Các biến sử dụng trong mô hình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 59 - 63)

Các biến phụ thuộc:

Biến phụ thuộc là Yi,t mà đại diện là ROA và ROE đo lƣờng hiệu quả hoạt động của

các NHTM thứ i trong năm t. Trong đó α là hằng số

ROA (Return on Asset) đƣợc đo lƣờng bằng lợi nhuận ròng trên tổng tài sản của NH. ROA cho thấy hiệu quả quản lí và sử dụng tài sản để tạo ra thu nhập cho NH (Ahmed, 2009). Nếu ROA > 0 có nghĩa là NH kinh doanh có lãi. ROA càng cao thì NH hoạt động càng hiệu quả. Nếu ROA < 0 có nghĩa kết quả kinh doanh của NH là đang thua lỗ.

ROE (Return on Equity) đƣợc đo lƣờng bằng lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu. ROE là tỷ số quan trọng nhất đối với các cổ đông vì nó cho thấy lợi suất mà NH

kiếm đƣợc trên một đồng vốn chủ sở hữu đầu tƣ vào NH. ROE càng cao thì việc sử dụng vốn càng hiệu quả.

Các biến độc lập:

Biến độc lập là các biến bên trong và bên ngoài tác động đến hiệu quả hoạt động của các NHTM, bao gồm:

(i) Các yếu tố bên trong

EA – Tỷ lệ vốn chủ sở hữu: Tỷ lệ EA càng cao càng cho thấy việc sử dụng vốn chủ sở hữu để tài trợ cho tài sản của NH càng lớn và từ đó càng giảm thiểu rủi ro về chi phí nợ vay (Athanasoglou, 2008). Tuy nhiên một tỷ lệ EA quá cao cũng cho thấy NH đang hoạt động quá thận trọng, bỏ qua những cơ hội kinh doanh tiềm năng. Trong mô hình nghiên cứu này, sinh viên kỳ vọng giả thuyết H1: Tồn tại tƣơng quan thuận giữa tỉ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản và hiệu quả hoạt động của NH.

CR – Rủi ro tín dụng: CR đƣợc đo bằng tỷ lệ dự phòng rủi ro trên tổng dƣ nợ. Dự phòng rủi ro đƣợc trích lập và hạch toán vào chi phí hoạt động để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra đối với các khoản tín dụng của NH. Trên bảng cân đối kế toán của NH, dự phòng tín dụng là một khoản mục thuộc tài sản và làm giảm giá trị tài sản có của NH, phản ánh những tổn thất có thể xảy ra. Trong khi đó, trong bảng kết quả kinh doanh, dự phòng rủi ro tín dụng là khoản chi phí phi tiền mặt (non-cash) đƣợc ghi nhận làm giảm lợi nhuận hoặc vốn chủ sở hữu của NH. Vì thế sinh viên lựa chọn giả thuyết H2: Tồn tại mối tƣơng quan nghịch biến giữa tỉ lệ dự phòng rủi ro tín dụng và hiệu quả hoạt động của NH.

BS – Quy mô tổng tài sản: Quy mô tài sản NH đƣợc đo bằng logarit tự nhiên của tổng tài sản. Nhiều nghiên cứu (Gul và Zaman, 2011 và Syafri, 2012) đồng ý rằng các tác động của quy mô tài sản đến khả năng sinh lời của tài sản là không đồng nhất. Quy mô có thể làm tăng lợi nhuận của NH nhờ vào quá trình mở rộng phân phối sản phẩm, dịch vụ, tiết kiệm các chi phí trong giao dịch. Tuy nhiên quy mô lớn

cũng có thể gây ảnh hƣởng tiêu cực đến lợi nhuận trong trƣờng hợp các NH không có chính sách quản lý phủ hợp, không kiểm soát đƣợc các chi phí hoạt động khổng lồ do quy mô bộ máy quá lớn. Trong bài nghiên cứu này, sinh viên lựa chọn giả thuyết H3 cho biến BS: Tồn tại tƣơng quan thuận giữa quy mô tài sản và hiệu quả hoạt động

DEP –Tỷ lệ tiền gửi khách hàng: Tỷ lệ tiền gửi khách hàng trên tổng tài sản đƣợc dùng để phân tích ảnh hƣởng của cấu trúc tài trợ đến hiệu quả hoạt động của các NHTM. Cấu trúc tài trợ tập trung chủ yếu ở khoản mục tiền gửi khách hàng sẽ là nguồn vốn ổn định và rẻ hơn so với các nguồn tài trợ khác. Các NHTM có nguồn vốn lớn từ việc huy động tiền gửi sẽ có nhiều cơ hội kinh doanh với chi phí thấp, tạo ra các khoản vay nhiều hơn làm lợi nhuận sẽ tăng lên. Do vậy, sự gia tăng tỷ lệ tiền gửi khách hàng/Tổng tài sản sẽ kéo theo sự gia tăng hiệu quả hoạt động của NH (Gul, Irshad và Zaman, 2011). Giả thuyết H4: Tồn tại tƣơng quan thuận giữa cấu trúc tài trợ và hiệu quả hoạt động NH.

NIM –Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên: Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên đƣợc xác định bằng tổng doanh thu từ lãi trừ tổng chi phí trả lãi (thu nhập lãi thuần) trên tổng tài sản có sinh lời. Thông qua tỷ lệ này, NH có thể kiểm soát tài sản sinh lời và đánh giá nguồn vốn nào có chi phí thấp nhất. Giả thuyết H5: Tồn tại tƣơng quan thuận giữa Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên và hiệu quả hoạt động NH.

LDR - Tỷ lệ cho vay trên tổng vốn huy động: Tỷ suất LDR là công cụ hữu hiệu để đo lƣờng đƣợc việc NH cho vay bao nhiêu trên tổng vốn huy động đƣợc. NH càng có khả năng chuyển đổi nguồn vốn huy động sang cho vay và đầu tƣ càng nhiều thì lợi nhuận càng cao. Giả thuyết H6: Tồn tại tƣơng quan thuận giữa Tỷ lệ cho vay trên tổng vốn huy động và hiệu quả hoạt động NH.

OVER1 - Tỷ lệ chi phí lƣơng và các chi phí khác cho nhân viên: Tỷ lệ này càng nhỏ trong khi các yếu tố khác không đổi cho thấy chất lƣơng quản lý càng tốt và ngƣợc lại. H7: Tồn tại tƣơng quan nghịch giữa Tỷ chi phí lƣơng và các chi phí khác cho nhân viên và hiệu quả hoạt động NH

(ii) Các biến bên ngoài

GDP growth - Tốc độ tăng trƣởng kinh tế: Obamuyi (2013) cho rằng điều kiện kinh tế sẽ ảnh hƣởng tích cực đến các hoạt động của ngành tài chính. Nghiên cứu của Dietrich và Wanzenried (2011) cũng nhất trí rằng tăng trƣởng kinh tế sẽ làm tăng nhu cần cho vay và do đó làm gia tăng lợi nhuận của NH. Giả thuyết H8: Tốc độ tăng trƣởng kinh tế tƣơng quan thuận với hiệu quả hoạt động của NH.

CPI – Chỉ số giá tiêu dùng: CPI là một chỉ số cơ bản đo lƣờng giá cả hàng hoá dịch vụ và cho biết liệu nền kinh tế có bị lạm phát hoặc giảm phát hay không. Tác động lạm phát đến lợi nhuận của NH còn phụ thuộc vào dự đoán về lạm phát trong từng thời kỳ của các nhà quản lý (Pasiouras và Kosmidou, 2007). NH nên dự đoán chính xác tỷ lệ lạm phát, từ đó có chính sách điều chỉnh lãi suất huy động và cho vay phù hợp nhằm tăng lợi nhuận. Nghiên cứu gần đây của Syafri (2012) xác nhận mối quan hệ tích cực giữa tỷ lệ lạm phát dự đoán và lợi nhuận của NH. Giả thuyết H9: Tồn tại tƣơng quan thuận giữa chỉ số giá tiêu dùng và hiệu quả hoạt động NH.

BR – Lãi suất NH: Đo bằng lãi suất cho vay trung bình của các năm nghiên cứu. Chính sách tiền tệ của NHNN tác động tới xu hƣớng tăng hoặc giảm lãi suất trên thị trƣờng, tạo điều kiện thuận lợi hoặc gây tổn hại cho tăng trƣởng kinh tế và khả năng sinh lời của NH, vì vậy cần phải điều chỉnh chính sách tiền tệ theo hƣớng nới lỏng hoặc thắt chặt sao cho hợp lý. Khi lãi suất tăng, các NHTM ƣu tiên tập trung vốn cho vay nhiều hơn là đầu tƣ vào các lĩnh vực khác kéo theo sự gia tăng lợi nhuận NH (Ramlall, 2009). Giả thuyết H10: Tồn tại tƣơng quan thuận giữa Lãi suất NH và hiệu quả hoạt động NH.

* εi,t: là sai số hay nhiễu.

Bảng 3.4: Tổng hợp các biến trong mô hình nghiên cứu

Ký hiệu Tên biến Kỳ vọng Cách tính

Biến độc lập

NIM Tỷ lệ lãi biên

ròng +

(Thu nhập lãi–Chi phí lãi)/Tổng tài sản

động

DEP Tỷ lệ huy động + Tổng tiền gửi khách

hàng/Tổng tài sản CR Chỉ số rủi ro tín dụng - Dự phòng tín dụng/Tổng dƣ nợ BS Quy mô NHTM + Logarit(Tổng tài sản) EA Tỷ lệ vốn chủ sở hữu + Vốn chủ sở hữu/Tổng tài sản OVRE1 Tỷ lệ lƣơng và chi phí khác cho nhân viên

-

Chi phí lƣơng và chi phí khác cho nhân viên

/Tổng tài sản

GDP growth Tốc độ tăng

trƣởng GDP + Tốc độ tăng trƣởng GDP

CPI Chỉ số giá tiêu

dùng + Chỉ số giá tiêu dùng

BR Lãi suất NH + Lãi suất NH

Biến phụ thuộc

ROA Tỷ suất sinh

lời/tổng tài sản

Lợi nhuận sau thuế / Tổng tài sản

ROE

Tỷ suất sinh lời/vốn chủ sở

hữu

Lợi nhuận sau thuế / Vốn chủ sở hữu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 59 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)