Ngƣời thuộc dân tộc thiểu số

Một phần của tài liệu PA00TNSC (Trang 113 - 119)

Chính sách dân tộc được thực hiện theo nguyên tắc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, giúp nhau cùng phát triển.

Đảm bảo và thực hiện chính sách phát triển toàn diện, từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số.

110

Đảm bảo việc giữ gìn tiếng nói, chữ viết, bản sắc dân tộc, phát huy những phong tục, tập quán, truyền thống và văn hóa tốt đẹp của mỗi dân tộc.

Các dân tộc có trách nhiệm tôn trọng phong tục, tập quán của nhau, góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

(Điều 3 Nghị định số 05/2011/NĐ-CP)

Việc đặt họ, tên cho con của ngƣời thuộc dân tộc thiểu số đƣợc quy định nhƣ thế nào?

Người thuộc dân tộc thiểu số có thể đặt họ, tên cho con theo tiếng dân tộc của mình, nhưng không đặt tên bằng số, bằng một ký tự mà không phải là chữ.

Họ của con được xác định theo họ của cha đẻ, họ của mẹ đẻ theo thỏa thuận của cha mẹ, nếu không có thỏa thuận thì họ của con được xác định theo tập quán (xem nội dung trả lời các câu hỏi tại mục 2.3 Tệp 2 về quyền họ, tên)

(Khoản 3 Điều 26 BLDS)

Chồng tôi là ngƣời dân tộc Kinh còn tôi là ngƣời Ê-đê, khi sinh con chúng tôi không thống nhất đƣợc việc chọn dân tộc cho con, đề nghị cho biết trong trƣờng hợp này dân tộc của con chúng tôi đƣợc xác định nhƣ thế nào?

Theo quy định pháp luật, cá nhân khi sinh ra được xác định dân tộc theo dân tộc của cha đẻ, mẹ đẻ; trường hợp cha đẻ, mẹ đẻ thuộc hai dân tộc khác nhau thì dân tộc của con được xác định theo dân tộc của cha đẻ hoặc mẹ đẻ theo thoả thuận của cha đẻ, mẹ đẻ; trường hợp không có thỏa thuận thì dân tộc của con được xác định theo tập quán; trường hợp tập quán khác nhau thì dân tộc của con được xác định theo tập quán của dân tộc ít người hơn.

Như vậy, trong trường hợp của bạn, dân tộc Ê-đê được xác định là dân tộc ít người hơn dân tộc Kinh, do vậy, dân tộc của con bạn có thể được xác định theo tập quán của người Ê-đê.

(Khoản 2 Điều 29 BLDS)

Tập quán của dân tộc thiểu số áp dụng trong quan hệ dân sự, hôn nhân và gia đình đƣợc quy định nhƣ thế nào?

Theo quy định pháp luật, tập quán là quy tắc xử sự có nội dung rõ ràng để xác định quyền, nghĩa vụ của cá nhân, pháp nhân trong quan hệ dân sự cụ thể, được hình thành và lặp đi lặp lại nhiều lần trong một thời gian dài, được thừa nhận và áp dụng rộng rãi trong một vùng, miền, dân tộc, cộng đồng dân cư hoặc trong một lĩnh vực dân sự.

Trường hợp các bên không có thoả thuận và pháp luật không quy định thì có thể áp dụng tập quán để giải quyết quan hệ pháp luật dân sự, quan hệ hôn nhân và gia đình, nhưng tập quán áp dụng không được trái với các nguyên tắc cơ bản của

111

pháp luật dân sự, nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình, không vi phạm điều cấm của Luật hôn nhân và gia đình.

Trường hợp có nhiều tập quán thì áp dụng tập quán do các bên thỏa thuận; nếu các bên viện dẫn các tập quán khác nhau thì tập quán có giá trị áp dụng là tập quán được thừa nhận tại nơi phát sinh vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình.

(Điều 3, Điều 5 BLDS; Điều 2, khoản 1 Điều 4, Điều 7 Luật HNGĐ; Mục III.1 Văn bản số 01/2017/GĐ-TANDTC ngày 07/4/2017 của TANDTC giải đáp một

số vấn đề nghiệp vụ)

Ở địa phƣơng nơi tôi sinh sống có tập quán chỉ đƣợc kết hôn với những ngƣời cùng dân tộc, vậy theo quy định của pháp luật, tập quán này có đƣợc công nhận hay không?

Theo quy định pháp luật, mọi cá nhân đều bình đẳng, không được lấy bất kỳ lý do nào đẻ phân biệt đối xử; hôn nhân giữa công dân Việt Nam thuộc các dân tộc được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ. Về kết hôn, việc kết hôn giữa những người khác dân tộc không thuộc các hành vi bị cấm. Bên cạnh đó, Nhà nước cũng xác định một trong các tập quán lạc hậu về hôn nhân và gia đình cần vận động xóa bỏ là tập quán cản trở hôn nhân do khác dân tộc, tôn giáo. Do đó, tập quán ở địa phương mà bạn nêu không được pháp luật công nhận.

(Khoản 1 Điều 3 BLDS; khoản 2 Điều 2, khoản 2 Điều 5; Mục I.3 Phụ lục về Danh mục tập quán lạc hậu về HNGĐ cần vận động xóa bỏ hoặc cấm áp dụng ban

hành kèm theo Nghị định số 126/2014/NĐ-CP)

Con gái tôi đã kết hôn có đăng ký khi mới 16 tuổi, nay con tôi đã đủ tuổi kết hôn theo luật định nhƣng có ngƣời yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn của con tôi. Vậy yêu cầu này có phù hợp với quy định pháp luật hay không?

Về nguyên tắc việc nam nữ đã đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhưng một bên hoặc cả hai bên vi phạm điều kiện kết hôn theo quy định của Luật HNGĐ trong đó có điều kiện về tuổi kết hôn thì bị xác định là kết hôn trái pháp luật. Việc kết hôn trái pháp luật có thể bị Tòa án xử hủy theo yêu cầu của cá nhân, tổ chức có thẩm quyền. Như vậy, việc kết hôn của con bạn thuộc trường hợp kết hôn trái pháp luật và người yêu cầu hủy kết hôn của con bạn là người có thẩm quyền thì yêu cầu đó là phù hợp quy định pháp luật.

Tuy nhiên, để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các bên, đặc biệt của phụ nữ, con chưa thành niên và để bảo đảm ổn dịnh quan hệ hôn nhân và gia đình, quan hệ khác có liên quan, Tòa án sau khi thụ lý đơn yêu cầu của người có thẩm quyền sẽ xem xét quyết định về việc hủy hay không hủy kết hôn trái pháp luật.

Trường hợp cả hai bên kết hôn đã đủ tuổi kết hôn theo luật định tại thời điểm Tòa án giải quyết và cả hai bên đều yêu cầu Tòa án công nhận quan hệ hôn nhân thì

112

Tòa án quyết định công nhận quan hệ hôn nhân đó kể từ thời điểm các bên kết hôn có đủ điều kiện kết hôn.

Trường hợp một hoặc hai bên yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật hoặc có một bên yêu cầu công nhận quan hệ hôn nhân hoặc có một bên yêu cầu ly hôn còn bên kia không có yêu cầu thì Tòa án quyết định hủy việc kết hôn trái pháp luật. Trường hợp có đơn khởi kiện, đơn yêu cầu Tòa án giải quyết thì quyền, nghĩa vụ của cha, mẹ, con; quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng giữa các bên từ thời điểm kết hôn đến thời điểm hủy việc kết hôn trái pháp luật được giải quyết theo quy định của Luật HNGĐ.

Trường hợp hai bên cùng yêu cầu Tòa án cho ly hôn hoặc có một bên yêu cầu ly hôn còn bên kia yêu cầu công nhận quan hệ hôn nhân thì Tòa án giải quyết cho ly hôn. Trường hợp này, quyền, nghĩa vụ của cha, mẹ, con từ thời điểm kết hôn đến thời điểm ly hôn được giải quyết theo quy định về quyền, nghĩa vụ của cha, mẹ, con khi ly hôn; quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng giữa các bên từ thời điểm kết hôn đến trước thời điểm đủ điều kiện kết hôn được giải quyết theo quy định của Luật HNGĐ; quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng giữa các bên từ thời điểm đủ điều kiện kết hôn đến thời điểm ly hôn được giải quyết theo quy định của Luật HNGĐ.

Như vậy, trường hợp có người yêu cầu hủy việc kết hôn của con bạn thì Tòa án sẽ giải quyết yêu cầu đó theo nguyên tắc nêu trên.

(Khoản 6 Điều 3, Điều 12, Điều 16, Điều 59 Luật HNGĐ; Khoản 2 Điều 4 Thông tư liên tịch số 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP)

Tôi là ngƣời thuộc dân tộc thiểu số đƣợc nhà nƣớc giao đất theo chính sách hỗ trợ về đất đai phù hợp với quy định pháp luật, nay tôi không còn nhu cầu sử dụng đất đƣợc giao thì tôi có thể chuyển nhƣợng quyền sử dụng liên quan đến đất này cho ngƣời khác đƣợc không?

Theo quy định pháp luật, hộ gia đình, cá nhân đồng bào dân tộc thiểu số sử dụng đất do được Nhà nước giao đất theo chính sách hỗ trợ của nhà nước chỉ được chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất nếu đáp ứng được các điều kiện sau đây:

- Thời hạn đã sử dụng đất ít nhất là 10 năm kể từ ngày có quyết định giao đất; - Đã được UBND cấp xã nơi có đất xác nhận không còn nhu cầu sử dụng do chuyển khỏi địa bàn xã, phường, thị trấn nơi cư trú để đến nơi khác hoặc do chuyển sang làm nghề khác hoặc không còn khả năng lao động.

Như vậy, bạn có thể chuyển nhượng quyền sử dụng đất được Nhà nước hỗ trợ nếu đảm bảo các điều kiện nêu trên.

(Điều 188 Luật đất đai; Điều 40 Nghị định 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật đất đai)

113

Trƣờng hợp ngƣời thuộc dân tộc thiểu số tham gia quan hệ tố tụng dân sự thì có thể sử dụng ngôn ngữ nào trong thực hiện, bảo vệ các quyền của mình?

Về nguyên tắc, tiếng nói và chữ viết dùng trong tố tụng dân sự là tiếng Việt. Tuy nhiên, trường hợp người tham gia tố tụng dân sự là người thuộc dân tộc thiểu số thì họ có quyền dùng tiếng nói và chữ viết của dân tộc mình nhưng phải có người phiên dịch có khả năng dịch từ ngôn ngữ của dân tộc thiểu số ra tiếng Việt và ngược lại. Người phiên dịch được một bên đương sự lựa chọn hoặc các bên được sự thỏa thuận lựa chọn và được Tòa án chấp nhận hoặc được Tòa án yêu cầu để phiên dịch.

(Điều 20, khoản 1 Điều 81 BLTTDS)

Dân tộc tôi có tập quán thả rông gia súc, trong trƣờng hợp này nếu gia súc bị thất lạc thì giải quyết nhƣ thế nào?

Về nguyên tắc, trường hợp bắt được gia súc bị thất lạc thì người bắt được phải nuôi giữ và báo ngay cho UBND cấp xã nơi người đó cư trú để thông báo công khai cho chủ sở hữu biết mà nhận lại. Sau 06 tháng, kể từ ngày thông báo công khai hoặc sau 01 năm đối với gia súc thả rông theo tập quán thì quyền sở hữu đối với gia súc và số gia súc được sinh ra trong thời gian nuôi giữ thuộc về người bắt được gia súc.

Trường hợp chủ sở hữu được nhận lại gia súc bị thất lạc thì phải thanh toán tiền công nuôi giữ và các chi phí khác cho người bắt được gia súc. Trong thời gian nuôi giữ gia súc bị thất lạc, nếu gia súc có sinh con thì người bắt được gia súc được hưởng một nửa số gia súc sinh ra hoặc 50% giá trị số gia súc sinh ra và phải bồi thường thiệt hại nếu có lỗi cố ý làm chết gia súc.

(Điều 231 BLDS)

Trƣờng hợp một cộng đồng dân tộc đã hình thành tài sản chung của dòng họ, bản làng, buôn, phum, sóc hoặc cộng đồng dân cƣ khác theo tập quán thì việc thực hiện quyền đối với tài sản này nhƣ thế nào?

Theo quy định pháp luật, tài sản chung của dòng họ, bản, làng, buôn, phum, sóc hoặc cộng đồng dân cư khác được hình thành theo tập quán là tài sản thuộc sở hữu chung hợp nhất của cộng đồng không thể phân chia. Các thành viên của cộng đồng cùng quản lý, sử dụng, định đoạt tài sản chung theo thỏa thuận hoặc theo tập quán vì lợi ích chung của cộng đồng nhưng không được vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội. Ngoài những tài sản hình thành theo tập quán, thì tài sản chung của cộng đồng còn có thể được xác lập do các thành viên của cộng đồng cùng nhau đóng góp, quyên góp, được tặng cho chung hoặc từ nguồn khác phù hợp với quy định của pháp luật.

114

Ở địa phƣơng tôi, dân tộc của tôi, ngƣời dân thƣờng xác lập, thực hiện những quan hệ mua bán tài sản theo thói quen, tập quán. Vậy trong trƣờng hợp việc mua bán đó có những nội dung khó hiểu, các bên không thống nhất đƣợc thì giải quyết nhƣ thế nào?

Theo quy định pháp luật, nội dung việc mua bán do các bên thỏa thuận, quyết định về đối tượng mua bán; số lượng, chất lượng tài sản mua bán; giá, phương thức thanh toán; thời hạn, địa điểm phương thức thực hiện hợp đồng; quyền, nghĩa vụ của các bên; trách nhiệm do vi phạm hợp đồng; phương thức giải quyết tranh chấp hoặc những nội dung khác. Việc xây dựng các nội dung này hoàn toàn có thể áp dụng theo thói quen, tập quán nếu không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội và không trái các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự.

Trường hợp trong quá trình thực hiện việc mua bán mà có nội dung khó hiểu như bạn nêu thì nội dung đó được giải thích theo ý chí các bên, trường hợp các bên không thống nhất được về ý chí thì giải thích theo tập quán tại địa điểm giao kết hợp đồng. Ví dụ trường hợp các bên không thỏa thuận hoặc thỏa thuận không rõ ràng về phương thức thanh toán thì phương thức thanh toán được xác định theo tập quán tại địa điểm và thời điểm xác lập việc mua bán.

Xem thêm nội dung trả lời câu hỏi “Tập quán của dân tộc thiểu số áp dụng trong quan hệ dân sự, hôn nhân và gia đình được quy định như thế nào?”

(Điều 5, điểm c khoản 1 Điều 117, Điều 398, Điều 404, khoản 2 Điều 433 BLDS)

Trƣờng hợp một cộng đồng dân tộc ít ngƣời có tập quán không cho con gái hoặc con trai không đƣợc hƣởng thừa kế của cha, mẹ thì tập quán này có đƣợc áp dụng hay không?

BLDS quy định tập quán được áp dụng phải là tập quán không được trái với các nguyên tắc của pháp luật dân sự, trong đó có nguyên tắc bình đẳng, không được lấy bất kỳ lý do nào để phân biệt đối xử. Trong thừa kế pháp luật quy định mọi cá nhân đều có quyền bình đẳng về quyền để lại tài sản của mình cho người khác và quyền hưởng di sản theo di chúc, pháp luật. Do đó, tập quán không cho con gái hoặc con trai không được hưởng thừa kế của cha, mẹ không được áp dụng.

Trường hợp cha, mẹ lập di chúc không cho con gái hoặc con trai được hưởng, pháp luật tôn trọng ý chí của họ nhưng nếu con gái, con trai là người chưa thành niên, người thành niên mà không có khả năng lao động thì pháp luật vẫn ghi nhận người con này có quyền hưởng thừa kế không phụ thuộc nội dung di chúc (xem nội dung trả lời câu hỏi “Cha của tôi do ảnh hưởng tư tưởng phong kiến phân biệt nam nữ có lập di chúc theo đó không cho mẹ đẻ và vợ của ông được hưởng di sản thừa kế. Xin hỏi di chúc có nội dung như vậy có hợp pháp hay không?”).

115

Tôi là ngƣời dân tộc thiểu số, tôi có nguyện vọng lập di chúc bằng chữ viết của dân tộc tôi thì việc sử dụng chữ viết này có vi phạm điều kiện di chúc hợp pháp hay không?

Theo quy định pháp luật, các điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự và điều kiện để di chúc hợp pháp không có quy định về việc giao dịch nói chung, di chúc nói riêng phải lập bằng tiếng Việt. Do đó, việc bạn lập di chúc bằng tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình là không vi phạm các điều kiện có hiệu lực của giao dịch và điều kiện di chúc hợp pháp. Tuy nhiên, bạn cần đảm bảo các quy định của pháp luật về việc lập di chúc bằng văn bản theo từng hình thức mà bạn có thể lựa chọn trong các hình thức sau đây: di chúc bằng văn bản không có người làm chứng, di

Một phần của tài liệu PA00TNSC (Trang 113 - 119)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)