Chính sách đãi ngộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách phát triển thủy quân của các chúa nguyễn ở đàng trong thế kỉ XVI XVIII​ (Trang 42 - 48)

4. Phương pháp nghiên cứu

2.4. Chính sách đãi ngộ

Chính quyền Đàng Trong rất chú trọng đến vấn đề an dân vỗ về lòng quân. Đầu tiên là các chính sách đối với quân chính quy. Khác với binh lính Đàng Ngoài, quân lính ở Đàng Trong có nhiều chính sách đãi ngộ hơn. Nhà vua chịu trách nhiệm cung cấp chi trả cho người lính việc ở, ăn mặc và trang bị. Một khía cạnh trong đời sống của binh lính Đàng Trong khác so với Đàng Ngoài là người lính được cấp đất cấp nhà gần quân ngũ (những trường hợp không hưởng lương theo tháng), họ được phép sống cùng vợ con và trở về

nhà sau giờ làm việc38. Nhà ở sẽ có một buồng ngủ, một cái bếp và có một mảnh vườn để trồng trọt. Nhà nọ tách riêng nhà kia bằng hàng rào và đều có cách bài trí giống nhau, dãy nọ đối diện dãy kia và cách nhau khoảng 15m, khoảng trống đó dùng để làm lối đi lại cho quân lính cũng như các gia đình của quân lính. Quan chức thường ở cuối dãy để thuận tiện cho khoảng không gian riêng tư, rộng rãi thoải mái hơn. Thường doanh trại sẽ ở gần nơi chinh chiến hoặc gần biển để dễ dàng đáp ứng lệnh khi khẩn thiết. Những người lính phải tuân thủ một vợ một chồng không được phép đa thê đa thiếp, điều này không áp dụng cho quan chức. Mặc dù người lính không giúp được nhiều việc cho vợ con, nhưng đây cũng là một chính sách rất tiến bộ và đảm bảo được dân số. Bởi lẽ, nếu người lính đi lính từ 18 tuổi cho đến 60 tuổi mới có thể được trở về quê hương thì việc duy trì dân số để cung cấp cho chiến tranh sẽ rất khó khăn. Theo Choisy nhìn nhận thì vợ của người lính có thể sống với chồng khi chồng phục vụ trong quân đội, “hầu hết người lính Đàng Trong đều có vợ nhưng không cấp dưỡng được gì cho vợ”39

Để hỗ trợ một phần cho cuộc sống của binh lính và gia đình họ, chính quyền chúa Nguyễn đã thực thiện việc trích ngân sách để chi trả lương bổng cho binh lính. Có nhiều nhận định khác nhau về vấn đề lương bổng của người lính. Poivre thì cho rằng quân lính Đàng Trong lương thấp, đời sống gặp nhiều khó khăn. Nhưng đa số những người khác khi ghi chép về Đàng Trong lại cho rằng đời sống của người lính khá sung túc. Một binh lính được nhận lương là một hộc gạo và một quan tiền mỗi tháng, đủ để lo cơm áo cho một gia đình đông người. Cũng cùng quan điểm đó, Choisy chép rằng người lính được trả lương vào ngày đầu mỗi tháng, lương gồm 5 đồng bạc, một giạ gạo và một thứ cá mà người ta không thể bỏ qua, lương bổng giúp họ có thể phụ thêm kinh tế cho gia đình. Vả lại, làm lính thì không phải đóng thuế đinh nên nhiều người thích gia nhập quân ngũ hơn là làm dân thường đặc biệt là các gia đình đông

38

Li Tana (2004), Xứ Đàng Trong- Lịch sử kinh tế, xã hội Việt Nam thế kỉ 17 và 18, sđd, tr.86.

con, nghèo khó. Việc cấp phát lương theo tháng sẽ căn cứ vào sổ ghi binh chiếu thực xuống các cơ đội các dinh và chính dinh nộp lên mà cấp phát. Điều này cũng khó tránh khỏi việc gian dối cũng như không kiểm soát được chính xác. Bởi số binh kiểm theo quy định, không thường xuyên theo tháng, do đó còn có nhiều sai sót khi số binh trốn trại và số binh già nua về hưu vẫn được hưởng chế độ. Có lẽ thời gian đầu khi đất nước mới được hình thành, kinh tế còn yếu kém, quân đội thì đông, nên khó có thể đảm bảo được ổn định đời sống của người lính. Nhưng do nhu cầu về quân sự ngày càng tăng, kích thích sự phát triển của kinh tế, kinh tế Đàng Trong đã có bước tiến mới rõ rệt và hiệu quả hơn. Nhà nước thu được nhiều nguồn lợi từ lệ thuế khoán và việc buôn bán mở cửa, chính vì vậy việc cung cấp cho quân đội cũng được đầy đủ hơn. Đó là lí do vì sao có những nhận định trái chiều như vậy.

Việc trả lương cao cho binh lính sau này đã trở thành một trong những nhân tố dẫn đến chế độ quân sự ở Đàng Trong sụp đổ và dần chuyển sang chế độ dân sự. Việc trả lương bổng ở Đàng Ngoài khác so với Đàng Trong. Chúa Trịnh không trả trực tiếp cho binh lính, mà tướng lãnh cấp dưới thay mặt Chúa trả lương cho binh lính, vì quân lính nhận bổng lộc phụ thuộc trực tiếp vào tướng lãnh mà không hề có quy định rõ ràng mức trả là bao nhiêu. Chính vì thế binh lính Đàng Ngoài luôn phải dành thời gian để phục vụ cho việc riêng tư của tướng lãnh, “khi không có chiến tranh hay không có thao luyện binh đao, họ phải làm việc và hầu hạ các ông, nếu họ muốn kiếm việc nữa thì hoặc là làm cho chúa trong những việc công như xây cất, hoặc là sơn sửa thuyền chiến, bắc cầu hay dựng lại cầu và những công việc tương tự, như vậy không bao giờ họ rảnh rỗi, không bao giờ thất nghiệp”40

. Ở Đàng Trong thì ngược lại, quan cai quản không được phép dùng binh vào việc riêng tư. Điều này cho thấy binh lính Đàng Trong được hưởng chính sách đãi ngộ rất tốt, họ không phải lo lắng về việc thất nghiệp không có lương bổng hay phụ cấp, do vậy đời sống ổn định hơn, tinh thần quả cảm được tăng cường.

Trang phục của binh lính cũng được cấp phát bởi nhà nước, được chú trọng và có phân chia theo thời tiết, cấp bậc, loại binh. Y phục của quân lính vào mỗi ngày diễn tập hay ra trận thật cũng đều huy hoàng, chia màu sắc riêng hoặc bằng đỏ, xanh hay vàng. Trang phục thường gồm 4 bộ quân phục: khi trời mưa mặc thường phục theo màu đơn vị, ngày trời tạnh mặc nhung phục, một bộ khi chiến đấu và một bộ là thường phục hằng ngày. Trang phục hầu như bằng tơ lụa và được cấp phát vào đầu năm. Các binh chủng phân biệt với nhau bằng màu sắc. Các thủy thủ thường chỉ có một chiếc quần cụt bằng lụa trắng và mũ chóp bằng cỏ; nhưng khi chuẩn bị lâm trận họ đội một chiếc mũ chậu màu vàng một áo nịt hông. Mọi người trong cùng một chiến thuyền đều mặc cùng màu, họ để trần cánh tay, vai và phía phải.

Đối với các quan trông coi việc phát lương bổng, khi nhận được tiền từ triều đình phải tiến hành chiếu sổ mà phát ngay cho binh lính đúng hẹn, không được phép chậm trễ, không được để lòng binh không yên và triều đình mang theo công nợ. Người nào bị phát hiện tham quan tư lợi, cấp phát không đúng sổ sách quy định, ăn chặn tiền của binh lính làm của riêng mà bị tố cáo, sẽ lập tức bị điều tra và xử phạt nặng theo binh pháp. Bên cạnh đó, binh lính chỉ phải chấp hành mệnh lệnh làm việc công vì dân vì nước, không có trường hợp quan dùng binh vào để xây cất nhà hay tham gia vào những công việc riêng tư khác.

Không chỉ cai quản những người lính chặt chẽ mà con của họ cũng được lo lắng nuôi dạy đàng hoàng, cũng có những hình thức thưởng phạt khác nhau nhằm thúc đẩy học tập làm cho chúng học tập tốt hơn trong tương lai: “Các ông thầy của chúng cho chúng áo lụa nếu chúng học tập có kết quả; hoặc chỉ cho chúng áo vải gai khi chúng lười nhác; và khi cha mẹ chúng thấy chúng về với áo vải gai thì họ đánh đòn chúng và bắt chúng đi ăn xin trong một thời gian để cho chúng thấy hổ thẹn”41. Có thể thấy không phân biệt sang hèn giàu nghèo, không phân biệt con nhà quan hay con nhà lính, thường dân

tất cả đều được quyền đi học và chịu các hình thức thưởng phạt theo quy định của vương triều. Choisy là người duy nhất có nhắc đến đến việc dạy dỗ con cái của người lính tuy nhiên Choisy chưa từng đến Đàng Trong mà chỉ biên soạn lại những lời mà ông được nghe từ những người bạn của ông từ Đàng Trong trở về kể lại, nhưng ghi chép nhiều khi sai lệch so với hồi kí của Vachet một trong những người bạn của ông đã từng ở Đàng Trong.

Còn đối với những lực lượng không phải chính binh hoạt động theo kiểu bán quân sự, Chúa lại có những chính sách đãi ngộ riêng cho họ. Giả dụ như đối với đội tuần hải Hoàng Sa, họ được phép sử dụng phần dư những sản vật họ lượm được trong quá trình thi hành nhiệm vụ trên biển, nhưng là sau khi đã được triều đình đánh giá giá trị sản lượng đó và họ phải nộp lại một phần cho triều đình. Mặc dù thổ binh không được trả lương hàng tháng như chính binh vì họ chỉ làm việc theo hình thức thời vụ, nên họ chỉ được giảm một vài thứ sưu thuế cùng các tiền tuần đò. Mặc dù lợi ích từ việc làm cho nhà nước là không cao, song họ vẫn tích cực tham gia nghĩa vụ vì sau đó, nếu làm tốt họ sẽ được ban thưởng và cấp giấy chứng nhận đã hoàn thành khóa nghĩa vụ. Đây được coi là một món quà tinh thần đối với người dân tham gia thổ binh, họ có thể lấy đó làm niềm tự hào, có thể lấy đó mà khoe công lao với gia đình và bạn bè xóm giềng. Ngoài ra, làng nào càng có nhiều người tham gia, càng thể hiện sự dũng cảm của làng, giúp làng đó xây dựng tiếng tăm. Còn những người vi phạm cũng có hình thức phạt theo quy định. Cứ tháng 2 nhận giấy sai đi (điều này có nghĩa là họ hoạt động phải có giấy phép của triều đình mới được ra biển làm nhiệm vụ) và tháng 8 trở về phải đưa thuyền thẳng vào cửa Eo đến thành Phú Xuân để trình báo, giao nộp sản phẩm và lĩnh bằng (giấy xác nhận đã hoàn thành nghĩa vụ của một năm). Còn người nào “ngạo mạn càn bậy không đến (nhận giấy sai đi không đi), hay lại gian

dối lấy bớt các vật quý (không trung thực giao nộp) hoặc trong quá trình làm nhiệm vụ gây xích mích với người dân làm muối, làm cá đều phải trị tội”42

. Việc chú trọng quân sự đã giúp Đàng trong vững mạnh trong thời gian tồn tại thuở sơ khai, nhưng quân sự cũng chính là gánh nặng cho dân chúng và nhà nước, đã kéo Đàng Trong đến nguy cơ sụp đổ trong những năm cuối của triều đại. Điều này phải chăng đã buộc chúa Nguyễn phải chuyển dần nhà nước từ chế độ quân sự sang chế độ dân sự.

42

Trần Nam Tiến (2014), Đội Hoàng Sa trong lịch sử xác lập và bảo vệ chủ quyền biển đảo của Việt Nam, sđd, tr,89.

Chương 3: ĐÁNH GIÁ CHUNG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách phát triển thủy quân của các chúa nguyễn ở đàng trong thế kỉ XVI XVIII​ (Trang 42 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)