- Tư tưởng về con người:
* Về nguồn gốc con người
+ Nho gia và Mặc gia cho rằng trời sinh ra con người và muôn vật.
+ Lão tử quan niệm: trời, đất, người vạn vật đều do Đạo sinh ra.
* Về vị trí của con người:
+ Lão tử cho rằng vũ trụ có bốn cái lớn: Đạo lớn, trời lớn, đất lớn, người cũng lớn.
+ Kinh dịch coi trời, đất, người là tam tài.
+ Lễ Ký: con người là “cái đức của trời đất, sự giao hợp của âm dương, sự hội tụ của quỷ thần, cái khí tinh tú của ngũ hành”.
+ Nho gia theo tư tưởng thiên mệnh: mệnh trời chi phối con người và xã hội.
Về bản tính con người
+ Khổng tử quan niệm: Tính con người gần nhau, do rèn luyện và thói quen mới xa nhau.
+ Mạnh tử: bản tính con người là thiện, mỗi con người đều có phần quý trọng – tính người và phần bỉ tiện, thấp hèn – tính cầm thú. Con người phải tồn tâm, dưỡng tính, phát huy bốn đầu mối làm cho phần tốt ngày càng phát triển, phần xấu ngày càng thu hẹp.
+ Tuân tử: bản tính con người là ác (do bản năng sinh lý tự nhiên) nhưng có thể sửa đổi được bằng lễ nghĩa, giáo hóa, hình luật.
+ Vương Sung (đời Hán): bản tính con người có thiện, có ác.
Tư tưởng về con người và XD con người (tiếp)
- Tư tưởng về xây dựng con người:
+ Đạo gia cho rằng bản tính con người là tự nhiên thuần phác.
+ Nho gia hướng con người vào tu thân, thực
hành đạo đức, làm tròn bổn phận trong các mối quan hệ xã hội.
e. Tư tưởng về xã hội lý tưởng và con đường trị quốc: quốc:
- Nho gia nêu lý tưởng về một xã hội đại đồng, an bình thịnh trị, ổn định, trật tự, kỷ cương, xã hội hữu đạo và hòa mục. Con đường để thực hiện xã hội lý tưởng là đường lối đức trị (nhân trị). - Pháp gia chủ trương một xã hội phong kiến tập quyền, quốc cường quân tôn, pháp trị. Đường lối