Quan điểm tiếp cận

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công tác quản lý tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh tuyên quang dưới góc độ quản lý tổng hợp (Trang 37 - 40)

4. Cấu trúc luận văn

2.3.1. Quan điểm tiếp cận

2.3.1.1. Tiếp cận tổng hợp

Trong luận văn, quan điểm tổng hợp được vận dụng để nghiên cứu toàn diện việc đánh giá công tác QLNN về TN Nước từ xây dựng, ban hành các chính sách, quy định, quy hoạch về tài nguyên nước; Tổ chức thực hiện các quy định đối với các đối tượng liên quan; Giám sát, xử lý các vi phạm trong lĩnh vực tài nguyên nước.

Quan điểm tổng hợp cũng được ứng dụng trong việc để xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác QLNN về TNN tại tỉnh Tuyên Quang. TNN có mối liên hệ và phụ thuộc với các tài nguyên khác như đất, rừng; tài nguyên nước rất dễ bị tổn thương do tác động của con người và rất khó kiểm soát.v.v bởi vậy các giải pháp đưa ra để quản lý tốt tài nguyên nước đòi hỏi sự phối kết hợp giữa nhiều chủ thể quản lý; nhiều lĩnh vực; nhiều cấp, nhiều ngành; nhiều tầng lớp dân cư trong cộng đồng … . Đồng thời cũng phải giải quyết tốt các mối quan hệ tương tác giữa con người và tự nhiên; giữa đất và nước; giữa nước mặt và nước ngầm; giữa khối lượng và chất lượng; giữa thượng lưu và hạ lưu; giữa nước ngọt và các vùng ven biển; giữa trong nước và ngoài nước; giữa các đối tượng sử dụng nước.v.v

2.3.1.2. Tiếp cận hệ thống

Cơ sở của quan điểm này là các yếu tố tự nhiên và KT-XH trên một lãnh thổ luôn có tác động qua lại và liên hệ chặt chẽ với nhau tạo thành hệ thống động lực hở, tự điều chỉnh và có trạng thái cân bằng động. Nước là yếu tố quan trọng đối với phát triển kinh tế và xã hội, đồng thời cũng có chức năng cơ bản trong việc duy trì tính toàn vẹn của môi trường tự nhiên. Tuy nhiên, nước chỉ là một trong số những nguồn tài nguyên thiên nhiên quan trọng, do đó, việc quy hoạch, quản lý tài nguyên nước phải được đặt trong định hướng quy hoạch chung về tài nguyên môi trường và kinh tế xã hội.

2.3.1.3. Tiếp cận sinh thái

Tiếp cận sinh thái là một chiến lược để quản lý tổng hợp đất, nước và các tài nguyên sống nhằm tăng cường bảo vệ và sử dụng bền vững theo hướng công bằng (Tổ chức bảo tồn thiên nhiên thế giới).

Tiếp cận sinh thái là cách tiếp cận quản lý mới nhằm giải quyết các thách thức đối với môi trường và con người. Tiếp cận sinh thái xem xét tổng thể hệ sinh thái, bao gồm cả con người và môi trường, thay thế cách tiếp cận quản lý truyền thống là chỉ quản lý một vấn đề hoặc chỉ quản lý nguồn tài nguyên. Tiếp cận sinh thái được khuyến nghị áp dụng trong công tác xây dựng các chiến lược, kế hoạch và đặc biệt là các quy hoạch về bảo tồn đa dạng sinh học. Tiếp cận sinh thái đã được áp dụng vào rất nhiều lĩnh vực phục vụ các mục đích khác

nhau. Trong bối cảnh nhu cầu quản lý và phát triển bền vững môi trường, cách tiếp cận sinh thái được áp dụng triển khai thành công trong thực tiễn trong quản lý ở nhiều quốc gia trên thế giới.

2.3.1.4. Tiếp cận phát triển bền vững

Tiếp cận phát triển bền vững đã trở thành định hướng và mục tiêu chung cho sự phát triển ở tất cả các quốc gia trên thế giới. Phát triển bền vững được định nghĩa là sự phát triển nhằm đáp ứng các nhu cầu của thế hệ hiện tại nhưng không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai (Báo cáo Brundtland của Uỷ ban Môi trường và Phát triển Thế giới năm 1987). Bản chất của phát triển bền vững là sự phát triển kết hợp hài hòa giữa ba yếu tố: kinh tế, xã hội và môi trường. Ngày 25/09/2015, Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc đã tổ chức hội nghị về phát triển bền vững với đại diện 193 nước tham dự, trong đó có Chủ tịch nước Trương Tấn Sang. Hội nghị đã thông qua chương trình nghị sự phát triển bền vững toàn cầu năm 2030 bao gồm 17 mục tiêu, trong đó có chấm dứt đói nghèo, đấu tranh với bất bình đẳng, vô luật pháp và giải quyết tình trạng biến đổi khí hậu.

Bất kỳ hoạt động phát triển kinh tế - xã hội dù ở hình thức hay quy mô nào cũng luôn gắn liền với việc khai thác, sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên và phát sinh các chất thải có khả năng gây ô nhiễm môi trường. Do đó, hoạt động khai thác và sử dụng TNN cần được nghiên cứu và định hướng quản lý theo tiếp cận phát triển bền vững để hướng tới sử dụng tiết kiệm nguồn tài nguyên có giá trị, tạo ra sản phẩm đem lại lợi ích kinh tế cao, giảm thiểu các tác hại tiêu cực tới môi trường tự nhiên, không để lại những hệ quả xấu tới cộng đồng địa phương và đồng thời đảm bảo thực hiện các cam kết quốc tế mà Việt Nam đã tham gia.

Đề tài đã vận dụng quản lý TNN theo hướng bền vững: tiết kiệm tài nguyên, bảo vệ môi trường, chấp hành các quy định của pháp luật.

2.3.1.5. Tiếp cận quản lý theo lưu vực

Tiếp cận quản lý theo lưu vực là công tác nghiên cứu đặc tính của lưu vực nhằm mục đích phân loại mức độ bền vững và ảnh hưởng của các công trình, dự án đến chức năng của lưu vực tác động đến thảm thực vật, động vật và con

người trong ranh giới lưu vực. Các thông số đánh giá bao gồm nguồn nước cấp, chất lượng nước, tháo nước qua kênh dẫn, nước mưa, luật pháp và công tác quy hoạch và sử dụng lưu vực. Người sử dụng đất, chính sách sử dụng đất, các chuyên gia quản lý nước mặt, các nhà hoạt động môi trường, các nhà đánh giá và cộng đồng sử dụng nước đóng một vai trò thiết yếu trong công tác quản lý lưu vực.

Đề tài đã vận dụng việc quản lý theo lưu vực để đảm bảo việc khai thác, sử dụng nguồn nước không làm ảnh hưởng tới dòng chảy, hệ sinh thái trên sông, suối theo Luật Tài nguyên nước và Luật Đê điều.

2.3.1.6.Tiếp cận quản lý TNN với sự tham gia của cộng đồng

Tiếp cận quản lý TNN với sự tham gia của cộng đồng dân cư chính là cánh tay nối dài của cơ quan QLNN về TNN. Nếu cộng đồng dân cư tích cực tham gia theo dõi, giám sát hoạt động khai thác, sử dụng TNN, phát hiện và thông báo sớm các hành vi vi phạm thì sẽ góp phần hạn chế các vụ vi phạm trong hoạt động khai thác, sử dụng TNN, giúp cơ quan quản lý xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công tác quản lý tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh tuyên quang dưới góc độ quản lý tổng hợp (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)