Quá trình hình thành và phát triển:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh gia lai (Trang 48)

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam được thành lập vào ngày 26/04/1957 theo quyết định của Hội đồng Bộ Trưởng. Trải qua hơn 50 năm xây dựng và phát triển với 3 lần đổi tên gọi, từ ngày 27/04/2012 đến nay, chính thức trở thành Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV). BIDV đã vượt qua những khó khăn, thử thách trong nhiều thời kì của đất nước, góp phần đấu tranh chống kẻ thù xâm lược và xây dựng đất nước của dân tộc Việt Nam...

Hiện nay, BIDV đã vươn lên trở thành một trong những Ngân hàng đứng đầu trong cả nước với những chỉ tiêu tài chính xuất sắc, quy mô của Ngân hàng cũng ngày càng được mở rộng. Tính đến tháng 31/12/2017: BIDV có tổng tài sản hơn 1 triệu tỷ đồng. BIDV có hơn 181 chi nhánh với gần 1.000 phòng giao dịch/quỹ tiết kiệm với tổng số cán bộ công nhân viên lên tới trên 24.000 người.

Bên cạnh đó, BIDV cũng đã được ghi nhận với nhiều giải thưởng uy tín trong và ngoài nước như “Ngân hàng điện tử hàng đầu Việt Nam 2014, 2015, 2016, 2017”; Ngân hàng Điện tử tiêu biểu 2014, 2015, 2016, 2017; Top 3 Ngân hàng có doanh số chấp nhận thanh toán thẻ VISA qua POS cao nhất; Ngân hàng có sản phẩm ấn tượng nhất cho sản phẩm thẻ ghi nợ quốc tế BIDV-Manchester United; Top 3 ngân hàng có doanh số sử dụng thẻ ghi nợ quốc tế MasterCard cao nhất... Giải thưởng “Ngân hàng bán lẻ tốt nhất Việt Nam 2015, 2016, 2017”.

Trong những năm gần đây, BIDV đã tích cực cơ cấu lại nợ và lành mạnh hóa tài chính, cơ cấu lại tổ chức và quản trị điều hành phù hợp với chuẩn mực và thông lệ quốc tế, nâng cao sức cạnh tranh, phát triển thương hiệu và xây dựng hình ảnh BIDV trong nước, trong khu vực và quốc tế.

Chi nhánh Ngân hàng Kiến thiết tỉnh Gia Lai – Kon Tum (tiền thân của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Gia Lai) được thành lập vào ngày 15 tháng 11 năm 1976 theo quyết định số 580/TCVB của Bộ trưởng Bộ tài chính, với 3 lần đổi tên như sau:

Tháng 7 năm 1981: đổi tên thành Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và xây dựng tỉnh Gia Lai – Kon tum.

Tháng 7 năm 1990: đổi tên thành Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Gia Lai – Kon Tum. Trong giai đoạn này, Chi nhánh đã sát nhập vào Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp tỉnh Gia Lai – Kon Tum vào tháng 7 năm 1988 nhưng một năm sau lại được tái lập và tiếp tục hoạt động.

Tháng 10 năm 1991: đổi tên thành Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Gia Lai. Từ ngày 01/05/2012 chính thức hoạt động theo mô hình Cổ phần và có tên là Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Gia Lai.

Hội sở chi nhánh tại 112 Lê Lợi, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai.

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Gia Lai là một trong hơn 114 Chi nhánh cấp I của BIDV. Được thành lập tháng 11 năm 1976, đến nay BIDV Gia Lai đã phát triển trở thành một trong năm Chi nhánh phát triển nhất của BIDV và là một trong 07 Chi nhánh đầu tiên được xếp hạng Doanh nghiệp loại I. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Gia Lai tự hào 22 năm liền (từ năm 1995 đến 2017) đạt đơn vị thi đua xuất sắc trong toàn hệ thống, luôn luôn là Chi nhánh dẫn đầu trong khu vực miền Trung, Tây nguyên và đã được Nhà nước phong tặng:

- Huân chương Lao động Hạng Ba (1991-1995) - Huân chương Lao động Hạng Nhì (1995-1999) - Huân chương Lao động hạng Nhất (1999-2004)

Từ tháng 7 năm 2013 do quy mô của chi nhánh quá lớn, cũng như yêu cầu gia tăng các dịch vụ ngân hàng bán lẻ Chi nhánh tiến hành chia tách thành 2 chi

hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Nam Gia Lai. Đến ngày 25/05/2015, BIDV tiếp tục sáp nhập với Ngân hàng MHB, theo đó, tại địa bàn Gia Lai, MHB Gia Lai cũng được sáp nhập vào BIDV và sau đó đổi tên thành BIDV Phố Núi.

Từ năm 2007 BIDV Gia Lai luôn là một trong 20 chi nhánh chủ lực của hệ thống BIDV. Năm 2017 BIDV Gia Lai được xếp hạng là chi nhánh đặc biệt trong hệ thống.

Được đánh giá là Ngân hàng có sự tín nhiệm cao nhất của chính quyền và nhân dân tỉnh Gia Lai, hiện nay BIDV Gia Lai đang là chi nhánh Ngân hàng có nguồn vốn huy động đứng thứ hai tại địa bàn đồng thời cũng là nhà cung cấp vốn tín dụng lớn nhất tại Gia Lai. Với vị thế là thành viên của ngân hàng có hệ thống mạng lưới rộng lớn, quy mô tổng tài sản lớn nhất, BIDV Gia Lai không ngừng cải tiến, đổi mới cho phù hợp với nhu cầu xã hội, luôn tìm tòi đưa ra biện pháp thích hợp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả kinh doanh của mình nhằm góp phần tăng trưởng kinh tế, đẩy mạnh hoạt động hệ thống Ngân hàng nước ta, từng bước trưởng thành để hòa nhập vào nhịp độ phát triển của đất nước.

3.1.2. Địa thế hoạt động

BIDV Gia Lai có địa bàn hoạt động chính tại thành phố Pleiku, được phân công phụ trách địa bàn phía Đông Bắc của tỉnh Gia Lai bao gồm khu vực thành phố Pleiku, địa bàn huyện Đak Đoa, Chư Păh, Mang Yang, An Khê, Kbang, Đak Pơ.... Đây là những vùng Chủ yếu phát triển mạnh trong các lĩnh vực trồng cây công nghiệp như cà phê, cao su, hồ tiêu và các loại gỗ lâm nghiệp (vườn quốc gia Kon Ka Kinh là khu vực thuộc địa phận huyện Mang Yang). Ngoài ra còn một số lĩnh vực như sản suất nông, lâm, thủy sản, công nghiêp - xây dựng đặc biệt là lĩnh vực thủy điện do có sự ưu đãi của thiên nhiên. Tuy nhiên, thị trường hoạt động còn có nhiều khó khăn do cơ cấu kinh tế chưa có sự bứt phá, thu nhập bình quân đầu người còn thấp, chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số với trình độ thấp làm ăn nhỏ lẻ còn mang tính thô sơ do chưa biết áp dụng khoa học kỹ thuật, công nghiệp vẫn chủ yếu là sản xuất vừa và nhỏ, tốc độ phát triển tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, du lịch và cơ

sở hạ tầng chưa đáp ứng được yêu cầu, việc thu hút vốn đầu tư còn hạn chế. Song, với sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, công tác phát triển kinh tế xã hội luôn được chú trọng. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ ngày càng chiến tỷ trọng cao trong cơ cấu ngành nghề nền kinh tế. Qua đó thể hiện nhu cầu tiêu dùng của người dân ngày càng tăng. Đây cũng trở thành thị trường tín dụng bán lẻ màu mỡ mà các ngân hàng trên địa bàn tỉnh đang hướng tới. Do đó, cạnh tranh trên thị trường TDBL cũng trở nên gay gắt đòi hỏi BIDV Gia Lai phải biết đi trước đón đầu để chiếm lĩnh thị trường tiềm năng này.

3.1.3. Cơ cấu tổ chức

Về mạng lưới hoạt động: BIDV Gia Lai có 07 điểm giao dịch trên địa bàn TP Pleiku và các huyện thuộc khu vực phía Đông Bắc của tỉnh Gia Lai, gồm: 01 Trụ sở chi nhánh, 06 phòng giao dịch (trong đó trụ sở chi nhánh và 04 phòng giao dịch bố trí tại TP. Pleiku, 02 Phòng giao dịch đặt ở đại bàn các huyện:

- Hội sở chi nhánh tại 112 Lê Lợi, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai Các phòng giao dịch:

- PGD Đông Gia Lai (205 Đỗ Trạc, thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai).

- PGD Bắc Gia Lai (80 Trường Sơn, phường Yên Thế, TP.Pleiku, tỉnh Gia Lai).

- PGD Phù Đổng (29 Lê Duẩn, phường Phù Đổng, TP.Pleiku, tỉnh Gia Lai). - PGD Đô Thị (Số 66 Tăng Bạt Hổ, Phường Yên Đỗ, TP.Pleiku, tỉnh Gia

Lai).

- PGD Trung tâm (Số 01 Nguyễn Văn Trỗi, TP.Pleiku, tỉnh Gia Lai). - PGD Đăk Đoa (Số 213 Nguyễn Huệ, thị trấn Đăk Đoa, tỉnh Gia Lai)

Tổng số CBCNV: Trong bất cứ tổ chức nào, nhân sự luôn là yếu tố quan trọng hàng đầu vì mọi công việc đều bắt nguồn từ con người và kết thúc bởi con người. Đối với lĩnh vực ngân hàng thì vấn đề nhân sự ngày càng quan trọng bởi tính rủi ro và nhạy cảm của nó. Một ngân hàng muốn phát triển tốt phụ thuộc rất nhiều vào khả

chi nhánh có 156 cán bộ, trong đó 90% cán bộ viên chức có trình độ đại học và sau đại học.

Mô hình tổ chức hoạt động: BIDV Gia Lai có 09 phòng và 06 đơn vị trực thuộc, về cơ bản đã được sắp xếp theo mô hình dự án hiện đại hoá ngân hàng, chia theo các khối như sơ đồ

Sơ đồ 3.1: Mô hình tổ chức BIDV Gia Lai

3.2. Tình hình hoạt động Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Gia Lai từ 2015 -2017:

3.2.1. Kết quả hoạt động kinh doanh

Bảng 3.1 Kết quả hoạt động kinh doanh tại BIDV Gia Lai

Stt Chỉ tiêu Năm 2015 năm 2016 Năm 2017 % Thực hiện 2016/2015 % Thực hiện 2017/2016

I Chỉ tiêu quy mô

1 Dư nợ tín dụng 9.353 11.379 12.414 21.7% 9.1%

- Dư nợ tín dụng KHDN 7.928 9.178 9.741 15,8% 6,1%

- Dư nợ tín dụng bán lẻ 1.425 1.696 2.314 19,0% 36,4%

BIDV GIA LAI

KHỐI QUẢN LÝ KHÁCH HÀNG Phòng KHDN 1 Tổ TTTM Phòng KHDN2 Phòng KHCN

KHỐI QUẢN LÝ RỦI RO Phòng QLRR KHỐI TÁC NGHIỆP P. QTTD Tổ QL TTKH P.GDKH Tổ thẻ ATM P. QL&DVKQ KHỐI QUẢN LÝ NỘI BỘ P.KH-TC Tổ CNTT P.TC-HC KHỐI TRỰC THUỘC PGD Phù Đổng PGD Trung Tâm PGD Đông Gia Lai PGD Bắc Gia Lai PGD Đô Thị PGD Đăk Đoa

Stt Chỉ tiêu Năm 2015 năm 2016 Năm 2017 % Thực hiện 2016/2015 % Thực hiện 2017/2016 2 Dư nợ tín dụng bình quân 7.934 10.385 11.917 30,9% 14,8% 3 Huy động vốn 4.515 4.540 4.874 0,6% 7,4% - Huy động vốn ĐCTC 204 186 254 -8,8% 36,6% - Huy động vốn KHDN 1.176 778 1.034 -33,8% 32,9% - Huy động vốn bán lẻ 3.135 3.576 3.586 14,1% 0,3% 4 Huy động vốn bình quân 4.565 4.412 4.391 -3,4% -0,5%

II Chỉ tiêu hiệu quả

5 Chênh lệch thu chi 308 325 357 5,5% 9,8%

6 Lợi nhuận trước thuế 269 273 295 1,5% 8,1%

7 Lợi nhuận trước thuế/người 1,4 1,77 1,9 26,4% 7,3%

8 Trích Dự Phòng rủi ro 39 52 62 33,3% 19,2%

9 Thu dịch vụ ròng (không

gồm KDNT&PS) 43,2 44 35,4 1,9% -19,5%

10 Thu nợ hạch toán Ngoại

bằng (gốc và lãi) 26,6 28 23,28 5,3% -16,9%

11 Thu từ hoạt động

KDNT&PS 13,8 9 10,7 -34,8% 18,9%

12 Thu nhập ròng hoạt động

bán lẻ 98 117 137 19,4% 17,1%

13 Thu nhập ròng dịch vụ thẻ 4,2 4,6 4,35 9,5% -5,4%

14 Doanh thu khai thác phí

bảo hiểm 14 15 11 7,1% -26,7%

III Chỉ tiêu chất lượng

15 Dư nợ xấu 41 12 42,40

- Tỷ lệ nợ xấu 0,44% 0,11% 0,34%

16 Tỷ lệ dư nợ nhóm II/ Tổng

dư nợ 0,05% 0,04% 4,09%

17 Tỷ lệ dư nợ trung dài

hạn/Tổng dư nợ 41,08% 42,7% 45,1%

Bảng 3.2 Thu nhập ròng 2015-2017 tại BIDV Gia Lai STT Nghiệp vụ Thu nhập Ròng 2015 Tỷ trọng Thu nhập Ròng 2016 Tỷ trọng Thu nhập Ròng 2017 Tỷ trọng Tổng cộng 333 100% 346 100% 305 100% 1 Thu nhập ròng từ tín dụng 182 55% 225 65% 189 62%

2 Thu nhập ròng từ huy động

vốn. 94 28% 75 22% 81 27%

3 Thu dịch vụ ròng (bao gồm

KDNT và PS). 57 17% 46 13% 35 11%

(Nguồn: Báo cáo kết quả HĐKD 2015-2017 của Chi nhánh)

Trong giai đoạn từ năm 2015 đến 2017, trước những khó khăn và thách thức chung của nền kinh tế, thực hiện đúng các chỉ đạo điều hành của NHNN cũng như BIDV, BIDV Gia Lai luôn chủ động và ứng xử linh hoạt, kịp thời, triển khai quyết liệt các biện pháp nhằm tăng quy mô, gia tăng nguồn vốn, cũng như kiểm soát tốt hoạt động tín dụng, quản lý chặt chẽ cân đối giữa huy động và cho vay đảm bảo hoạt động có hiệu quả. Với những chỉ đạo điều hành sát sao, Chi nhánh luôn có mức tăng trưởng tốt, hoàn thành vượt mức tất cả các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh đối với Chi nhánh chủ lực, Cụ thể:

+ Về huy động vốn:

Căn cứ vào bảng số liệu (Bảng 3.1) tình hình hoạt động kinh doanh của BIDV Gia Lai từ năm 2015-2017, ta thấy huy động vốn cuối kỳ đều tăng qua các năm. Năm 2016, đạt 4.540 tỷ đồng, tăng 25 tỷ đồng tương đương 0,55% so với năm 2015. Năm 2017, đạt 4.874 tỷ đồng, tăng 334 tỷ đồng tương đương 7,35% so với năm 2016. Về huy động vốn bình quân, có sự giảm nhẹ trong các năm 2016, 2017. Nguyên nhân chính là do nguồn huy động vốn của chi nhánh chủ yếu từ dân cư, và các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây lắp, trong giai đoạn 2015-2017 tình hình kinh tế nông nghiệp, nông thôn có nhiều biến động (giá cả các mặt hàng nông sản bấp bênh, tình hình thời tiết không thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp…) kéo theo tình hình kinh tế chung của tỉnh Gia Lai bị ảnh hưởng. Đối với các doanh

nghiệp hoạt động xây lắp do chi phí vốn tăng, nguồn công trình bị hạn chế nên hoạt động kinh doanh cũng kém hiệu quả. Tuy nhiên, so với trên địa bàn, thị phần huy động vốn BIDV Gia Lai tính đến 31/12/2017 chiếm 15,11% (dẫn đầu thị phần về huy động vốn). Huy động vốn TCKT của chi nhánh không ổn định và lệ thuộc nhiều vào các khách hàng lớn, chỉ gia tăng vào dịp cuối năm, nguồn vốn dân cư hầu như không có sự tăng trưởng so cùng kỳ năm trước, dẫn đến thị phần huy động vốn của chi nhánh bị suy giảm, ảnh hưởng đến kết quả hoàn thành kế hoạch huy động bình quân của chi nhánh.

+ Hoạt động tín dụng

Trong hoạt động tín dụng, BIDV Gia Lai luôn thực hiện tăng trưởng tín dụng theo đúng định hướng của Ngân hàng BIDV Việt Nam, đảm bảo gắn tăng trưởng tín dụng với việc kiểm soát chất lượng tín dụng, tập trung phát triển tín dụng đối với những khách hàng tốt. Trên cơ sở đổi mới toàn diện cơ cấu khách hàng với chủ trương xây dựng mô hình ngân hàng thương mại hiện đại, BIDV Gia Lai từng bước đã thực hiện chuyển đổi cơ cấu khách hàng, đa dạng hóa các dịch vụ ngân hàng hướng tới nhiều thành phần kinh tế, tập trung hơn cho hoạt động bán lẻ. Dư nợ cho vay của BIDV Gia Lai tăng mạnh qua các năm từ 2015 – 2017. Tuy nhiên, do đặc thù là Chi nhánh có quy mô nền khách hàng doanh nghiệp truyền thống với quy mô ngày càng mở rộng, tỷ trọng tăng trưởng dư nợ cho vay khách hàng doanh nghiệp có xu hướng tăng trong cơ cấu tổng dư nợ. Tỷ trọng dư nợ của khách hàng doanh nghiệp tập trung vào các Công ty của Khối Hoàng Anh Gia Lai, Đức Long Gia Lai, Tổng công ty Sông Đà. Ngoài ra Chi nhánh cũng tăng cường tiếp cận cho vay đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa chủ yếu trong các lĩnh vực xây dựng ,thương mại nhưng hiệu quả kinh doanh thấp do ảnh hưởng của suy giảm kinh tế, chi nhánh cũng có biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn, tạo bước phát triển ổn định, bền vững. Tuy nhiên, trong bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế, sức khỏe của các doanh nghiệp chưa ổn định, quy mô dư nợ bán buôn lớn tiềm ẩn rủi ro cao đối với chi nhánh, đặc biệt đối với dư nợ nhóm Khách hàng Hoàng Anh Gia Lai

thời trước xu thế chung chuyển dịch tập trung hoạt động bán lẻ của toàn ngành ngân hàng và thị trường, lãnh đạo chi nhánh đã đề ra mục tiêu chuyển đổi mô hình ngân hàng, chiến lược kinh doanh từ chuyên bán buôn sang bán lẻ, điều này thể hiện rõ qua việc dư nợ tín dụng bán lẻ của chi nhánh tăng trưởng mạnh qua các năm (khoảng 28%). Đây cũng là định hướng phát triển hoạt động ngân hàng bán lẻ của BIDV nói chung cũng như của Chi nhánh BIDV Gia Lai nói riêng trong tương lai.

Hoạt động cho vay của BIDV Gia Lai có bước tăng trưởng rõ rệt trong giai

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh gia lai (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)