2.6.3.1 Định giá trên cơ sở chi phí
Định giá bằng cách cộng thêm vào chi phí
Phương pháp định giá sơ đẳng nhất là cộng thêm vào phí tổn một mức lợi nhuận mục tiêu: ta có thể dùng công thức:
G = Z + m
Trong đó: G là giá bán đơn vị sản phẩm. Z là phí tổn cho một đơn vị sản phẩm
m là lợi nhuận mục tiêu,%, m có thể tính theo % của phí tổn hoặc %của giá bán. Tuy nhiên phương pháp này không tính đến nhu cầu và cạnh tranh trên thị trường nên cũng còn những nhược điểm nhất định. Một cách tiếp cận khác của phương pháp định giá theo phí tổn và lợi nhuận mục tiêu là sử dụng phương pháp xác định điểm hòa vốn.
Định giá bằng cách phân tích mức hòa vốn và định giá theo lợi nhuận mục tiêu Người ta có thể sử dụng điểm hòa vốn như một công cụ tính giá sản phẩm để có thể đưa ra các mức giá tương ứng với khối lượng bán có thể có để đạt được lợi nhuận mục tiêu. Đây là cách tính điểm hòa vốn :
Sản lượng hòa vốn = Tổng c h i p h í cốđịn h
(Gi á b á n1SP−C hi p hí biến đổi1SP)
Thời hạn hòa vốn = Doan h t h u h ò a v nố
Doan h t h u b ì n h qu â n t h á ng
2.6.3.2 Định giá dựa trên cảm nhận của người mua đối với giá cả và giá trị sản phẩm
Định giá dựa vào chi phí : doanh nghiệp phải thiết kế sản phẩm và dự kiến mức chi phí để thiết kế và sản xuất ra sản phẩm đó. Mức chi phí này cộng với môt khoản lợi nhuận mong đợi nào đó sẽ hình thành nên giá của sản phẩm.
Định giá dựa vào giá trị : doanh nghiệp cần phải xác định cảm nhận của người tiêu dùng về giá trị của sản phẩm mà doanh nghiệp sẽ sản xuất và phải định giá cho sản phẩm đó cho phù hợp với giá trị cảm nhận của người tiêu dùng
2.6.3.3 Định giá dựa vào cạnh tranh
Định giá theo thời giá : Là phương pháp định giá trên cơ sở giá của đối thủ doanh nghiệp.
Định giá theo đấu thầu : Đấu thầu theo giá cao và đấu thầu theo giá thấp