Thảo luận kết quả nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 76 - 79)

Nhìn chung, cả hai mô hình các biến liên quan đến biến tỷ lệ lãi biên ròng (NIM), chất lƣợng quản lý đƣơc thể hiện bởi biến OVER1 và các biến vĩ mô nhƣ CPI, GDP có tƣơng quan thuận với hiệu quả hoạt động các NHTM Việt Nam, riêng nhân tố huy động vốn trên tổng tài sản (DEP) cũng có tác động tích cực nhƣng chỉ thể hiện tƣơng quan thuận đối với ROE. Còn về tƣơng quan nghịch thì cả mô hình có biến phụ thuộc ROA và ROE đều do hai nhân tố: cấu trúc tài sản (EA) và dự phòng rủi ro tín dụng (CR) có ảnh hƣởng đối với hiệu quả hoạt động NH. Nghiên cứu không tìm ra đƣợc tƣơng quan giữa các nhân tố còn lại tác động lên hiệu quả hoạt động NH, tức là các giả thuyết H3, H6 và H10 không có ý nghĩa thống kê trong mô hình nghiên cứu.

Mô hình nghiên cứu đối với hai biến phụ thuộc ROA và ROE của sinh viên có những kết quả đáng chú ý nhƣ sau:

Về rủi ro tín dụng (H2), kết quả thực nghiệm trong cả hai mô hình kiểm định

tìm ra mối liên hệ có tác động ngƣợc chiều và mạnh nhất (giá trị tuyệt đối của hệ số hồi quy lớn nhất) lên khả năng sinh lời ROA và ROE của các NHTM (ở mức ý nghĩa 5%), tức chi phí dự phòng rủi ro tín dụng tăng sẽ làm giảm hiệu quả hoạt động NH. Kết quả này phù hợp với kỳ vọng ban đầu của sinh viên. Mức độ phù hợp của biến cũng đƣợc Syafri (2012) chứng minh kết quả tƣơng tự khi việc tăng thêm trong trích lập chi phí sẽ làm giảm lợi nhuận của các NH.

Liên quan đến (H1) tức là tác động của tỉ lệ vốn chủ sở hữu (EA) đến hiệu quả

hoạt động của các NHTM. Hệ số hồi quy mang dấu âm có ý nghĩa ở mức 5% đối với cả ROA và ROE. Kết quả này trái ngƣợc với kỳ vọng của sinh viên. Đồng thời, kết quả của mô hình cũng khác biệt so với những nghiên cứu trƣớc đây (Abreu và Mendes, 2002; Deyong và Rice, 2004) khi họ nhận định rằng tỷ lệ này càng cao thì khả năng sinh lời cao.

Liên quan đến biến quy mô NH (H3), kỳ vọng của sinh viên là biến BS sẽ có tác động đồng biến đến ROA và ROE, có nghĩa một sự gia tăng về quy mô sẽ làm gia tăng hiệu quả hoạt động của các NH. Tuy nhiên kết quả của cả hai mô hình lại cho thấy biến BS không có ý nghĩa thống kê với hiệu quả hoạt động của các NHTM. Tƣơng tự là biến tỷ lệ huy động vốn (DEP) ở mô hình ROA cũng không có ý nghĩa thống kê (Prob = 0.466 > 0.05). Tuy nhiên kết quả này giống với nghiên cứu của Phạm Thị Hoàng Yến (2003) khi cũng có kết luận khoản vốn huy động từ

khách hàng không có ý nghĩa thống kê trong nghiên cứu ―Phân tích ảnh hưởng của

cấu trúc vốn đến khả năng sinh lời của NHTM Việt Nam”. Điều này có thể đƣợc lý giải bằng việc các NHTM Việt Nam trong giai đoạn này vẫn đang sử dụng vốn ngoài huy động là chủ yếu.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 4

Nghiên cứu sử dụng kiểm định Hausman để lựa chọn mô hình ƣớc lƣợng phù hợp cho dữ liệu bảng và một số kiểm định liên quan nhƣ kiểm định hiện tƣợng đa cộng tuyến, tự tƣơng quan để chắc chắn mô hình hồi quy cho kết quả chính xác. Với hai biến phụ thuộc đại diện cho hiệu quả hoạt động NH là tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) và tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) của NH và mƣời biến độc lập đƣợc sử dụng nhằm đại diện cho các đặc điểm nội tại của NH đƣợc nghiên cứu bao gồm tỷ lệ lãi biên ròng, tỷ lệ cho vay, tỷ lệ huy động, tỷ lệ vốn chủ sở hữu, quy mô tài sản của NH, chỉ số rủi ro tín dụng, tỷ lệ lƣơng và chi phí khác cho nhân viên trên tổng tài sản, tốc độ tăng trƣởng GDP, chỉ số giá tiêu dùng và lãi suất NH trung bình. Dữ liệu ngƣời viết thu thập dựa trên nguồn dữ liệu thứ cấp là báo cáo thƣờng niên của 20 NH trong 5 năm giai đoạn từ năm 2012 - 2017.

Mô hình cho kết quả trong 10 biến ngƣời viết sử dụng đƣa vào mô hình, có 5 biến tác động cùng chiều lên ROA bao gồm NIM, OVER1, BR, GDP và CPI. Yếu tố CR, EA có tác động ngƣợc chiều lên ROA với mức độ ảnh hƣởng của các biến độc lập lên ROA là 78,76%.

Đối với mô hình với biến phụ thuộc là ROE, kết quả cho thấy trong 10 biến độc lập có 5 biến tác động cùng chiều bao gồm: NIM, OVER1, DEP, GDP và CPI. 2 yếu tố có tác động ngƣợc chiều là CR và EA. Mức độ ảnh hƣởng của các biến độc lập này lên ROE là 83,72%

Kết quả phân tích mức độ ảnh hƣởng của các nhân tố nội tại đến hiệu quả hoạt động của hệ thống NHTM trong chƣơng 4 là cơ sở khoa học quan trọng để sinh viên đƣa ra các gợi ý giải pháp thuyết phục ở chƣơng 5 tiếp theo.

CHƢƠNG 5

KẾT LUẬN VÀ GỢI Ý GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC NHTM VIỆT NAM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 76 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)