4. Cấu trúc luận văn
1.4.2. Tình hình kinh tế xã hội
Hiện nay, dân số tỉnh Tuyên Quang có 739.668 người, mật độ dân số trung bình toàn tỉnh 126 người/km2. Mật độ dân số của tỉnh là 131 người/km2, bằng 46,95 % mật độ dân số của cả nước và 105,36 % mật độ dân số của vùng. Tốc độ tăng dân số tự nhiên toàn tỉnh đạt 1,25 %. Dân số của tỉnh phân bố không đồng đều theo đơn vị hành chính. Huyện Sơn Dương có dân số lớn nhất với 181.052 người, chiếm 23,61 % dân số của cả tỉnh; huyện Lâm Bình có dân số thấp nhất với 31.471 người, chiếm 4,10 % dân số của cả tỉnh. Thành phố Tuyên Quang có mật độ dân số cao nhất với 804 người/km2, gấp 6,14 lần mật độ dân số chung của cả tỉnh; huyện Lâm Bình có mật độ dân số thấp nhất, chỉ 40 người/km2, bằng 30,67 % mật độ dân số chung của cả tỉnh.
Tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh tiếp tục phát triển, quốc phòng - an ninh được đảm bảo, đời sống nhân dân ổn định; 21/21 chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch, cụ thể kết quả ước thực hiện một số chỉ tiêu chủ yếu như sau:
(1) Tốc độ tăng trưởng GRDP (Giá so sánh năm 2015) tăng 8,0% so với năm 2017; GRDP bình quân đầu người theo giá hiện hành đạt 34 triệu đồng/người/năm.
(2) Giá trị sản xuất công nghiệp (Giá so sánh năm 2010) đạt 12.204 tỷ đồng; chỉ số sản xuất công nghiệp 113,0%.
(3) Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thuỷ sản (Giá so sánh 2010) đạt 7.427,4 tỷ đồng; sản lượng lương thực trên 35 vạn tấn.
(4) Trồng mới 10.545 ha rừng tập trung, đạt 103,9% kế hoạch (rừng sản xuất 10.276 ha).
(6) Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ xã hội 18.000 tỷ đồng, đạt 100% kế hoạch và tăng 29,6% so với năm 2018.
(7) Giá trị xuất khẩu hàng hóa 78,7 triệu USD, đạt 103% kế hoạch, tăng 11,6% so với năm 2018.
(8) Tổng thu cân đối ngân sách trên địa bàn 1.477 tỷ đồng, đạt 109% so với dự toán.
(9) Thu hút 1.430 nghìn lượt khách du lịch, đạt 100% kế hoạch, tăng 9,5% so với năm 2015; doanh thu xã hội về du lịch 1.226 tỷ đồng, đạt 100% kế hoạch, tăng 9% so với năm 2018.
(10) Tiếp tục nâng cao chất lượng dạy và học ở các cấp học; duy trì 100% xã, phường, thị trấn giữ vững phổ cập các bậc học.
(11) Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đạt 95,2%.
(12) Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng đạt 14,5% (kế hoạch 15%); có 7,7 bác sỹ/10.000 dân (kế hoạch 7,7 bác sỹ/10.000 dân).
(13) Tạo việc làm cho 20.900 lao động, đạt 110% kế hoạch, trong đó xuất khẩu 300 lao động đi làm việc ở nước ngoài. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 48%.
(14) Tỷ lệ hộ nghèo giảm 3,63%.
(15) Tỷ lệ hộ gia đình đạt danh hiệu gia đình văn hóa 84%; thôn, bản, tổ dân phố đạt danh hiệu văn hóa 72%; tỷ lệ cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa 85%.
(16) Tỷ lệ số hộ dân được sử dụng điện lưới quốc gia đạt 97,83% (kế hoạch 97,55%).
(17) Tỷ lệ che phủ rừng đạt trên 60%.
(18) 98% hộ dân ở thành thị được sử dụng nước sạch và 78% hộ dân ở nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh.
(19) Tỷ lệ chất thải nguy hại, chất thải y tế được xử lý đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đạt 100%.
(20) Tỷ lệ chất thải rắn thông thường được thu gom và xử lý đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng 92%.
(21) Tỷ lệ các đô thị, khu công nghiệp, cụm công nghiệp xử lý chất thải rắn, nước thải đạt tiêu chuẩn kỹ thuật hoặc quy chuẩn quốc gia tương ứng 85%.
CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu của đề tài
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: quản lý nhà nước về tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang dưới góc độ quản lý tổng hợp.
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu
+ Về nội dung: Đề tài tập trung đánh giá công tác QLNN về TNN trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang, tiếp cận theo góc độ quản lý tổng hợp (việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, các quy định, hướng dẫn nhằm quản lý tổng hợp tài nguyên nước;Việc triển khai các biện pháp quản lý tổng hợp tài nguyên nước; Việc kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm trong quản lý tài nguyên nước hướng đến quản lý tổng hợp; Hợp tác quốc tế trong quản lý tổng hợp tài nguyên nước).
+ Về không gian: Địa bàn tỉnh Tuyên Quang.
+ Về thời gian: Số liệu thu thập, xử lý, phân tích trong giai đoạn 2015 đến tháng 3/2020, những giải pháp được đề xuất đến năm 2030.
2.2. Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận QLNN về TNN và QLTHTNN. - Thực trạng công tác QLNN về TNN tại tỉnh Tuyên Quang.
- Đánh giá công tác QLNN về TNN tỉnh Tuyên Quang dưới góc độ QLTH.
2.3. Quan điểm tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Quan điểm tiếp cận
2.3.1.1. Tiếp cận tổng hợp
Trong luận văn, quan điểm tổng hợp được vận dụng để nghiên cứu toàn diện việc đánh giá công tác QLNN về TN Nước từ xây dựng, ban hành các chính sách, quy định, quy hoạch về tài nguyên nước; Tổ chức thực hiện các quy định đối với các đối tượng liên quan; Giám sát, xử lý các vi phạm trong lĩnh vực tài nguyên nước.
Quan điểm tổng hợp cũng được ứng dụng trong việc để xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác QLNN về TNN tại tỉnh Tuyên Quang. TNN có mối liên hệ và phụ thuộc với các tài nguyên khác như đất, rừng; tài nguyên nước rất dễ bị tổn thương do tác động của con người và rất khó kiểm soát.v.v bởi vậy các giải pháp đưa ra để quản lý tốt tài nguyên nước đòi hỏi sự phối kết hợp giữa nhiều chủ thể quản lý; nhiều lĩnh vực; nhiều cấp, nhiều ngành; nhiều tầng lớp dân cư trong cộng đồng … . Đồng thời cũng phải giải quyết tốt các mối quan hệ tương tác giữa con người và tự nhiên; giữa đất và nước; giữa nước mặt và nước ngầm; giữa khối lượng và chất lượng; giữa thượng lưu và hạ lưu; giữa nước ngọt và các vùng ven biển; giữa trong nước và ngoài nước; giữa các đối tượng sử dụng nước.v.v
2.3.1.2. Tiếp cận hệ thống
Cơ sở của quan điểm này là các yếu tố tự nhiên và KT-XH trên một lãnh thổ luôn có tác động qua lại và liên hệ chặt chẽ với nhau tạo thành hệ thống động lực hở, tự điều chỉnh và có trạng thái cân bằng động. Nước là yếu tố quan trọng đối với phát triển kinh tế và xã hội, đồng thời cũng có chức năng cơ bản trong việc duy trì tính toàn vẹn của môi trường tự nhiên. Tuy nhiên, nước chỉ là một trong số những nguồn tài nguyên thiên nhiên quan trọng, do đó, việc quy hoạch, quản lý tài nguyên nước phải được đặt trong định hướng quy hoạch chung về tài nguyên môi trường và kinh tế xã hội.
2.3.1.3. Tiếp cận sinh thái
Tiếp cận sinh thái là một chiến lược để quản lý tổng hợp đất, nước và các tài nguyên sống nhằm tăng cường bảo vệ và sử dụng bền vững theo hướng công bằng (Tổ chức bảo tồn thiên nhiên thế giới).
Tiếp cận sinh thái là cách tiếp cận quản lý mới nhằm giải quyết các thách thức đối với môi trường và con người. Tiếp cận sinh thái xem xét tổng thể hệ sinh thái, bao gồm cả con người và môi trường, thay thế cách tiếp cận quản lý truyền thống là chỉ quản lý một vấn đề hoặc chỉ quản lý nguồn tài nguyên. Tiếp cận sinh thái được khuyến nghị áp dụng trong công tác xây dựng các chiến lược, kế hoạch và đặc biệt là các quy hoạch về bảo tồn đa dạng sinh học. Tiếp cận sinh thái đã được áp dụng vào rất nhiều lĩnh vực phục vụ các mục đích khác
nhau. Trong bối cảnh nhu cầu quản lý và phát triển bền vững môi trường, cách tiếp cận sinh thái được áp dụng triển khai thành công trong thực tiễn trong quản lý ở nhiều quốc gia trên thế giới.
2.3.1.4. Tiếp cận phát triển bền vững
Tiếp cận phát triển bền vững đã trở thành định hướng và mục tiêu chung cho sự phát triển ở tất cả các quốc gia trên thế giới. Phát triển bền vững được định nghĩa là sự phát triển nhằm đáp ứng các nhu cầu của thế hệ hiện tại nhưng không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai (Báo cáo Brundtland của Uỷ ban Môi trường và Phát triển Thế giới năm 1987). Bản chất của phát triển bền vững là sự phát triển kết hợp hài hòa giữa ba yếu tố: kinh tế, xã hội và môi trường. Ngày 25/09/2015, Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc đã tổ chức hội nghị về phát triển bền vững với đại diện 193 nước tham dự, trong đó có Chủ tịch nước Trương Tấn Sang. Hội nghị đã thông qua chương trình nghị sự phát triển bền vững toàn cầu năm 2030 bao gồm 17 mục tiêu, trong đó có chấm dứt đói nghèo, đấu tranh với bất bình đẳng, vô luật pháp và giải quyết tình trạng biến đổi khí hậu.
Bất kỳ hoạt động phát triển kinh tế - xã hội dù ở hình thức hay quy mô nào cũng luôn gắn liền với việc khai thác, sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên và phát sinh các chất thải có khả năng gây ô nhiễm môi trường. Do đó, hoạt động khai thác và sử dụng TNN cần được nghiên cứu và định hướng quản lý theo tiếp cận phát triển bền vững để hướng tới sử dụng tiết kiệm nguồn tài nguyên có giá trị, tạo ra sản phẩm đem lại lợi ích kinh tế cao, giảm thiểu các tác hại tiêu cực tới môi trường tự nhiên, không để lại những hệ quả xấu tới cộng đồng địa phương và đồng thời đảm bảo thực hiện các cam kết quốc tế mà Việt Nam đã tham gia.
Đề tài đã vận dụng quản lý TNN theo hướng bền vững: tiết kiệm tài nguyên, bảo vệ môi trường, chấp hành các quy định của pháp luật.
2.3.1.5. Tiếp cận quản lý theo lưu vực
Tiếp cận quản lý theo lưu vực là công tác nghiên cứu đặc tính của lưu vực nhằm mục đích phân loại mức độ bền vững và ảnh hưởng của các công trình, dự án đến chức năng của lưu vực tác động đến thảm thực vật, động vật và con
người trong ranh giới lưu vực. Các thông số đánh giá bao gồm nguồn nước cấp, chất lượng nước, tháo nước qua kênh dẫn, nước mưa, luật pháp và công tác quy hoạch và sử dụng lưu vực. Người sử dụng đất, chính sách sử dụng đất, các chuyên gia quản lý nước mặt, các nhà hoạt động môi trường, các nhà đánh giá và cộng đồng sử dụng nước đóng một vai trò thiết yếu trong công tác quản lý lưu vực.
Đề tài đã vận dụng việc quản lý theo lưu vực để đảm bảo việc khai thác, sử dụng nguồn nước không làm ảnh hưởng tới dòng chảy, hệ sinh thái trên sông, suối theo Luật Tài nguyên nước và Luật Đê điều.
2.3.1.6.Tiếp cận quản lý TNN với sự tham gia của cộng đồng
Tiếp cận quản lý TNN với sự tham gia của cộng đồng dân cư chính là cánh tay nối dài của cơ quan QLNN về TNN. Nếu cộng đồng dân cư tích cực tham gia theo dõi, giám sát hoạt động khai thác, sử dụng TNN, phát hiện và thông báo sớm các hành vi vi phạm thì sẽ góp phần hạn chế các vụ vi phạm trong hoạt động khai thác, sử dụng TNN, giúp cơ quan quản lý xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm.
2.3.2. Phương pháp nghiên cứu
2.3.2.1. Phuơng pháp thu thập dữ liệu thứ cấp
Phương pháp này nhằm thu thập bổ sung các tài liệu, số liệu liên quan, gồm các tài liệu, số liệu, bản đồ... đang được lưu giữ tại địa phương.
Để có tài liệu nghiên cứu phải thông qua bước thu thập dữ liệu. Đây là giai đoạn có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với quá trình nghiên cứu, vì thông qua việc thu thập dữ liệu sẽ giúp làm rõ hơn đề tài nghiên cứu, giúp người nghiên cứu có thêm kiến thức về lĩnh vực nghiên cứu, đồng thời tránh trùng lặp với các nghiên cứu trước đây. Tuy nhiên việc thu thập dữ liệu thường tốn nhiều thời gian, công sức và chi phí, do đó phải nắm chắc các phương pháp thu thập dữ liệu để từ đó chọn ra phương pháp phù hợp.
Có hai phương pháp thu thập dữ liệu là thu thập dữ liệu sơ cấp và thu thập dữ liệu thứ cấp. Trong luận văn, tác giả sử dụng phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp. Dữ liệu này được thu thập chủ yếu từ các quy định, báo cáo của cơ quan
Nhà nước ở TW, UBND tỉnh và cơ quan chuyên môn về QLNN về TNN, gồm: Các văn bản luật, nghị định, thông tư quy định, hướng dẫn về TNN, QLNN về TNN và quy hoạch, các quy định, báo cáo (định kỳ hoặc đột xuất) của UBND tỉnh Tuyên Quang, các Sở, ngành thuộc tỉnh trong giai đoạn 2015 - 2020; Niên giám thống kê của Tổng cục Thống kê và Cục Thống kê tỉnh Tuyên Quang; sách giáo khoa; công trình, đề tài nghiên cứu khoa học có liên quan đến TNN và QLNN về TNN của một số nhà khoa học, những nhà chuyên môn, các luận văn thạc sỹ, các bài báo, các bài viết được đăng tải trên Internet, các bài tham luận tại các hội thảo khoa học... Việc thu thập dữ liệu được tiến hành khi tác giả bắt đầu có ý tưởng nghiên cứu và đăng ký đề tài, duy trì thường xuyên trong quá trình viết luận văn (để cập nhật tài liệu mới hoặc bổ sung tài liệu cần thiết khác theo hướng dẫn của người hướng dẫn khoa học). Chương I được tác giả thu thập chủ yếu từ mạng Internet, Phòng TNN - Sở TNMT, thư viện tỉnh Tuyên Quang; tài liệu nghiên cứu cho các Chương II, III được tác giả thu thập từ Sở TNMT, Thư viện tỉnh Tuyên Quang, Hệ thống quản lý văn bản của Văn phòng UBND tỉnh Tuyên Quang, mạng Internet.
2.3.2.2.Phương pháp phân tích, đánh giá tổng hợp
Phân tích là chia vấn đề ra thành từng phần, tiếp cận chúng ở những góc độ khác nhau, tài liệu khác nhau, sau đó tổng hợp chung lại để có nhận thức chung nhất, đúng đắn và đầy đủ về vấn đề, từ đó tìm ra được bản chất, quy luật của đối tượng nghiên cứu. Phương pháp này được tác giả sử dụng chủ yếu ở Chương I và Chương III của Luận văn.
Phân loại và hệ thống hóa dữ liệu: Trên cơ sở các tài liệu, số liệu thu thập được, tiến hành phân loại (phân loại dữ liệu phù hợp với từng chương: Tài liệu cung cấp cơ sở lý thuyết, tài liệu cung cấp cơ sở để phân tích, đánh giá thực trạng, tài liệu gợi ý cho giải pháp; trên cơ sở tài liệu cho từng chương lại phân loại tài liệu theo mục), đánh giá, tính toán và lựa chọn các nội dung, số liệu để đưa vào nghiên cứu. Sắp xếp các tài liệu phù hợp theo chương, mục, thời gian.
2.3.2.3.Phương pháp thống kê - so sánh
Phương pháp thống kê- so sánh được sử dụng phố biến trong Chương III. Các số liệu được thống kê từ các Báo cáo của UBND tỉnh, Sở TNMT Tuyên
Quang... nhằm cung cấp tư liệu cho việc đánh giá kết quả QLNN về TNN của tỉnh. Phương pháp so sánh được sử dụng để so sánh hiệu quả quản lý theo thời gian. Luận văn đã so sánh thống kê gần 40 văn bản gồm các báo cáo của UBND tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường các năm 2015 đến tháng 5/2020.
2.3.2.4. Phương pháp khảo sát thực địa
Tác giả đã liên hệ và làm việc với Phòng Tài nguyên Nước, Chi cục Bảo vệ môi trường, Sở TNMT tỉnh Tuyên Quang. Ngoài ra, tác giả cũng tiến hành khảo sát thực địa, quan sát, kiểm tra một số khu vực trong vùng nghiên cứu.
Tác giả đã đi thực địa một số công trình cấp nước, xả thải đại diện thuộc địa bàn tỉnh Tuyên Quang: Công trình khai thác nước mặt tại xóm Chanh, xã Thái Bình, huyện Yên Sơn; Công trình khai thác nước mặt hồ Kỳ Lãm, thành phố Tuyên Quang, Hệ thống xử lý nước thải Khu công nghiệp Long Bình An, thành phố Tuyên Quang; Hồ thủy điện Na Hang, huyện Na Hang…
2.3.2.5. Phương pháp chuyên gia
Tác giả đã tham khảo ý kiến của các chuyên gia trong các lĩnh vực: