5.2.2.1 Xây dựng kế hoạch cụ thể về phát triển hoạt động tín dụng bán lẻ:
Chi nhánh cần chủ động tiếp thị các sản phẩm tín dụng của mình trên cơ sở chiến lược phát triển hoạt động kinh doanh đã được hoạch định. Đẩy mạnh phát triến đa dạng các sản phẩm tín dụng bán lẻ như: Cho vay tiêu dùng, cho vay mua nhà, xe ô tô, cho vay du học,... Nhu cầu của người dân là rất lớn, đây là nhóm đối tượng khách hàng nhiều tiềm năng góp phần tăng dư nợ của Chi nhánh. Đồng thời tăng cường bán chéo các sản phẩm dịch vụ đối với các đối tượng này nhằm thu được lợi nhuận cao nhất.
5.2.2.2 Công tác xử lý các khoản nợ quá hạn
Để việc xử lý nợ xấu kịp thời, đạt hiệu quả cao thì khâu cảnh báo, phát hiện sớm nợ xấu phát sinh là quan trọng, quyết định trực tiếp đến quá trình xử lý nợ sau này. Duy trì thường xuyên việc kiểm tra, phân tích, đánh giá thực trạng nguyên nhân phát sinh nợ xấu, làm rõ trách nhiệm của các cá nhân liên quan nhất là ở những cá nhân có nợ xấu tăng nhanh, gắn trách nhiệm thu hồi nợ xấu, nợ đã xử lý rủi ro với trách nhiệm cá nhân trong cho vay.
Đối với những khoản nợ quá hạn từ 90 ngày trở xuống, ngân hàng cần bố trí cán bộ thu hồi nợ. Nếu khách hàng gặp khó khăn thì ngân hàng có thể xem xét cho vay bổ sung vốn kinh doanh nếu thấy có thể khắc phục do tình trạng nợ quá hạn là tạm thời gặp khó khăn trong kinh doanh. Hoặc nhân viên quan hệ khách hàng có thể hỗ trợ khách hàng như tư vấn về vấn đề tiêu thụ sản phẩm, về thị trường, giới thiệu bạn hàng tiêu thụ....
Ngoài ra, đối với các khoản nợ xấu phát sinh do nguyên nhân khách quan nhưng chưa phải là bất khả kháng, khách hàng còn tồn tại và hoạt động sản xuất kinh doanh bình thường và ngân hàng có đủ thông tin để đánh giá khách hàng có khả năng phát triển trong tương lai thì ngân hàng có thể xem xét thực hiện việc cơ cấu lại nợ cho khách hàng nhằm giảm bớt sức ép trả nợ đến hạn, giúp cho khách
hàng có được cơ hội để tiếp tục sản xuất kinh doanh và có nguồn thu trả nợ cho ngân hàng.
Đối với những khoản nợ xấu, khó đòi ngân hàng có thể điều chỉnh cách thu hồi nợ, cách tính lãi. Nếu do nguyên nhân khách quan thì miễn, giảm lãi hoặc điều chỉnh số tiền trả nợ mỗi kì hoặc trả nợ gốc trước trả lãi sau. Khi cần thiết phải xử lý tài sản đảm bảo, tùy mức độ hợp tác của khách hàng mà có những biện pháp giúp đỡ khách hàng, giảm bớt thiệt hại cho ngân hàng. Khuyến khích khách hàng tự bán tài sản vì như thế sẽ tốt hơn cho cả khách hàng và ngân hàng. Có cơ chế thưởng phạt rõ ràng để động viên những cán bộ trong công tác thu hồi nợ xấu vì đây là công tác lâu dài.
5.2.2.3 Bảo hiếm tín dụng:
Bảo hiếm tín dụng là một biện pháp quan trọng nhằm san sẻ rủi ro trong hoạt tín dụng của các ngân hàng. Bảo hiếm tín dụng có thể thực hiện dưới các hình thức như: Bảo hiểm cho hoạt động cho vay, bảo hiểm tài sản, bảo hiểm tiền vay. Hiện nay các khách hàng vay ở Chi nhánh đã khá quen thuộc với bảo hiểm tài sản (nhà ở, công trình xây dựng, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải...) hay bảo hiểm người vay (cá nhân, chủ doanh nghiệp). Chi Nhánh cần phối hợp cùng các Công ty Bảo hiểm thiết kế sản phẩm bảo hiểm phù hợp với từng đối tượng khách hàng, từng loại hình vay ...
5.2.2.4 Đẩy mạnh tiếp thị các sản phẩm dịch vụ khác:
Hoạt động tín dụng tuy mang lại nhiều lợi nhuận nhưng cũng chứa đựng quá nhiều rủi ro. Trong xu thế hiện nay, để phát triển bền vững Chi nhánh không nên lấy tín dụng làm hoạt động kinh doanh chính mà cần chú trọng vào mảng phí dịch vụ từ các sản phẩm khác mang lại. Trước hết Chi nhánh cần rà soát lại nền khách hàng hiện có, tích cực tiếp thị các dịch vụ tiềm năng chưa được khách hàng sử dụng, tiếp tục đẩy mạnh và gia tăng nguồn thu từ dịch vụ, hoàn thiện và phát triển các dịch vụ ngân hàng truyền thống nhằm đảm bảo cho Chi nhánh có nền tảng phát triển nhất định, triển khai các sản phẩm dịch vụ mới. Trong đó:
quan trọng, khách hàng có thu nhập cao, phân nhóm khách hàng theo thói quen, thời gian,...
- Ưu tiên đẩy mạnh các dịch vụ ứng dụng công nghệ hiện đại như POS, BSMS, IBMB, các sản phẩm ngân hàng điện tử...
- Tận dụng thế mạnh từ hệ thống và mạng lưới thanh toán quốc tế của BIDV đẩy mạnh tiếp thị tìm kiếm khách hàng mới thực hiện giao dịch thanh toán quốc tế để gia tăng nguồn thu tài trợ thương mại;
- Đẩy mạnh phát triển các sản phẩm phái sinh: hoán đổi lãi suất, hàng hóa tương lai,... nhằm cung cấp các tiện ích, công cụ bảo hiểm rủi ro cho khách hàng, đồng thời tăng thu dịch vụ cho chi nhánh;
- Tiếp tục phát triển mạnh dịch vụ thẻ, xác định đây là dịch vụ bán lẻ chủ đạo.
5.2.2.5 Tuân thủ các quy định về việc phân loại nợ và trích lập dự phòng
Mục đích mà ngân hàng phân loại nợ là để đánh giá đúng mức độ rủi ro của khoản tín dụng; trích lập dự phòng rủi ro là biện pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng bằng cách lập một khoản tiền để bù đắp tổn thất xảy ra khi khách hàng không thực hiện đúng các cam kết tín dụng. Nếu ngân hàng không tuân thủ theo đúng các quy định về phân loại nợ của NHNN thì quỹ dự phòng rủi ro cũng không được trích lập đầy đủ, ngân hàng phải trích lợi nhuận để xử lý các khoản nợ khó đòi, hoạt động kinh doanh bị ảnh hưởng, thậm chí gặp tổn thất nặng nề nếu năm đó ngân hàng không có lợi nhuận hoặc lợi nhuận âm.
Bên cạnh đó việc thực hiện nghiêm túc các quy định về phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro giúp ngân hàng theo dõi sát sao tình hình trả nợ của khách hàng qua từng tháng/quý, từ đó có những ứng xử kịp thời (yêu cầu khách hàng bổ sung tài sản có tính thanh khoản cao, cơ cấu nợ, giảm lãi, thu hồi nợ trước hạn...) khi phát hiện khách hàng có các dấu hiệu nghi ngờ như: năng lực tài chính suy giảm, dòng tiền bất ổn, thiện chí trả nợ giảm sút, tài sản bảo đảm giảm giá v.v ...
5.2.2.6 Nâng cao hiệu quả của bộ máy kiểm tra, kiểm soát nội bộ
kiểm soát nợ có tính chuyên nghiệp để phân loại, xếp hạng các món nợ, theo dõi hoạt động của bên đi vay và tiến độ thanh toán nợ, từ đó có giải pháp phù hợp để hạn chế rủi ro nợ khó đòi... Việc kiểm soát nội bộ này được tiến hành theo định kỳ hoặc đột xuất do ngân hàng quy định. Trong trường hợp chi nhánh đó xảy ra một số trường hợp sai sót, bất cẩn khi cho vay như cán bộ tín dụng làm sai quy trình cho vay, không kiểm tra định kỳ hoặc các biện bản kiểm tra sơ sài không phản ánh tình hình thực tế của khách hàng .... những việc như vậy tạo ra nhiều rủi ro cho ngân hàng. Chính vì thế, định kỳ trưởng (phó) phòng nên yêu cầu rà soát lại các hồ sơ, giấy tờ liên quan đến khách hàng sau đó báo cáo lại cho Phó giám đốc phụ trách, nếu có sai sót phải đưa ra biện pháp giải quyết kịp thời. Trong trường hợp cán bộ nào vẫn để sai sót, cán bộ đó chịu hoàn toàn trách nhiệm về mọi tổn thất phát sinh.
5.3. Kiến nghị đối với Ngân Hàng TMCP Đầu Tư và Phát Triển Viêt Nam:
- Xây dựng chuẩn hóa các quy trình sản phẩm, tác nghiệp và quản lý. Kiểm soát việc tuân thủ các quy trình nghiệp vụ đối với hoạt động quản lý rủi ro tín dụng bán lẻ.
- Xem xét giao nâng thẩm quyền phán quyết tín dụng đối với các Chi Nhánh có chất lượng tín dụng bán lẻ tốt;
- Thiết kế các sản phẩm bán lẻ kết hợp với các sản phẩm bảo hiểm.
- Hoàn thiện Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đối với khách hàng bán lẻ, chính sách cấp tín dụng bán lẻ để đánh giá toàn diện hơn năng lực tài chính của khách hàng, từ đó có cơ sở để hoàn thiện chính sách khách hàng, quyết định cấp tín dụng phù hợp hơn.
- Xây dựng các công cụ đo lường rủi ro tín dụng hiện đại để đo lường và lượng hóa rủi ro tín dụng của các khách hàng bán lẻ, từ đó xác định được các thành tố rủi ro quan trọng như: Xác suất vỡ nợ của khách hàng (PD - Probability of Default); Tỷ lệ tổn thất khi xảy ra rủi ro (LGD - Loss Given Default) và Quy mô vỡ nợ của khách hàng (EAD - Exposure at Default). Trên cơ sở đó có thể xác định được tổn thất dự kiến của khoản vay (EL - Expected Loss), xác định được giá trị
II.
- Xây dựng hệ thống cảnh báo rủi ro trong hoạt động tín dụng bán lẻ. Trong đó, từng thời kỳ cần đưa ra các lĩnh vực, loại hình tín dụng bán lẻ cần kiểm soát, hạn chế; các lĩnh vực, loại hình tín dụng bán lẻ khuyến khích.
- Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng kiến thức để nâng cao năng lực đánh giá, đo lường và phân tích rủi ro tín dụng đối với các cán bộ làm công tác quản lý rủi ro tín dụng tại hội sở chính và tại các chi nhánh.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 5
Từ thực trạng hoạt động tín dụng bán lẻ tại BIDV Gia Lai và kết quả thu được từ mô hình hồi quy ở Chương 4, các giải pháp và kiến nghị tại Chương 5 được đưa ra tập trung khắc phục những hạn chế trong hoạt động tín dụng bán lẻ nhằm nâng cao chất lượng tín dụng nói chung và tín dụng bán lẻ nói riêng thông qua việc cải cách thủ tục; xây dựng các quy trình cho vay chặt chẽ; tăng cường công tác kiểm tra giám sát; hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đối với khách hàng cá nhân; tăng cường công tác đào tạo. Bên cạnh đó tác giả cũng đưa ra một số kiến nghị đối với BIDV. Mở rộng, tăng trưởng tín dụng bán lẻ là điều cần thiết trong giai đoạn hiện nay nhưng cần có sự kiểm soát ở mức độ an toàn, tăng trưởng phải đi đôi với kiểm soát rủi ro. Việc tăng trưởng quá nhanh, không kiểm soát rủi ro sẽ dẫn đến những tổn thất khó lường cho chi nhánh, hệ thống ngân hàng và nền kinh tế. Với những giải pháp đã được nêu ra, Tác giả tin rằng việc thực hiện các giải pháp trên một cách đồng bộ và kiên trì sẽ giúp cho BIDV Gia Lai có thể duy trì sự an toàn, ổn định lâu dài trong hoạt động tín dụng của mình.
KẾT LUẬN
Trong những năm gần đây sự tăng trưởng về quy mô tín dụng đã không đồng nghĩa với sự gia tăng chất lượng tín dụng, vấn đề nợ xấu trở thành một vấn nạn đối với từng ngân hàng nói riêng và nền kinh tế nói chung. Với mục tiêu là góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng bán lẻ tại BIDV, tác giả đã sử dụng mô hình hồi quy Logit nhị thức cho nghiên cứu định lượng thông qua các số liệu thu thập từ hồ sơ vay và các cán bộ tín dụng để tìm ra được mối tương quan giữa khả năng xảy ra RRTD với các yếu tố tác động bao gồm: Khả năng tài chính, kinh nghiệm của khách hàng, tài sản bảo đảm, việc sử dụng vốn, kinh nghiệm cán bộ, quá trình kiểm tra giám sát khoản vay, lịch sử tín dụng. Đề tài đã phân tích kết quả để làm sáng tỏ vấn đề nghiên cứu. Kết hợp với đó là nghiên cứu định tính thông qua phân tích thực trạng rủi ro tín dụng bán lẻ và tham khảo ý kiến của các chuyên gia tín dụng tại BIDV, đề tài cũng xác định được ngoài các nhân tố bên trong ngân hàng, nhân tố từ phía khách hàng, RRTD tại BIDV còn chịu tác động bởi môi trường kinh tế, pháp lý. Từ đó có những giải pháp và kiến nghị cụ thể để hạn chế RRTD; một mặt nâng cao hiệu quả kinh doanh của ngân hàng, mặt khác hỗ trợ khách hàng tiếp cận nguồn vốn vay của ngân hàng để phát triển sản xuất kinh doanh, phục vụ nhu cầu đời sống. Tuy nhiên đây là một vấn đề nghiên cứu rộng và phức tạp, mặc dù bản thân đã cố gắng nhưng do khả năng nghiên cứu và tìm hiểu còn hạn chế nên chắc chắn không khỏi những hạn chế, khiếm khuyết. Em rất mong nhận được sự quan tâm góp ý của các thầy cô để luận văn của em được hoàn thiện hơn./.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê Thị Hiệp Thương, 2012, Giáo trình xếp hạng tín nhiệm, NXB Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh.
2. Đặng Văn Dơn, 2012, Quản trị ngân hàng thương mại hiện đại, NXB Phương Đông.
3. Trần Huy Hoàng, 2011, Quản trị ngân hàng thương mại, NXB Lao động – Xã hội.
4. PGS.TS Trương Đông Lộc và ThS Nguyễn Thị Tuyết, 2011 ‘Các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Chi nhánh thành phố Cần Thơ’, Tạp chí công nghệ ngân hàng, số 5 tháng 3/2011.
5. Quy trình cấp tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (Lưu hành nội bộ)
6. Định hướng phát triển tín dụng bán lẻ giai đoạn 2015-2020 của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (Lưu hành nội bộ).
7. Nguyễn Đình Thọ, 2011, Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh, Nhà xuất bản Lao động – Xã hội.
8. Peter Rose, 2001, Quản trị ngân hàng thương mại. Dịch từ tiếng anh, Người dịch Nguyễn Huy Hoàng và cộng sự, 2004, Nhà xuất bản tài chính.
9. Joel Besis, 2011, Quản trị rủi ro trong ngân hàng. Dịch từ tiếng anh, Người dịch Trần Hoàng Ngân và cộng sự, 2012, Nhà xuất bản Lao động - xã hội. 10. Nor Hayati Ahmad and Shahrul Nizam Ahmad, 2002. Key factors influencing
credit risk of Islamic bank: a Malaysian case [pdf] Available at:
www.researchgate.net. 11. Các website:
+ Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam www.bidv.com.vn
+ Ngân hàng nhà nước Việt Nam www.sbv.gov.vn
PHỤ LỤC
Mô hình xếp hạng của công ty Moody’s và Standard & Poor’s
Nguồn xếp hạng Tình trạng
Standard & Poor’s
Aaa Chất lượng cao nhất, rủi ro thấp nhất
Aa Chất lượng cao*
A Chất lượng trên trung bình*
Baa Chất lượng trung bình*
Ba Chất lượng trung bình, mang yếu tố đầu cơ
B Chất lượng dưới trung bình
Caa Chất lượng kém
Ca Mang tính đầu cơ, có thể vỡ nợ
c Chất lượng kém nhất, triển vọng xấu
Moody’s
AAA Chất lượng cao nhất, rủi ro thấp nhất
AA Chất lượng cao*
A Chất lượng trên trung bình*
BBB Chất lượng trung bình*
BB Chất lượng trung bình, mang yếu tố đầu cơ
B Chất lượng dưới trung bình
CCC Chất lượng kém
CC Mang tính đầu cơ, có thể vỡ nợ
Mô hình điểm số tín dụng tiêu dùng:
STT Các hạng mục xác định chất lượng tín dụng Điểm
1 Nghề nghiệp của người vay
- Chuyên gia hay phụ trách kinh doanh - Công nhân có kinh nghiệm
- Nhân viên văn phòng - Sinh viên
- Công nhân không có kinh nghiệm - Công nhân bán thất nghiệp
10 8 7 5 4 2 2 Trạng thái nhà ở - Nhà riêng
- Nhà thuê hay căn hộ
- Sống cùng bạn hay người thân
6 4 2 3 Xếp hạng tín dụng - Tốt - Trung bình - Không có hồ sơ - Tồi 10 5 2 0
4 Kinh nghiệm nghề nghiệp
- Nhiều hơn 1 năm - Từ 1 năm trở xuống
5 2 5 Thời gian sống tại địa chỉ hiện tại