Người nhiễm HIV/AIDS bình đẳng với các cá nhân khác về các quyền, nghĩa vụ dân sự (xem các tệp liên quan). Ngoài ra, Nhà nước có chế độ hỗ trợ riêng, phù hợp với người nhiễm HIV/AIDS.
Để tạo điều kiện tiếp cận, thực hiện tốt hơn các quyền nhân thân, tài sản có liên quan thì người nhiễm HIV có các quyền như thế nào?
Pháp luật quy định người nhiễm HIV còn có các quyền sau đây: - Sống hòa nhập với cộng đồng và xã hội;
- Được điều trị và chăm sóc sức khoẻ; - Học văn hoá, học nghề, làm việc;
- Được giữ bí mật riêng tư liên quan đến HIV/AIDS;
- Từ chối khám bệnh, chữa bệnh khi đang điều trị bệnh AIDS trong giai đoạn cuối.
- Người tham gia BHYT nhiễm HIV khi khám bệnh, chữa bệnh HIV/AIDS được hưởng quyền lợi khám bệnh, chữa bệnh BHYT theo phạm vi quyền lợi và mức hưởng theo quy định của pháp luật về BHYT
(Khoản 1 Điều 4, Điều 40 Luật phòng, chống HIV/AIDS)
Để hạn chế ảnh hưởng tới tính mạng, sức khỏe của người khác và sức khỏe của cộng đồng thì người nhiễm HIV có những nghĩa vụ nào?
Người nhiễm HIV có các nghĩa vụ sau đây:
- Thực hiện các biện pháp phòng lây nhiễm HIV sang người khác;
- Thông báo kết quả xét nghiệm HIV dương tính của mình cho vợ, chồng hoặc cho người chuẩn bị kết hôn với mình biết;
98
- Các nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
(Khoản 2 Điều 4 Luật phòng, chống HIV/AIDS)
Để hạn chế ảnh hưởng, tác động tiêu cực đến người nhiễm HIV, Nhà nước có chính sách như thế nào?
Nhà nước có các chính sách về phòng, chống HIV/AIDS như sau:
- Khuyến khích cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài hợp tác, giúp đỡ dưới mọi hình thức trong phòng, chống HIV/AIDS; phát triển các mô hình tự chăm sóc của người nhiễm HIV;
- Hỗ trợ sản xuất thuốc kháng HIV trong nước; thực hiện các biện pháp giảm giá thuốc kháng HIV;
- Khuyến khích doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị vũ trang nhân dân tổ chức đào tạo và tuyển dụng người nhiễm HIV và thành viên gia đình họ vào làm việc hoặc đầu tư nguồn lực vào phòng, chống HIV/AIDS;
- Huy động sự tham gia của toàn xã hội, sự đóng góp về tài chính, kỹ thuật của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài trong phòng, chống HIV/AIDS;
- Huy động và điều phối các nguồn lực cho phòng, chống HIV/AIDS phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội và tình hình dịch HIV/AIDS của đất nước trong từng giai đoạn;
- Hỗ trợ nghiên cứu khoa học, trao đổi và đào tạo chuyên gia, chuyển giao kỹ thuật trong phòng, chống HIV/AIDS;
- Hỗ trợ phòng, chống lây nhiễm HIV từ mẹ sang con, nuôi dưỡng trẻ em dưới 6 tháng tuổi sinh ra từ người mẹ nhiễm HIV bằng sữa thay thế và bệnh nhân AIDS có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn;
- Điều trị, chăm sóc và hỗ trợ người nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp.
(Điều 6 Luật phòng, chống HIV/AIDS)
Để chống phân biệt đối xử đối với người nhiễm HIV, hạn chế ảnh hưởng, tác động tiêu cực của HIV/AIDS đến xã hội, những hành vi nào là điều cấm theo quy định của luật?
Những hành vi sau đây bị nghiêm cấm:
- Cố ý lây truyền hoặc truyền HIV cho người khác; - Đe dọa truyền HIV cho người khác;
- Kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV;
- Cha, mẹ bỏ rơi con chưa thành niên nhiễm HIV; người giám hộ bỏ rơi người được mình giám hộ nhiễm HIV;
99
- Công khai tên, địa chỉ, hình ảnh của người nhiễm HIV hoặc tiết lộ cho người khác biết việc một người nhiễm HIV khi chưa được sự đồng ý của người đó, trừ trường hợp luật có quy định khác;
- Đưa tin bịa đặt về nhiễm HIV đối với người không nhiễm HIV;
- Bắt buộc xét nghiệm HIV, trừ trường hợp quy định tại Điều 28 của Luật này;
- Truyền máu, sản phẩm máu, ghép mô, bộ phận cơ thể có HIV cho người khác;
- Từ chối khám bệnh, chữa bệnh cho người bệnh vì biết hoặc nghi ngờ người đó nhiễm HIV;
- Từ chối mai táng, hoả táng người chết vì lý do liên quan đến HIV/AIDS; - Lợi dụng hoạt động phòng, chống HIV/AIDS để trục lợi hoặc thực hiện các hành vi trái pháp luật;
- Các hành vi bị nghiêm cấm khác theo quy định của pháp luật.
(Điều 8 Luật phòng, chống HIV/AIDS)
Trong thực hiện quyền về đời sống riêng tƣ, bí mật cá nhân, bí mật gia đình, pháp luật có bắt buộc cá nhân phải xét nghiệm HIV hay không?
Hành vi bắt buộc người khác xét nghiệm HIV là một trong các hành vi bị nghiêm cấm, trừ các trường hợp sau:
- Có trưng cầu giám định tư pháp hoặc quyết định của cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát nhân dân hoặc Tòa án nhân dân;
- Trong một số trường hợp cần thiết để chẩn đoán và điều trị cho người bệnh do Bộ trưởng Y tế quy định;
- Người lao động trước khi tuyển dụng vào một số nghề theo danh mục do Chính phủ quy định. Ngoài những trường hợp Chính phủ quy định, người sử dụng lao động không được yêu cầu xét nghiệm HIV hoặc yêu cầu dự tuyển lao động xuất trình kết quả xét nghiệm HIV, từ chối tuyển dụng vì lý do người dự tuyển lao động nhiễm HIV.
Trong quan hệ lao động, người sử dụng lao động không được yêu cầu xét nghiệm HIV hoặc xuất trình kết quả xét nghiệm HIV đối với người dự tuyển lao động, từ chối tuyển dụng vì lý do người dự tuyển lao động nhiễm HIV, trừ trường hợp những nghề thuộc danh mục mà Chính phủ quy định phải xét nghiệm HIV trước khi tuyển dụng.
Ngoài các trường hợp bắt buộc nói trên, cá nhân có thể tự nguyện xét nghiệm HIV, việc xét nghiệm HIV đối với người dưới 16 tuổi, người mất NLHVDS chỉ được thực hiện khi có sự đồng ý bằng văn bản của cha, mẹ hoặc người giám hộ của
100
người đó. Pháp luật khuyến khích tự nguyện xét nghiệm HIV đối với người trước khi kết hôn, dự định có con, phụ nữ mang thai.
(Khoản 7 Điều 8, khoản 2 Điều 13, điểm d khoản 2 Điều 14, Điều 28 Luật phòng, chống HIV/AIDS)
Trong thực hiện quyền về đời sống riêng tƣ, bí mật cá nhân, bí mật gia đình của ngƣời xét nghiệm HIV, việc thông báo kết quả xét nghiệm HIV dƣơng tính của cá nhân đƣợc thực hiện nhƣ thế nào?
Những thông tin liên quan đến tình hình sức khỏe, bệnh tật của một cá nhân nói chung và thông tin liên quan đến HIV/AIDS của người nhiễm HIV nói riêng được coi là những thông tin thuộc đời sống riêng tư và được giữ bí mật. Để đảm bảo bí mật riêng tư của người nhiễm HIV và bảo đảm hiệu quả công tác phòng, chống HIV/AIDS, kết quả xét nghiệm HIV dương tính chỉ được thông báo cho những người sau đây:
- Người được xét nghiệm;
- Vợ hoặc chồng của người được xét nghiệm, cha, mẹ hoặc người giám hộ của người được xét nghiệm là người chưa thành niên hoặc mất NLHVDS;
- Nhân viên được giao nhiệm vụ trực tiếp tư vấn, thông báo kết quả xét nghiệm HIV dương tính cho người được xét nghiệm;
- Người có trách nhiệm chăm sóc, điều trị cho người nhiễm HIV tại các cơ sở y tế, bao gồm trưởng khoa, trưởng phòng, điều dưỡng viên trưởng nơi người nhiễm HIV điều trị, nhân viên y tế được giao trách nhiệm trực tiếp điều trị, chăm sóc cho người nhiễm HIV tại cơ sở y tế;
- Người đứng đầu, cán bộ phụ trách y tế, nhân viên y tế được giao nhiệm vụ trực tiếp chăm sóc sức khỏe cho người nhiễm HIV tại cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng, cơ sở bảo trợ xã hội, trại giam, trại tạm giam;
- Người đứng đầu và cán bộ, công chức được giao trách nhiệm trưng cầu giám định tư pháp hoặc Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát nhân dân hoặc Toà án nhân dân.
Những người nói trên có trách nhiệm giữ bí mật kết quả xét nghiệm HIV dương tính.
(Điểm d khoản 1 Điều 4, Điều 30 Luật phòng, chống HIV/AIDS)
Ngƣời nhiễm HIV có quyền kết hôn hay không?
Theo quy định Luật Hôn nhân và gia đình, người nhiễm HIV không thuộc đối tượng bị cấm kết hôn. Tuy nhiên, người nhiễm HIV có trách nhiệm thông báo kết quả xét nghiệm HIV dương tính của mình cho vợ, chồng hoặc cho người chuẩn bị kết hôn với mình biết; thực hiện các biện pháp phòng lây nhiễm HIV sang người khác; thực hiện các quy định về điều trị bằng thuốc kháng HIV và các nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
101
(Khoản 2 Điều 5, Điều 8 Luật HNGĐ; khoản 2 Điều 4 Luật phòng, chống HIV/AIDS)
Để bảo đảm tốt hơn quyền về an toàn tính mạng, sức khỏe của con thì trƣờng hợp ngƣời mang thai là ngƣời nhiễm HIV đƣợc hƣởng chế độ chăm sóc nhƣ thế nào?
Để phòng, chống lây nhiễm HIV từ mẹ sang con cũng như bảo vệ tốt hơn tính mạng, sức khỏe của người mang thai, pháp luật quy định:
- Phụ nữ mang thai tự nguyện xét nghiệm HIV được miễn phí;
- Phụ nữ nhiễm HIV được tạo điều kiện tiếp cận các biện pháp dự phòng lây nhiễm HIV từ mẹ sang con;
- Phụ nữ nhiễm HIV trong thời kỳ mang thai, cho con bú được tư vấn về phòng, chống HIV/AIDS;
- Cơ sở y tế có trách nhiệm theo dõi, điều trị và thực hiện các biện pháp nhằm giảm sự lây nhiễm HIV từ mẹ sang con cho phụ nữ nhiễm HIV trong thời kỳ mang thai.
Bộ trưởng Bộ Y tế có trách nhiệm quy định cụ thể việc chăm sóc và điều trị đối với phụ nữ nhiễm HIV trong thời kỳ mang thai, người mẹ nhiễm HIV khi sinh con và các biện pháp nhằm giảm lây nhiễm HIV từ mẹ sang con.
(Điều 35 Luật phòng, chống HIV/AIDS)
Tôi có ngƣời con bị nhiễm HIV, hiện nay tôi bị bệnh nặng, trƣờng hợp tôi mất, để giúp con tôi đỡ khó khăn trong cuộc sống, tôi có nguyện vọng để cho con tôi đƣợc sử dụng tài sản của tôi trong thời hạn nhất định trƣớc khi chia cho những ngƣời thừa kế khác, vậy nguyện vọng này của tôi có đƣợc công nhận không?
Theo quy định của pháp luật, chị có thể thực hiện nguyện vọng của mình bằng việc lập di chúc và trong di chúc chị cần nêu rõ về việc di sản chỉ được phân chia sau một thời hạn nhất định và để cho người con nhiễm HIV quản lý, sử dụng di sản trong thời hạn đó (nếu người con có đủ NLHVDS). Căn cứ vào di chúc của chị, chỉ khi đã hết thời hạn được ghi trong di chúc thì di sản mới được đem chia cho những người thừa kế.
(Điều 661 BLDS)
Ngƣời nhiễm HIV có thuộc diện đƣợc làm con nuôi hay không?
Người nhiễm HIV được làm con nuôi như những người khác nếu dưới 16 tuổi; trường hợp từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi nếu được cha dượng, mẹ kế nhận làm con nuôi hoặc được cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận làm con nuôi.
102
Ngoài ra, việc Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài thường trú ở nước ngoài nhận trẻ em nhiễm HIV/AIDS thuộc diện nhận con nuôi đích danh.
(Điều 8, Điều 28 Luật nuôi con nuôi)