Quyền đối với hình ảnh

Một phần của tài liệu PA00TNSC (Trang 29)

Cá nhân có quyền đối với hình ảnh của mình. Việc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được người đó hoặc người đại diện của họ đồng ý. Việc sử dụng hình ảnh của người khác vì mục đích thương mại thì phải trả thù lao cho người có hình ảnh, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác (khoản 1 Điều 32 BLDS).

Trƣờng hợp nào cá nhân, tổ chức khác sử dụng hình ảnh của cá nhân mà không cần sự đồng ý của ngƣời có hình ảnh?

Việc sử dụng hình ảnh trong trường hợp sau đây không cần có sự đồng ý của người có hình ảnh hoặc người đại diện hợp pháp của họ:

- Hình ảnh được sử dụng vì lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng;

- Hình ảnh được sử dụng từ các hoạt động công cộng, bao gồm hội nghị, hội thảo, hoạt động thi đấu thể thao, biểu diễn nghệ thuật và hoạt động công cộng khác mà không làm tổn hại đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của người có hình ảnh.

Lưu ý: Việc sử dụng hình ảnh của người khác trong hai trường hợp nêu trên vì mục đích thương mại thì vẫn phải trả thù lao cho người có hình ảnh, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

(Khoản 2 Điều 32 BLDS)

Tổ chức, cá nhân sử dụng hình ảnh của cá nhân khác một cách trái pháp luật thì bị xử lý hành chính nhƣ thế nào?

Cơ quan nhà nước có thẩm quyền căn cứ vào tính chất, mức độ của hành vi vi phạm mà truy cứu trách nhiệm pháp lý của người vi phạm về dân sự, hành chính hoặc hình sự. Về xử lý vi phạm hành chính, người sử dụng hình ảnh có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng khi có hành vi lợi dụng hình ảnh của người khuyết tật để trục lợi hoặc thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.

(Điểm a khoản 3 Điều 9 Nghị định số 144/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về bảo trợ, hỗ trợ xã hội và bảo vệ, chăm sóc trẻ em)

Một phần của tài liệu PA00TNSC (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)