Quyền kết hôn

Một phần của tài liệu PA00TNSC (Trang 34 - 37)

Nam, nữ có quyền kết hôn. Nhà nước có chính sách, biện pháp bảo hộ hôn nhân và gia đình, tạo điều kiện để nam, nữ xác lập hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ, một chồng, vợ chồng bình đẳng.

(Khoản 1 Điều 2, khoản 1 Điều 4 Luật HNGĐ)

Nam, nữ khi kết hôn cần tuân thủ những điều kiện nào?

Nam, nữ khi kết hôn phải tuân thủ các điều kiện sau đây: - Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên; - Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định; - Không bị mất NLHVDS;

- Không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn quy định tại khoản 2 Điều 5 Luật HNGĐ.

(Khoản 1 Điều 8 Luật HNGĐ)

Nam, nữ bị cấm kết hôn trong những trƣờng hợp nào?

Nam, nữ bị cấm kết hôn trong các trường hợp sau đây:

- Kết hôn giả tạo (là việc lợi dụng kết hôn để xuất cảnh, nhập cảnh, cư trú, nhập quốc tịch Việt Nam, quốc tịch nước ngoài; hưởng chế độ ưu đãi của Nhà nước hoặc để đạt được mục đích khác mà không nhằm mục đích xây dựng gia đình);

- Tảo hôn (là việc lấy vợ, lấy chồng khi một bên hoặc cả hai bên chưa đủ tuổi kết hôn theo luật hôn nhân và gia đình);

31

- Cưỡng ép kết hôn (là việc đe dọa, uy hiếp tinh thần, hành hạ, ngược đãi, yêu sách của cải hoặc hành vi khác để buộc người khác phải kết hôn trái với ý muốn của họ);

- Lừa dối kết hôn (là hành vi cố ý của một bên hoặc của người thứ ba nhằm làm cho bên kia hiểu sai lệch và dẫn đến việc đồng ý kết hôn; nếu không có hành vi này thì bên bị lừa dối đã không đồng ý kết hôn);

- Cản trở kết hôn (là việc đe dọa, uy hiếp tinh thần, hành hạ, ngược đãi, yêu sách của cải hoặc hành vi khác để ngăn cản việc kết hôn của người có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của luật hôn nhân và gia đình trái với ý muốn của họ);

- Yêu sách của cải trong kết hôn (là việc đòi hỏi về vật chất một cách quá đáng và coi đó là điều kiện để kết hôn nhằm cản trở việc kết hôn tự nguyện của nam, nữ);

- Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;

- Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;

- Lợi dụng việc thực hiện quyền về hôn nhân và gia đình để mua bán người, bóc lột sức lao động, xâm phạm tình dục hoặc có hành vi khác nhằm mục đích trục lợi.

(Điểm a, b, c, d, đ, i khoản 2 Điều 5 Luật HNGĐ)

Tuổi kết hôn của nam, nữ đƣợc xác định nhƣ thế nào?

Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên được kết hôn. Việc tính nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên được xác định theo ngày, tháng, năm sinh. Trường hợp không xác định được ngày sinh, tháng sinh thì thực hiện như sau:

- Nếu xác định được năm sinh nhưng không xác định được tháng sinh thì tháng sinh được xác định là tháng một của năm sinh;

- Nếu xác định được năm sinh, tháng sinh nhưng không xác định được ngày sinh thì ngày sinh được xác định là ngày mùng một của tháng sinh.

Ví dụ: Chị B sinh ngày 10-01-1997. Ngày 08-01-2015, chị B đi đăng ký kết hôn với anh A tại UBND xã X. Tại thời điểm đi đăng ký kết hôn, chị B chưa đủ 18 tuổi (ngày chị B đủ 18 tuổi là ngày 10-01-2015), như vậy, theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 8 của Luật HNGĐ thì chị B chưa đủ điều kiện về tuổi kết hôn quy định.

(Khoản 1 Điều 2 Thông tư liên tịch số 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC- BTP)

32

Hiểu nhƣ thế nào là ngƣời đang có vợ hoặc có chồng?

Người đang có vợ hoặc có chồng là người thuộc một trong các trường hợp sau đây:

- Người đã kết hôn với người khác theo đúng quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình nhưng chưa ly hôn hoặc không có sự kiện vợ (chồng) của họ chết hoặc vợ (chồng) của họ không bị tuyên bố là đã chết;

- Người xác lập quan hệ vợ chồng với người khác trước ngày 03-01-1987 mà chưa đăng ký kết hôn và chưa ly hôn hoặc không có sự kiện vợ (chồng) của họ chết hoặc vợ (chồng) của họ không bị tuyên bố là đã chết;

- Người đã kết hôn với người khác vi phạm điều kiện kết hôn theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình nhưng đã được Tòa án công nhận quan hệ hôn nhân bằng bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật và chưa ly hôn hoặc không có sự kiện vợ (chồng) của họ chết hoặc vợ (chồng) của họ không bị tuyên bố là đã chết.

(Khoản 4 Điều 2 Thông tư liên tịch số 01/2016/TTLT-TANDTC- VKSNDTC-BTP)

Nam, nữ chung sống với nhau nhƣ vợ, chồng mà không đăng ký kết hôn có làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của vợ chồng giữa họ hay không?

- Nam, nữ có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật HNGĐ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn thì không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của vợ chồng. Quyền, nghĩa vụ của cha mẹ đối với con trong trường hợp nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng được giải quyết theo quy định chung của Luật HNGĐ về quyền, nghĩa vụ cha mẹ và con mà không có sự phân biệt đối xử. Đối với tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng được giải quyết theo thỏa thuận giữa các bên. Trường hợp không có thỏa thuận thì giải quyết theo quy định của BLDS và quy định của pháp luật có liên quan. Việc giải quyết quan hệ tài sản bảo đảm phải bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của phụ nữ và con; công việc nội trợ và công việc khác có liên quan để duy trì đời sống chung được coi như lao động có thu nhập.

Trường hợp nam nữ đang chung sống như vợ chồng mà thực hiện việc đăng ký kết hôn theo quy định của pháp luật thì quan hệ hôn nhân được xác lập từ thời điểm đăng ký kết hôn.

(Điều 14, Điều 15 và Điều 16 Luật HNGĐ; Điều 3 Thông tư liên tịch số 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP)

Cơ quan nào có thẩm quyền đăng ký kết hôn?

Cơ quan có thẩm quyền đăng ký kết hôn là UBND xã, phường, thị trấn nơi nam hoặc nữ thường trú hoặc tạm trú theo Luật cư trú.

33

Ngƣời có họ trong phạm vi ba đời hoặc cùng dòng máu về trực hệ mà kết hôn hoặc giao cấu với nhau thì s bị xử lý nhƣ thế nào?

Việc kết hôn hoặc giao cấu giữa những người có họ trong phạm vi ba đời hoặc cùng dòng máu về trực hệ thì có thể bị xử phạt hành chính hoặc bị xử lý hình sự. Ví dụ, hành vi kết hôn giữa những người có họ trong phạm vi ba đời có thể bị xử lý hành chính với mức phạt từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng. Trường hợp đủ yếu tổ cấu thành tội loạn luân thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội loạn luân.

(Khoản 1 Điều 48 Nghị định số 110/2013/NĐ-CP ngày 24/9/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong l nh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nh n và gia đ nh, thi hành án d n sự, phá sản doanh nghiệp và hợp tác

xã; Điều 184 BLHS)

Ngƣời tảo hôn hoặc hoặc ngƣời tổ chức tảo hôn thì s bị xử lý nhƣ thế nào?

Hành vi tảo hôn hoặc tổ chức tảo hôn có thể bị xử phạt hành chính theo chế tài cảnh cáo, phạt tiền hoặc bị xử lý hình sự. Ví dụ người có hành vi tổ chức lấy vợ, lấy chồng cho người chưa đủ tuổi kết hôn thì có thể bị xử lý hành chính với chế tài cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng. Trường hợp người này đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm thì có thể bị xử lý hình sự với chế tài phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm.

(Điều 47 Nghị định số 110/2013/NĐ-CP ngày 24/9/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong l nh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp,

hôn nh n và gia đ nh, thi hành án d n sự, phá sản doanh nghiệp và hợp tác xã; Điều 183 BLHS)

Một phần của tài liệu PA00TNSC (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)