Nguyên lý y học gia đình (NLYHGĐ)

Một phần của tài liệu tl-th-cho-bn-mac-tha-dtd-da-chuyen-doi (Trang 52 - 54)

I. Mục tiêu học tập

4. Nguyên lý y học gia đình (NLYHGĐ)

4.1. Khái niệm: NLYHGĐ là chăm sóc toàn diện, lấy bệnh nhân làm trung tâm, hướng tới dự phòng cho cộng đồng, với 6 nguyên tắc chăm sóc là: liên tục - tâm, hướng tới dự phòng cho cộng đồng, với 6 nguyên tắc chăm sóc là: liên tục - toàn diện - phối hợp - hướng dự phòng -hướng gia đình - hướng cộng đồng.

4.2. Các nguyên lý YHGĐ

Nguyên lý thứ nhất - Chăm sóc liên tục: NVYTTB, TYT xây dựng được mối quan hệ lâu dài, liên tục với từng bệnh nhân THA, ĐTĐ. Quá trình thực hành của y học gia đình (YHGĐ) là lấy con người làm trung tâm thay vì lấy bệnh tật làm trung tâm. Người bệnh sẽ được các thầy thuốc quản lý, theo dõi, liên tục, lâu dài.

Tính liên tục có 3 khía cạnh cần được xem xét:

Tính thông tin được liên tục theo thời gian và mối quan hệ giữa các cá nhân;

việc thu thập và cập nhật các thông tin của người bệnh và gia đình họ liên quan đến tình trạng sức khỏe. Thông tin về tình trạng bệnh/sức khỏe của bệnh nhân sẽ được cập nhật lưu giữ bằng sổ sức khỏe điện tử và hồ sơ giấy.

Tính liên tục theo thời gian đề cập đến quá trình theo dõi, tư vấn, điều trị suốt

đời, nhằm hạn chế biến chứng, giúp người bệnh vẫn khỏe mạnh bình thường để sống chung với bệnh.

Tính liên tục trong mối quan hệ giữa cộng đồng, người bệnh, gia đình và thầy

Nguyên lý thứ hai - chăm sóc phối hợp: YHGĐ giải quyết được nhiều vấn đề sức khỏe khác không chỉ riêng bệnh THA, ĐTĐ, do vậy thầy thuốc cần phải nắm thêm toàn diện về tình trạng bệnh khác của người bệnh THA, ĐTĐ. Khi cần thiết có thể chuyển người bệnh kịp thời đến các chuyên khoa khác.

Nguyên lý thứ ba- Chăm sóc toàn diện: YHGĐ giúp cung cấp lồng ghép các dịch vụ nâng cao sức khỏe, dự phòng bệnh tật, khám bệnh, điều trị bệnh, phục hồi chức năng và các hỗ trợ về mặt thể chất, tâm lý và xã hội cho từng trường hợp người bệnh cụ thể. Chăm sóc toàn diện còn là phải thăm khám tất cả các bệnh liên quan khác ngoài bệnh THA, ĐTĐ mà trong quá trình chẩn đoán, điều trị các bệnh này sẽ phải cân nhắc kỹ là người bệnh đã có bệnh nền là THA, ĐTĐ. Chăm sóc toàn diện theo hướng chăm sóc ban đầu lấy người bệnh làm trung tâm.

Nguyên lý thứ tư – Hướng cộng đồng: Các vấn đề của người bệnh THA, ĐTĐ cần được nhìn nhận trong bối cảnh cộng đồng địa phương nơi họ sinh sống, như phong tục tập quán, lối sống, yếu tố văn hóa, môi trường; tác động của hàng xóm, bạn bè, anh em ruột thịt của người bệnh.

Nguyên lý thứ năm – Hướng gia đình: Thầy thuốc cần xem xét các YTNC ảnh hưởng đến tình trạng bệnh của người bệnh và sức khỏe của từng cá nhân trong gia đình. Thầy thuốc cần đánh giá vai trò của các thành viên trong gia đình có tác động đến tình trạng bệnh của người bệnh như thế nào? Từ đó tìm cách tiếp cận, loại bỏ YTNC và các yếu tố ảnh hưởng của thành viên trong gia đình đến việc tuân thủ điều trị của người bệnh THA, ĐTĐ.

Nguyên lý thứ sáu-Hướng dự phòng: Thầy thuốc không chỉ điều trị bệnh THA, ĐTĐ mà còn phải giúp người bệnh dự phòng các YTNC của THA, ĐTĐ. Dự phòng là một vấn đề quan trọng trong thực hành YHGĐ đối với cá nhân và cộng đồng, là một nội dung quan trọng của YHGĐ nhằm nâng cao tình trạng sức khỏe cho cả cộng đồng. Nó dựa trên nguyên lý khá đơn giản: Dự phòng trước khi nó diễn ra và dự phòng các biến chứng của bệnh. Phòng bệnh bao gồm nhiều khía cạnh, đó là nhận biết được những YTNC làm tăng khả năng mắc bệnh, làm chậm lại các hậu quả của bệnh tật và khuyến khích lối sống lành mạnh.

Một phần của tài liệu tl-th-cho-bn-mac-tha-dtd-da-chuyen-doi (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)