4. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Thủy quân chính quy
Thủy quân chính quy là lực lượng thuộc biên chế nhà nước, thường đóng ở các dinh và chịu sự chỉ huy của trấn thủ. Không có con số thống kê cụ thể nào về dân số Đàng Trong hay thâm chí dân số của một làng, nhưng lại có rất nhiều con số cụ thể về lượng binh lính của Đàng Trong chủ yếu là thủy binh. Điều này chứng tỏ thủy binh được chú trọng và chiếm đông đảo về số
lượng. Nhưng nhiều nhận định vẫn cho rằng số lượng chỉ bằng một phần tư lực lượng của họ Trịnh. Dựa vào đây chúng ta có thể thấy rằng, mặc dù lực lượng Đàng Trong không đông đảo so với Đàng Ngoài, nhưng thắng lợi của những trận thủy chiến trên biển cũng như trên sông của Đàng Trong đã cho thấy năng lực của thủy binh Đàng Trong, đó là sự tổ chức tốt, thao luyện tốt, kỉ luật tốt và hơn thế nữa là sự đầu tư về binh pháp và binh khí.
Chúa đứng đầu cả nước, được coi là võ vương- tướng tổng chỉ huy quân đội, là người thông thạo võ nghệ, có tài điều binh khiển tướng, hay hiểu theo cách khác thì trong giai đoạn này người ta chỉ có thể được chọn làm vua khi hội tụ đủ những tài năng trên. Đặt dưới sự kiểm soát trực tiếp của Chúa là các quan võ, quan võ rất được trọng dụng trong thời kì này, các vị trí then chốt cũng đều do quan võ đảm nhiệm. Thủy binh được tổ chức theo cơ cấu cấp bậc giảm dần: Dinh, cơ, đội và thuyền. Cả nước chia thành 12 dinh (sau là 13 dinh)28, dưới dinh là là các cơ, thấp hơn cơ là các đội và đơn vị nhỏ nhất của thủy binh là thuyền. Mỗi cơ thì gồm nhiều đội và thuyền, số người mỗi cơ là khác nhau, có cơ chỉ có 500 người có cơ lên đến 3000 người, đứng đầu cơ và đội là Cai cơ và Cai đội. Mỗi thuyền thường gồm 30 đến 100 binh và do viên Cai thuyền chỉ huy, mỗi đội có 3 đến 5 thuyền thuộc vào quy định và lính phân bổ cho mỗi dinh29
.
Khi nói về thủy binh của Đàng Trong, Li Tana đã đưa ra nhiều con số thống kê đáng tin cậy, như vào vào năm 1653 “hai cơ tả trung và hữu trung, mỗi cơ 14 thuyền, đều 700 binh. Nội thủy 58 thuyền, 6.410 quân, 4 đội tiền thủy, hậu thủy, tả thủy, hữu thủy mỗi đội có 5 thuyền và quân; 8 cơ tả nội bộ, hữu nội bộ, tiền nội bộ và hậu nội bộ, tả súng, hữu súng, tiền súng, hậu súng, mỗi cơ có 6 thuyền với 2.100 quân…”30 như vậy có thể thấy tổng số binh lên đến 22.740 chính binh (chưa kể thổ binh địa phương). Choisy một giáo sĩ
28 Li Tana (2004), Xứ Đàng Trong- Lịch sử kinh tế, xã hội Việt Nam thế kỉ 17 và 18, sđd, tr.64-65.
29 Trịnh Ngọc Thiện (2014), Tìm hiểu tổ chức quân đội Việt Nam thời kì chúa Nguyễn và vương triều Nguyễn
(từ cuối thế kỉ 16 đến nửa đầu thế kỉ 19), Tạp chí khoa học ĐHSP TPHCM, số 63, tr.105.
cũng đưa ra con số 30.000 quân vào năm 1679 hay giáo sĩ Vachet đến Đàng Trong và đưa ra con số 40.000 quân vào năm 1670 về tổng số binh cả nước. Theo thống kê của J. Barrow đến Đàng Trong vào năm 1792-1793 thì đến cuối thế kỉ XVIII, thì tổng số binh lính trong lực lượng thủy quân của chúa Nguyễn lên tới 26.800 người, trong đó có 800 người làm việc trong xưởng thuốc súng, 8000 người làm thủy thủ, 1200 người làm việc trên thuyền kiểu Châu Âu, 1600 người trên thuyền mành và 800 người chia đều trên 100 thuyền Gale. Mặc dù các con số là khác nhau, cũng không thể khẳng định độ chính xác tuyệt đối của các con số, nhưng ta có thể khẳng định con số tổng binh lính cũng xấp xỉ hàng chục vạn binh.