các hoạt động của chúa Nguyễn trên biển chủ yếu tập trung vào 4 hướng sau: 1. Tổ chức khai thác biển, 2.Tổ chức tuần phòng trên biển, 3. Tổ chức phòng thủ bờ biển, 4. Tổ chức thu thuế và mở rộng buôn bán với nước ngoài, cứu nạn cứu hộ trên biển43

.

Ngay khi vào trấn thủ vùng Thuận Quảng, chúa Nguyễn đã nhanh chóng thiết lập quyền kiểm soát, khai thác quyền lợi trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Năm 1633, phái đoàn bộ thương gia Hà Lan đến Thuận Hóa. Các nguồn tài liệu công ty Đông Ấn Hà Lan còn chép rằng vào năm 1634 tàu Groo Tenbroeck của Hà Lan bị đắm ở khu quần đảo Hoàng Sa, thuyền trưởng cùng 12 thủy thủ dùng thuyền nhỏ vào bờ để trình báo chúa Nguyễn Phúc Nguyên và cầu xin sự giúp đỡ. Như vậy từ trước đó các nhà hàng hải Hà Lan, những người rất thành thạo biển Đông khi đó đều biết rằng chủ quyền của quần đảo này thuộc về chúa Nguyễn ở Đàng Trong. Năm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách phát triển thủy quân của các chúa nguyễn ở đàng trong thế kỉ XVI XVIII​ (Trang 48 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)