Giá trị Chi phí xã hội của Cacbon (SCC)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bước đầu ước tính chi phí lợi ích về kinh tế môi trường trong việc sản xuất điện từ rơm rạ trên đồng ruộng tại việt nam​ (Trang 31 - 32)

Giá trị Chi phí xã hội của Cacbon (Social Cost of Carbon, SC-CO2 hay SCC) được đề xuất và sử dụng rộng rãi bởi chính phủ các liên bang Hoa Kỳ trong việc tính toán lợi ích-chi phí trước khi đưa ra các quyết định có liên quan đến hoạt động phát thải CO2. SC-CO2 là một thước đo được tính bằng đồng Đô la Mỹ cho các tác động lâu dài gây ra cho xã hội bởi 1 tấn CO2 phát thải trong vòng một năm. SC-CO2 có nghĩa là một ước tính toàn diện về thiệt hại do biến đổi khí hậu và bao gồm những thay đổi về năng suất nông nghiệp thuần, sức khỏe con người, thiệt hại về tài sản do nguy cơ lũ lụt gia tăng và những thay đổi trong chi phí hệ thống năng lượng, chẳng hạn như giảm chi phí sưởi ấm và tăng chi phí cho máy lạnh. Tuy nhiên, với những hạn chế về mô hình và dữ liệu hiện tại, nó không bao gồm tất cả các thiệt hại quan trọng. Báo cáo Đánh giá lần thứ 5 của IPCC nhận thấy rằng ước tính SC-CO2 bỏ qua các tác động khác nhau có thể làm tăng thiệt hại. Các mô hình được sử dụng để phát triển các ước tính SC-CO2, được gọi là mô hình đánh giá tích hợp, hiện không bao gồm tất cả các tác động vật lý, sinh thái và kinh tế quan trọng của biến đổi khí hậu được ghi nhận trong tài liệu về biến đổi khí hậu vì thiếu thông tin chính xác về bản chất về thiệt hại và bởi vì khoa học được kết hợp vào các mô hình này đương nhiên đi sau nghiên cứu gần đây nhất. Tuy nhiên, các ước tính hiện tại về SC-CO2 là một thước đo hữu ích để đánh giá tác động khí hậu của sự thay đổi phát thải CO2.

Kế thừa các nghiên cứu về SCC, năm 2011, Marten và Newbold cũng đã phát triển và giới thiệu 2 thước đo tương đương tính cho khí CH4 và N2O [16]. Các giá trị này được phát triển và thay thế vào năm 2016 bởi Tổ chức Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ (EPA) [14]. Cả phương pháp luận để đánh giá thiệt hại do phát thải CH4 và N2O cũng như việc áp dụng các ước tính SC-CH4 và SC-N2O để phân tích chi phí-lợi ích theo quy định đều phải qua đánh giá đồng nghiệp độc lập nghiêm ngặt và lấy ý kiến cộng đồng. Ngoài ra, các ước tính về chi phí xã hội của những khí nhà kính này tăng lên theo thời gian vì lượng khí thải trong tương lai dự kiến sẽ gây ra thiệt hại gia tăng lớn hơn khi các hệ thống vật lý và kinh tế trở nên căng thẳng hơn để đáp ứng với sự thay đổi khí hậu lớn hơn và do GDP đang tăng lên theo thời gian và nhiều hạng mục thiệt hại được mô hình hóa theo tỷ lệ thuận với tổng GDP.

Trong luận văn, học viên sử dụng giá trị SC-CO2, SC-CH4 và SC-N2O được tính toán năm 2016 để lượng hóa giá trị kinh tế của việc giảm thiểu phát thải CO2, CH4 và N2O. Giả định rằng nhà máy bắt đầu xây dựng từ năm 2020, vận hành từ năm 2022 và kết thúc dự án vào năm 2042. Trong v ng 20 năm v ng đời dự án, giá trị SCC thay đổi tịnh tiến vào các năm cụ thể là 2025, 2030, 2035 và 2040 (do khả năng của khí hậu phản ứng lại các tác động do khí nhà kính gây ra đối với thay đổi theo thời gian), tỷ lệ chiết khấu 3% về thời điểm hiện đại. Giá trị SCC cụ thể được trình bày ở bảng 2.2 sau:

Bảng 2.6: Giá trị chi phí xã hội của sự phát thải CO2, CH4 và N2O

Đơn vị: 2007$/tấn2

Năm phát thải Tỷ lệ chiết khấu CO2 CH4 N2O

2020 3% 42 1.200 15.000

2025 3% 46 1.400 17.000

2030 3% 50 1.600 19.000

2035 3% 55 1.800 21.000

2040 3% 60 2.000 23.000

Nguồn: Tổ chức Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ (2017) [14]

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bước đầu ước tính chi phí lợi ích về kinh tế môi trường trong việc sản xuất điện từ rơm rạ trên đồng ruộng tại việt nam​ (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)