Kiểm tra sau vay mang tính hình thức, chưa bám sát và nắm bắt kịp thời tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, nguồn thu nhập của khách hàng để có ứng xử tín dụng kịp thời, đặc biệt là đối với những khách hàng suy giảm, khó khăn về tài chính có thể gây ảnh hưởng đến khả năng trả nợ vay của BIDV. Thường thì, sau khi giải ngân rồi, cán bộ tín dụng vẫn phải tiếp tục theo dõi khách hàng để sớm phát hiện ra dấu hiệu của những khoản nợ có vấn đề. Tuy nhiên, việc theo dõi này đối với nhiều cán bộ chỉ mang tính hình thức. Trên thực tế vẫn có một số lãnh đạo phòng thiếu sự giám sát đối với cán bộ tín dụng, dẫn đến việc thiếu các hồ sơ quan trọng như pháp lý người vay, chứng từ giải ngân, chứng từ chứng minh vốn tự có. Khi thực hiện thanh tra kiểm tra thì phát hiện biên bản kiểm tra sử dụng vốn sơ sài, chưa định giá lại tài sản bảo đảm.... Dần đến hoạt động của cán bộ tín dụng không hiệu quả, thậm chí xuất hiện những sai phạm đạo đức trong cho vay và thu nợ. Nếu các lãnh đạo cấp trên không quan tâm đến thực trạng tín dụng của Chi nhánh thì không thể có những chỉ đạo kịp thời để ngăn ngừa và xử lý rủi ro xảy ra.
BIDV có quy định rõ về việc kiểm tra giám sát sau khi cho vay trong hợp đồng tín dụng nhưng vẫn còn lỏng lẻo trong việc kiểm soát sự tuân thủ của cán bộ tín dụng, vì thế các cán bộ tín dụng đã không thực hiện đầy đủ quy định này nên dễ dẫn đến tình trạng khách hàng sử dụng vốn sai mục đích hoặc gặp khó khăn về tài chính mà vẫn tiếp tục giải ngân cho khách hàng trong hạn mức tín dụng đã cấp
những sự cố của khách hàng vay do đó những khoản vay lúc khởi đầu vẫn tốt nhưng sau đó trở thành các khoản vay có vấn đề và thua lỗ.
3.3.3. Đánh giá khả năng tài chính của khách hàng còn hạn chế:
Với mỗi cán bộ tín dụng vấn đề quan tâm đầu tiên về khách hàng của mình là khả năng trả nợ. Một khoản vay vốn được ngân hàng chấp nhận khi khách hàng đáp ứng đầy đủ những yêu cầu về năng lực tài chính đủ lớn và lành mạnh để thực hiện nghĩa vụ trả nợ. Tuy nhiên, việc đánh giá năng lực tài chính của khách hàng tại BIDV Gia Lai còn nhiều hạn chế. Đối với khách hàng cá nhân do nguồn thông tin, chứng từ … khách hàng cung cấp thường có nhiều hạn chế, một số thông tin không thể được kiểm chứng. Do đó việc đánh giá khách hàng nhiều khi dựa vào kinh nghiệm, ý kiến chủ quan của cán bộ tín dụng nên không phản ánh đúng năng lực tài chính của khách hàng. Việc đánh giá lại khả năng tài chính cũng không được thực hiện thường xuyên và chặt chẽ.
3.3.4. Tài sản đảm bảo:
BIDV Gia Lai chưa ban hành được một bảng giá chung cho các tuyến đường, khu vực trên địa bàn. Việc định giá tài sản đảm bảo đôi khi mang tính chủ quan của cán bộ QLKH, cùng một khu vực, tài sản tương đồng nhau nhưng có giá trị định giá chênh lệch nhau khá lớn. Có nhiều tài sản được định giá quá cao so với thực tế, định giá dựa trên nhu cầu vay vốn của khách hàng nên khi rủi ro xảy ra, giá trị tài sản sau khi phát mãi không thu hồi đủ nợ vay.
Cán bộ QLKH khi đi định giá không kiểm tra đầy đủ thông tin về tài sản đảm bảo dẫn đến việc khách hàng cố tình chỉ sai vị trí tài sảm đảm bảo, tài sản có tranh chấp, tài sản gắn liền với đất không đúng… dẫn đến kết quả định giá sai lệch, ảnh hưởng đến khả năng xử lý tài sản đảm bảo nếu rủi ro xảy ra.
Thực tế tại BIDV Gia Lai cho thấy việc định giá tài sản các tài sản đảm bảo chưa chuyên nghiệp, giá tài sản đảm bảo được tham khảo từ các nguồn như internet, khách hàng cung cấp…chưa có phương pháp định giá tài sản một cách khoa học nên tài sản có thể không được đánh giá đúng giá trị thực tế, không đánh giá được sự thay đổi của giá trị tài sản trong tương lai, tài sản đảm bảo chỉ được đánh giá lại khi
có rủi ro xảy ra vì thế sẽ gây thiệt hại cho chi nhánh nếu giá trị của tài sản giảm, việc phát mại tài sản gặp khó khăn...Một số trường hợp cán bộ tín dụng còn chủ quan, sai sót trong việc kiểm tra tính hợp pháp về quyền sở hữu tài sản của khách hàng cho nên khi khách hàng gặp rủi ro, chi nhánh gặp khó khăn trong việc xử lý tài sản để thu nợ do có tranh chấp về quyền sở hữu tài sản.
3.3.5. Công tác kiểm tra, giám sát còn hạn chế:
Công tác tự kiểm tra, kiểm tra chéo còn lỏng lẻo, mang tính hình thức và đối phó. Công tác luân chuyển cán bộ không đảm bảo, không thường xuyên thay đổi cán bộ quản lý khách hàng dẫn tới một cán bộ quản lý khách hàng quá lâu dẫn đến dễ xảy ra rủi ro.
Kiểm tra và phát hiện các dấu hiệu rủi ro là công việc không chỉ của các cán bộ tham gia vào quy trình cấp tín dụng mà còn được quán triệt đến từng cán bộ của chi nhánh. Tuy nhiên do quy trình tín dụng của BIDV được xây dựng theo hướng một cửa, cán bộ tín dụng là người trực tiếp làm việc với khách hàng, thu thập các thông tin, kiểm tra sử dụng vốn vay… nên chỉ có cán bộ tín dụng mới có khả năng phát hiện kịp thời những biến động bất thường. Chi nhánh yêu cầu cán bộ tín dụng phải thường xuyên theo dõi các khoản vay của khách hàng, thu thập và xử lý thông tin về các vấn đề: Tình hình thị trường của sản phẩm, dự báo sự biến động của giá cả,... để có thể phát hiện sớm các rủi ro và kịp thời xử lý. Khi xác định hoạt động kinh doanh của khách hàng xuất hiện các dấu hiệu cảnh báo có nguy cơ rủi ro phát sinh, chi nhánh thực hiện xếp nhóm các khoản vay theo mức độ rủi ro đã xác định. Nhưng do khối lượng công việc nhiều, áp lực chỉ tiêu kinh doanh nên vấn đề trên hầu như không được cán bộ thực hiện. Đồng thời việc kiểm tra, giám sát thực hiện vấn đề này của cán bộ tín dụng không được thực hiện.
Thực tế những năm qua cho thấy, công tác phát hiện rủi ro tín dụng tại chi nhánh chỉ mang tính thụ động, chủ yếu là xử lý khi những dấu hiệu rủi ro đã xuất hiện (không trả được nợ đúng hạn, kinh doanh thua lỗ, kết quả phân loại nợ không tốt…), khả năng dự báo và phòng ngừa từ xa chưa tốt do sự hạn chế về trình độ,
qua các phân tích, dự báo chưa tốt; Công tác kiểm tra sử dụng vốn còn hời hợt, chủ yếu dựa vào báo cáo do khách hàng cung cấp, đặc biệt là các khách hàng ở xa…
3.4. Kết quả đạt được và những vấn đề còn tồn tại trong hoạt động cấp tín dụng bán lẻ tại BIDV Gia Lai
3.4.1. Những mặt đạt được:
Căn cứ kết quả kinh doanh hàng năm, các mục tiêu tăng trưởng dư nợ, tăng thị phần, tăng cạnh tranh, tăng thu nhập về cơ bản đều đạt kế hoạch đề ra, hoàn thành vượt các chỉ tiêu mà Hội sở chính giao .
Quy mô tín dụng bán lẻ có sự tăng trưởng: Quy mô dư nợ tín dụng bán lẻ tại 31/12/2017 đạt 2.314 tỷ đồng, gấp 1.62 lần về quy mô dư nợ tín dụng bán lẻ 31/12/2015.
Kiểm soát chất lượng tín dụng bán lẻ luôn đạt mục tiêu đề ra: Tỷ lệ nợ xấu được kiểm soát trong giớ i hạn Hội sở chính giao. Nợ xấu (từ nhóm 3 đến nhóm 5) là 23 tỷ đồng, đã được trích nợ dự phòng đầy đủ. Tỷ lệ nợ nhóm II thấp (0,47%) tương ứng số tuyệt đối là 11 tỷ đồng. Công tác quản lý nợ xấu, nợ nhóm II luôn được quan tâm thực hiện thường xuyên và theo sát tình hình của khách hàng để thu nợ.
Danh mục dư nợ bán lẻ đa dạng, ổn định theo các sản phẩm. Đa dạng hóa các sản phẩm tín dụng bán lẻ: Cho vay hộ kinh doanh, nhu cầu nhà ở, tiêu dùng tín chấp, mua ô tô, cho vay kinh doanh chứng khoán, chiết khấu giấu tờ có giá.... Giai đoạn 2015-2017, BIDV Gia Lai đã tích cực, chủ động trong việc tăng cường bán chéo sản phẩm, liên kết với các nhà cung cấp, các doanh nghiệp để đẩy mạnh hoạt động tín dụng bán lẻ.
3.4.2. Những tồn tại trong hoạt động tín dụng bán lẻ:
Hoạt động tín dụng bán lẻ vẫn chưa đạt được mức tiềm năng theo yêu cầu đẩy mạnh bán lẻ của BIDV. Trong xu hướng chung của toàn BIDV và xét riêng tại BIDV Gia Lai, so với mục tiêu đẩy mạnh bán lẻ, hoạt động tín dụng bán lẻ của Chi nhánh tuy có tăng trưởng nhưng vẫn chưa đạt yêu cầu, vẫn còn nặng về bán buôn. Mặc dù dư nợ tín dụng tăng tuy nhiên chưa tương xứng với hoạt động của Chi
nhánh. Tỷ trọng tín dụng bán lẻ trong tổng dư nợ của Chi Nhánh còn thấp (năm 2017 chiếm 18.7% trong tổng dư nợ của Chi Nhánh).
Về con người: Số lượng cán bộ mới nhiều, năng lực trình độ còn hạn chế và thiếu kinh nghiệm trong quá trình xử lý hồ sơ. Cán bộ tín dụng đa số là cán bộ mới chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc thẩm định, phân tích nhận định khách hàng. Cán bộ tín dụng chỉ thuần thục với nghiệp vụ cho vay trong khi yêu cầu của chi nhánh là vừa cho vay vừa phát triển các sản phẩm dịch vụ bán chéo đi kèm khác, nên kết quả hoạt động ngân hàng bán lẻ còn khiêm tốn.
Hạn chế trong chính sách quản lý rủi ro: Hạn chế cơ bản trong chính sách quản lý rủi ro tín dụng cá nhân là việc áp dụng hệ thống chấm điểm, xếp hạng tín dụng khách hàng cá nhân tại chi nhánh còn hạn chế, chưa giám sát việc nhập thông tin khách hàng một cách chặt chẽ. Chi nhánh chưa có cơ sở xây dựng chính sách quản lý rủi ro đối với từng nhóm khách hàng, chưa xác định rõ các nhóm khách hàng nào hạn chế/không cấp tín dụng. Chi nhánh cũng chưa có cơ chế nào xác định rõ mức độ chấp nhận rủi ro của BIDV để xây dựng chính sách khách hàng và biện pháp ứng xử trong thực tế, không cho vay đối với khác hàng có số điểm thấp theo bộ chấm điểm tín dụng nội bộ của ngân hàng (thực tế đến đầu năm 2017, BIDV mới chính thức vận hành chương trình chấm điểm hoàn chỉnh, xếp hạng tín dụng nội bộ đối với cá nhân và doanh nghiệp, tuy nhiên chương trình này mới chỉ áp dụng để xác định lãi suất cho vay và tỷ lệ cho vay tín chấp đối với khách hàng).
Việc quản lý rủi ro mới chỉ quan tâm đến khía cạnh từng khách hàng, từng khoản vay mà chưa có hệ thống đánh giá rủi ro theo danh mục cho vay, tổng thể các khách hàng vay của chi nhánh. Chưa có bộ phận phụ trách rủi ro chuyên biệt để phân loại các khoản vay theo mức độ rủi ro, xây dựng giới hạn tín dụng đối với từng khách hàng, nhóm khách hàng, ngành kinh tế, khu vực và xử lý các khoản vay có vấn đề. Điều đó dẫn đến rủi ro tiềm ẩn do danh mục đầu tư không cân đối.
Khi phát hiện rủi ro thì chậm xử lý hoặc xử lý thiếu tính kiên quyết. Từ thực tế tại BIDV Gia Lai cho thấy việc chậm phát hiện rủi ro do những nguyên nhân như: Công tác kiểm tra trước, trong và sau cho vay còn hạn chế, nhiều trường hợp
định cho vay chủ yếu vẫn chỉ tập trung cho việc sàng lọc những rủi ro cụ thể của từng khách hàng, các yếu tố về triển vọng ngành, rủi ro ngành, lĩnh vực đầu tư đề cập một cách hạn chế; Những thông tin sử dụng trong phân tích tín dụng phần lớn do khách hàng cung cấp. Các kênh thông tin khác chỉ mang tính tham khảo.
Doanh thu, lợi nhuận phụ thuộc quá lớn vào nguồn tín dụng.
Công tác phát hiện, theo dõi và xử lý nợ có vấn đề còn nhiều tồn tại như: + Cảnh báo rủi ro: BIDV Gia Lai vẫn chưa xây dựng các tiêu chí, dấu hiệu cảnh báo rủi ro tín dụng. Bên cạnh đó, hệ thống phân loại nợ chủ yếu dựa vào yếu tố định lượng, tức là chỉ phát hiện rủi ro khi phát sinh nợ quá hạn.
+ Chưa có bộ phận chuyên xử lý nợ có vấn đề một cách hiệu quả, dẫn đến việc xử lý nợ có vấn đề một cách lúng túng trong việc thương lượng với khách hàng cũng như thực biện các thủ tục pháp lý cần thiết trong việc xử lý tài sản để thu hồi nợ.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3:
Trong chương 3, luận văn đã đi sâu phân tích hoạt động tín dụng tại BIDV Gia Lai từ năm 2015 đến năm 2017. Kết quả phân tích cho thấy cùng với tốc độ tăng trưởng tín dụng thì rủi ro tín dụng cũng gia tăng. Trong phạm vi nghiên cứu, Luận văn đã tập trung trong việc phân tích đánh giá định tính một số nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng bán lẻ tại BIDV Gia Lai, thông qua tham khảo ý kiến của của các lãnh đạo tại chi nhánh. Từ đó kết hợp với phân tích định lượng để đề xuất những giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng bán lẻ tại chi nhánh.
CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN RỦI RO TÍN DỤNG BÁN LẺ TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ
VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH GIA LAI 4.1. Giới thiệu mô hình nghiên cứu:
Mô hình Logit (Maddala[12], 1992) được ứng dụng rộng rãi trong phân tích rủi ro tín dụng, dựa trên các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ tín nhiệm của khách hàng dự báo xác suất (mức độ) xảy ra rủi ro tín dụng, quy ra mức điểm tương ứng nhằm Xếp hạng tín dụng của khách hàng và làm cơ sở xác định khoản vay phù hợp. Một khách hàng i sẽ có thông tin đặc trưng bởi một vec tơ các biến độc lập X= (X1i, X2i,…, Xki) mục tiêu là với những thông tin thu thập được về khách hàng cần dự báo khả năng vỡ nợ của khách (khách hàng là xấu) bằng xác xuất xác định bởi công thức P(Y=1|X=Xi) và xác xuất để khách hàng tốt được xác định bởi công thức P(Y=0|X=Xi). Xác xuất vỡ nợ càng cao thì điểm số tín dụng của khách hàng càng thấp. Mô hình Logit nghiên cứu sự phụ thuộc của một biến nhị phân vào các biến độc lập khác. Mục tiêu của mô hình này là sử dụng những nhân tố ảnh hưởng đến (biến độc lập) để xác định khả năng sẽ có rủi ro phá sản (biến phụ thuộc) là bao nhiêu. Nghĩa là mô hình Logit có thể ước lượng xác suất mặc định có rủi ro tín dụng là bao nhiêu trực tiếp từ mẫu. Theo đó nhận giá trị là 0 nếu không có rủi ro xảy ra và nếu là 1 thì rủi ro xảy ra.
Ở Việt Nam, những nghiên cứu về rủi ro tín dụng khá hạn chế do hạn chế về số liệu và phương pháp. Ở cấp độ vi mô, các nghiên cứu trong nước đánh giá rủi ro tín dụng thường chia rủi ro thành hai mức độ dựa vào cách xếp loại nợ của ngân hàng. Cụ thể, Trương Đông Lộc (2010), Trương Đông Lộc và Nguyễn Thị Tuyết (2011), và Lê Khương Ninh và Lâm Thị Bích Ngọc (2012) phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng với biến phụ thuộc rủi ro được xác định dựa theo đặc điểm hồ sơ khách hàng: có rủi ro và không có rủi ro. Các tác giả đã chỉ ra rằng các yếu tố vi mô giải thích cho rủi ro tín dụng bao gồm: khả năng tài chính của người vay, sử dụng vốn vay, kinh nghiệm của cán bộ tín dụng, đa dạng hóa hoạt động kinh doanh, lĩnh vực ngành nghề chính tạo ra thu nhập để trả nợ, kiểm tra và giám sát nợ
vay, lịch sử vay vốn, và tài sản đảm bảo. Tuy nhiên, do dữ liệu phục vụ nghiên cứu này của tác giả chỉ có đối tượng khách hàng cá nhân, qua khảo sát hồ sơ thì việc đa