Đánh giá công tác quản lý nhà nước về tài nguyên nước tại tỉnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công tác quản lý tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh tuyên quang dưới góc độ quản lý tổng hợp (Trang 46 - 54)

4. Cấu trúc luận văn

3.1.6. Đánh giá công tác quản lý nhà nước về tài nguyên nước tại tỉnh

đến năm 2035

31/12/2017 31/12/2017

6 291/2019/ QĐ-UBND

Quyết định phê duyệt Danh mục vùng hạn chế, vùng phải đăng ký khai thác nước dưới đất trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang

12/8/2019 12/8/2019

7 08/QĐ- UBND

Ban hành bảng giá tối thiểu tính thuế các loại tài nguyên trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang năm 2018

12/01/2018 12/01/2018

8 425/2018/ QĐ-UBND

Quyết định Ban hành bảng giá tối thiểu tính thuế các loại tài nguyên trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang năm 2019

31/12/2018 31/12/2018

Các văn bản, chính sách, quy định của UBND tỉnh Tuyên Quang về quản lý TNN giai đoạn 2015-2019 đã bám sát và cụ thể hóa việc thực hiện Luật Tài nguyên Nước 2012, các Nghị định, Thông tư của Chính phủ, các Bộ, ngành; đồng thời tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân dễ áp dụng, góp phần có hiệu quả vào công tác quản lý TNN của tỉnh và tháo gỡ kịp thời khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, nâng cao chất lượng cải cách hành chính ngành TN&MT.

3.1.6. Đánh giá công tác quản lý nhà nước về tài nguyên nước tại tỉnh Tuyên Quang Tuyên Quang

3.1.6.1. Những kết quả đạt được

a. Cấp nước phục vụ cho sản xuất nông nghiệp - Cấp nước cho trồng trọt

Toàn tỉnh Tuyên Quang có trên 2.992 đầu điểm công trình thủy lợi (bao gồm cả công trình có diện tích tưới nhỏ hơn 01 ha) với tổng chiều dài hệ thống kênh tưới trên 3.600 km trong đó đã kiên cố được trên 2.100 km kênh xây. Năm 2015 các công trình thuỷ lợi đảm bảo tưới cho trên 80% diện tích gieo cấy theo kế hoạch, góp phần đảm bảo ổn định về sản xuất và đời sống cho nhân dân.

- Cấp nước cho nuôi trồng thủy sản

Đến hết năm 2019, tỉnh Tuyên Quang có trên 11 nghìn ha diện tích nuôi trồng thủy sản, trong đó: Diện tích ao hồ nhỏ trên 2,0 nghìn ha, diện tích hồ thủy lợi khoảng 800 ha, diện tích các hồ thủy diện trên 8,4 nghìn ha và có trên 100 ha ruộng trũng có thể nuôi cá ruộng.

Diện tích nuôi trồng thủy sản năm 2019 toàn tỉnh là 11.423 ha (gấp 6,2 lần so với năm 2005), sản lượng thủy sản 6.869 (gấp 3 lần so với 2005); tốc độ tăng trưởng đạt 8,36%/năm cho thấy nuôi trồng thủy sản từng bước được phát triển, ngoài nuôi trồng thủy sản truyền thống thì trên địa bàn tỉnh đã hình thành được nghề nuôi thủy sản trên lồng, bè có hiệu quả cao, nâng cao thu nhập cho người dân trên địa bàn tỉnh.

Với mạng lưới hệ thống sông ngòi dầy đặc, đất đai mặt nước chưa sử dụng còn nhiều và đặc biệt chất lượng các nguồn nước mặt còn tương đối tốt rất thuận lợi để mở rộng, tăng năng suất, sản lượng trong chăn nuôi, đánh bắt thủy sản tạo điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội.

Nhìn chung các nội dung của quy hoạch cấp nước cho sản xuất nông nghiệp cơ bản đạt và vượt mục tiêu đề ra.

b. Cấp nước phục vụ cho đô thị.

Nước cho đô thị chủ yếu phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt, hoạt động dịch vụ của con người, nước cho công tác phòng cháy, chữa cháy, cho sản xuất tiểu thủ công nghiệp và mục đích công cộng (tưới cây, rửa đường,…); tính đến nay, tỷ lệ dân số đô thị được cung cấp nước sạch đạt 98%, đạt chỉ tiêu kế hoạch đề ra, trong đó:

- Đối với thành phố Tuyên Quang

Nguồn nước khai thác phục vụ cấp nước cho thành phố Tuyên Quang chủ yếu là nước dưới đất. Sau khi nhà máy xử lý với công suất 17.500 m3/ngày đêm hoàn thành cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu khai thác nước phục vụ cho khu vực thành phố Tuyên Quang.

Trong những năm vừa qua, mạng đường ống cũ đã được sửa chữa, nâng cấp và mở rộng, đảm bảo cung cấp nước sạch cho sinh hoạt dân cư và nước sản

xuất, kinh doanh cho cơ sở công nghiệp không chỉ trong địa bàn thành phố mà phát triển cả ra các khu vực lận cận. Ngoài ra, Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên cấp thoát nước Tuyên Quang đã và đang triển khai một số dự án khai thác các nguồn nước mặt khác để phục vụ cho phát triển kinh tế xã hội của khu vực thành phố Tuyên Quang như Công trình khai thác nước mặt tại xóm Chanh, xã Thái Bình, huyện Yên Sơn phục vụ cấp nước cho thành phố Tuyên Quang; Công trình khai thác nước mặt hồ Kỳ Lãm phục vụ cung cấp nước cho Khu công nghiệp Long Bình An.

Công tác xã hội hóa trong việc đầu tư khai thác nước phục vụ sinh hoạt cũng đã được các doanh nghiệp quan tâm đầu tư. Trong thời gian tới, ngoài Công ty TNHH một thành viên cấp thoát nước Tuyên Quang thì còn có Công ty TNHH Xây dựng và Thương mại Thanh Giang đã được Ủy ban nhân dân tỉnh cho phép đầu tư xây dựng công trình khai thác nước mặt sông Lô phục vụ sinh hoạt và phát triển kinh tế xã hội của khu vực thành phố Tuyên Quang.

- Đối với các khu vực đô thị khác (thị trấn: Tân Bình, Sơn Dương, Tân Yên, Vĩnh Lộc và Na Hang)

Thực hiện khai thác hiệu quả các các công trình khai thác nước đã có trong khu vực. Các nguồn nước được khai thác theo định hướng cấp nước của quy hoạch cơ bản đáp ứng được yêu cầu về trữ lượng và chất lượng phục vụ cấp nước cho sinh hoạt và dịch vụ của khu vực.

- Đối với các khu vực đô thị mới (Trung tâm huyện lỵ Yên Sơn và Trung tâm huyện lỵ Lâm Bình)

Đến nay, đã hoàn thành các dự án: Dự án thăm dò, đánh giá tài nguyên nước dưới đất, xây dựng bản đồ địa chất thủy văn tại xã Tứ Quận, Lang Quán, Thắng Quân, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang và Điều tra, đánh giá chi tiết tài nguyên nước khu vực xã Lăng Can, huyện Lâm Bình; Lập phương án khai thác nước phục vụ cấp nước cho trung tâm thị trấn huyện lỵ Lâm Bình...

Kết quả thực hiện dự án cho thấy các khu vực này có trữ lượng nước dưới đất dồi dào, chất lượng tốt đáp ứng được yêu cầu cấp nước cho sinh hoạt và phát triển kinh tế xã hội của khu vực và các vùng lân cận.

c. Cấp nước sinh hoạt nông thôn.

Đến năm 2019 toàn tỉnh Tuyên Quang có 382 công trình cấp nước tập trung và hơn 140 nghìn công trình cấp nước nhỏ lẻ hộ gia đình như giếng khoan, giếng đào, nước từ các mạch ngầm xuất lộ, nước từ các khe lạch trên núi hoặc nước sông suối gần nhà…. Trong đó các công trình từ các nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, vốn ngân sách, vốn tín dụng, vốn hỗ trợ quốc tế và các nguồn vốn khác đã hoàn thành việc đầu tư xây dựng mới, tu sửa, nâng cấp 174 công trình cấp nước tập trung: giai đoạn 2006-2010 xây dựng được 143 công trình; giai đoạn 2011-2015 xây dựng được 31 công trình với tổng số vốn đầu tư là 337,7 tỷ đồng. Giai đoạn 2016- 2020, từ nguồn vốn của Ngân hàng Thế giới, tỉnh được phê duyệt đầu tư 30 công trình cấp nước sinh hoạt cho cộng đồng dân cư, tổng vốn thực hiện là hơn 187 tỷ đồng. Xây dựng mới, cải tạo 195 công trình cấp nước và vệ sinh cho các trường học với tổng vốn hơn 30,3 tỷ đồng. Các công trình đảm bảo cung cấp nước cho hơn 13.400 hộ dân vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và các trường học. Hiện tại tỷ lệ dân cư nông thôn trong tỉnh được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh đạt 86,5%, trong đó trên 50,0% dân số được sử dụng nước sạch đạt quy chuẩn của Bộ Y tế.

d. Cấp nước cho công nghiệp

Nước phục vụ cấp nước cho công nghiệp được khai thác từ các nguồn nước dưới đất và nước mặt. Hiện nay, Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên cấp thoát nước Tuyên Quang đang triển khai xây dựng nhà máy cung cấp nước cho khu công nghiệp Long Bình An và khu công nghiệp Vĩnh Thái. Trong quá trình hoạt động sản xuất, các cơ sở kinh doanh cũng đã chủ động khai thác các nguồn nước đã có trong khu vực đảm bảo cấp nước cho sản xuất kinh doanh.

e. Cấp nước cho thủy điện

Đến nay trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang có 02 công trình thủy điện đang vận hành phát điện (thủy điện Tuyên Quang, thủy điện ICT Chiêm Hóa), 02 công trình thủy điện đang thi công (Nhà máy thủy điện Yên Sơn xây dựng tại xã Quý Quân huyện Yên Sơn, Thủy điện sông Lô 6) và 03 công trình đang chuẩn bị đầu

tư (thủy điện Thác Vàng, thủy điện sông Lô 8A thuộc huyện Hàm Yên; thủy điện sông Lô 8B, thủy điện Hùng Lợi 1 và Hùng Lợi 2 thuộc huyện Yên Sơn).

Các công trình hồ chứa thủy điện lớn nhỏ trên địa bàn tỉnh đã góp phần tạo nguồn năng lượng cho phát triển kinh tế của Tuyên Quang.

g. Phòng chống lũ lụt và phòng chống cạn kiệt nguồn nước

Hồ thủy điện Tuyên Quang được đưa vào vận hành với dung tích dành cho chống lũ khoảng 01 tỷ m3 đã cơ bản giảm thiểu tình trạng ngập lụt thường xuyên của thành phố Tuyên Quang; Đoạn sông Lô phía hạ du thuộc thành phố Tuyên Quang và huyện Sơn Dương, đã hình thành một tuyến đê ngăn lũ bảo vệ các khu dân cư, công trình hạ tầng và đất đai canh tác. Toàn tỉnh hiện có 43,114 km đê (tuyến đê tả 36,214km; tuyến đê hữu 6,9 km).

- Toàn tỉnh đã hoàn thành việc đầu tư xây mới 33 tuyến kè với tổng chiều dài 22,383km với kinh phí đầu tư 550,429 tỷ đồng, gồm có: Kè bảo vệ bờ sông Lô dài 2.727 m, Kè bảo vệ bờ sông Phó Đáy nơi đi qua khu du tích ATK huyện Sơn Dương chiều dài 2.336 m, Kè bảo vệ bờ sông Phó Đáy qua thị trấn Sơn Dương 4.829m, Kè bảo vệ suối Yên Trung xã Thanh Tương huyện Na Hang dài 80m, kè bảo vệ bờ suối xã Minh Quang dài 230m, kè bảo vệ bờ suối xã Hồng Quang dài 130m, kè bảo vệ bờ suối xã Kim Bình dài 30m.

Các công trình kè hoàn thành đưa vào sử dụng đã phát huy hiệu quả tốt, cùng với việc chống sạt lở, bảo vệ đất đai, khu dân cư và kết hợp chỉnh trang đô thị, bảo vệ các công trình văn hoá, di tích, lịch sử.

- Bảo vệ và phát triển nguồn nước mùa kiệt, hạn chế dòng chảy mùa lũ cần thiết phải trồng rừng và bảo vệ rừng đầu nguồn. Đây là công việc cần thiết và lâu dài, cần phải đẩy mạnh, huy động các nguồn kinh phí đầu tư cho việc trồng rừng, bảo vệ rừng và công tác khuyến lâm, xã hội hoá kinh tế nghề rừng.

Tính đến nay, Tỉnh Tuyên Quang có tổng diện tích đất lâm nghiệp 448.579,61 ha, chiếm 76,4% diện tích tự nhiên (rừng đặc dụng: 46.934,41 ha, chiếm 10,5%; rừng phòng hộ 121.627,06 ha, chiếm 27,1%; rừng sản xuất 280.018,14 ha, chiếm 62,4%). Diện tích rừng hiện có là 422.472 ha, trong đó có 189.000 ha rừng trồng. Trong những năm qua, nhờ công tác trồng rừng được

quan tâm đầu tư nên diện tích rừng sản xuất tăng nhanh. Tuyên Quang là một trong những tỉnh dẫn đầu cả nước về độ che phủ rừng, luôn duy trì ổn định tỷ lệ che phủ rừng của tỉnh ở mức 60% tạo khả năng giữ nước và hạn chế tốc độ dòng chảy tập trung.

h. Công tác bảo vệ tài nguyên nước

Năm 2012 đã hoàn thành Dự án:“Điều tra thống kê, đánh giá và đề xuất giải pháp kiểm soát, xử lý các nguồn nước thải trước khi xả thải vào sông Lô, sông Phó Đáy”. Kết quả thực hiện dự án đã hoàn thành điều tra trên diện tích 1.757 km2 thuộc lưu vực sông Lô và sông Phó Đáy; lấy mẫu phân tích 96 mẫu nước mặt và nước thải; tính toán tải lượng và đánh giá khả năng tiếp nhận của 7 đoạn sông từ đó đề xuất giải pháp và nhiệm vụ trọng tâm trong những năm tới để đảm bảo an toàn nguồn nước đối với sông Lô và sông Phó Đáy nguồn nước mặt chính phục vụ cho phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Tuyên Quang. Tài liệu của Dự án là cơ sở quan trọng phục vụ cho công tác quản lý nhà nước trên địa bàn.

Thực hiện Quyết định số 17/2009/QĐ-UBND ngày 22 tháng 10 năm 2009 của UBND tỉnh Tuyên Quang về việc phê duyệt quy hoạch bảo vệ môi trường tỉnh Tuyên Quang đến năm 2010, định hướng đến năm 2020, hàng năm Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện việc quan trắc, giám sát chất lượng môi trường nước, không khí, đất trên địa bàn tỉnh với tần suất 02 đợt/năm.

i. Công tác tuyên truyền pháp luật trong lĩnh vực tài nguyên nước

Thực hiện Quyết định số 1280/QĐ-UBND ngày 07/10/2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc phê duyệt Đề án truyền thông nâng cao nhận thức công đồng về tài nguyên nước, cụ thể như sau:

- Công tác truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng về tài nguyên nước: Đã phối hợp với UBND các huyện, thành phố triển khai hiệu quả các nội dung thuộc đề án truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng về tài nguyên nước:

- Đã tổ chức 7 lớp tập huấn về kỹ năng và nghiệp vụ truyền thông cho trên 500 lượt người tại các huyện, thành phố.

- Thiết kế, biên tập và in ấn 16.000 từ rơi, 2800 áp phích, 600 cuốn văn bản pháp luật về tài nguyên nước, 600 cuốn sổ tay hỏi đáp về tài nguyên nước

phục vụ cho công tác truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng về tài nguyên nước. Lắp đặt 9 biển pano 2 mặt tuyên truyền về tài nguyên nước tại các huyện, thành phố phục vụ cho công tác tuyên truyền.

- Phối hợp thực hiện chuyên mục “Tài nguyên nước” phát sóng trên Đài phát thanh và Truyền hình Tuyên Quang, mỗi tháng 01 phóng sự với thời lượng 15 phút và trên Báo Tuyên Quang mỗi tháng 01 bài, thường xuyên cập nhật thông tin tuyên truyền về tài nguyên nước lên Website của Sở Tài nguyên và Môi trường.

- Thực hiện quy chế phối hợp với Tỉnh đoàn Tuyên Quang: Mỗi năm tổ chức mít tinh hưởng ứng ngày nước thế giới tại 1 huyện, thành phố với lượng người tham gia từ 800-1000 người

- Tổ chức hội nghị tập huấn nghị định của Chính phủ Quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản cho các đơn vị hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang.

3.1.6.2. Các mặt còn hạn chế

a. Khai thác TNN còn mang tính đơn ngành

Các ngành dùng nước trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang hiện nay đang khai thác TNN một cách riêng rẽ theo yêu cầu của mỗi ngành mà chưa có sự phối hợp với nhau nên hiệu quả sử dụng nước chưa cao.

Trong mùa khô, đặc biệt là những năm thiếu nước (năm 2010-2011), hạn hán, chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành để điều phối, chia sẻ nguồn nước chống hạn và tăng hiệu quả sử dụng nước. Điều này dẫn đến mâu thuẫn sử dụng nước giữa các ngành có khả năng tăng cao trong tương lai khi nhu cầu dùng nước tăng lên mà nguồn nước ngày càng có xu hướng bị thiếu hụt.

b. Hiệu quả sử dụng nước thấp

Hiện nay công trình thủy lợi vẫn còn trên 42% là công trình tạm, nhanh chóng xuống cấp, mức đảm bảo tưới thấp, lũ lụt hàng năm gây hư hỏng, nên công tác thủy lợi phục vụ sản xuất còn thiếu chủ động; việc quy hoạch đầu tư xây dựng mới tập trung giải quyết tưới cho lúa, diện tích tưới cho màu còn nhỏ lẻ và phân tán nên phần nào chưa đáp ứng được yêu cầu canh tác.

Chất lượng quản lý công trình thủy lợi một số nơi còn hạn chế nên hiệu quả khai thác công trình thủy lợi chưa cao.

c. Công tác quản lý còn bất cập

Theo thống kê, trên toàn tỉnh có 3.056 công trình khai thác nước mặt với tổng lưu lượng khai thác 16.965.220.070 m3/năm; 138.178 giếng khai thác nước dưới đất với tổng lượng nước khai thác 62.219.203 m3/năm, tỉnh Tuyên Quang

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công tác quản lý tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh tuyên quang dưới góc độ quản lý tổng hợp (Trang 46 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)