Tin cậy cung cấp điện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của nguồn điện phân tán tới các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của lưới điện trung áp (Trang 65 - 67)

Độ tin cậy của hệ thống phân phối điện là một chỉ tiêu quan trọng trong quy hoạch và vận hành hệ thống. Với sự xuất hiện của DG trên lưới, độ tin cậy cung cấp điện có thể được cải thiện hoặc không. Điều đó phụ thuộc vào cấu trúc của lưới điện, vị trí đấu nối, công suất lắp đặt và công nghệ của DG.

- DG có thể nâng cao được độ tin cậy của lưới khi tải đỉnh và do đó làm chậm lại giai đoạn phải đầu tư vốn vào cải tạo lưới.

- Khi DG được đặt gần với phụ tải thì chúng có thể nâng cao điện áp và giảm được tổn thất công suất trên đoạn lưới từ trạm phân phối đến vị trí DG.

Trong thời gian tải đỉnh, vận hành DG có thể giảm được tải biểu kiến của đường dây xuống dưới giới hạn của lưới phân phối. Việc giảm tải dưới giới hạn tải của đường dây tự nó không thể nâng cao độ tin cậy của lưới. Phần lớn các nhà cung cấp đều chọn dung lượng của đường dây dựa trên tình trạng quá tải định mức của thiết bị và tiêu chuẩn về sự sụt giảm điện áp. Nếu giới hạn này bị vượt quá thì có thể kéo theo sự suy giảm mạnh điện áp trên lưới phân phối, nhưng vẫn có một khoảng thời gian cho phép để khắc phục vấn đề này để không phải sa thải phụ tải.

Điều này có thể lý giải đơn giản trong trường hợp DG làm việc song song với lưới thì bên cạnh việc cung cấp điện cho phụ tải đằng sau lưới, DG còn cấp ngược công suất trở về lưới nếu công suất của DG là đủ lớn hơn so với yêu cầu của phụ tải đó. Khi tải đỉnh, DG có thể đáp ứng nhu cầu và do đó sẽ giảm được tải biểu kiến trên đường dây từ nguồn tới vị trí DG, tức là nâng cao khả năng tải của lưới điện và kéo theo độ tin cậy cung cấp điện tăng lên.

DG có thể góp phần vào việc cung cấp điện cho phụ tải trong những trường hợp bất thường cho tới khi khôi phục lại tình trạng cấp điện của lưới; từ đó làm tăng các chỉ số về độ tin cậy của lưới như: Thời gian mất điện trung bình của hệ thống (SAIDI), tần suất gián đoạn cung cấp điện cho phụ tải (SAIFI),… Sự xuất hiện của DG cũng nâng cao độ tin cậy cung cấp điện cho phụ tải trong chế độ vận hành cô lập. Trong trường hợp này, phụ tải phải nhỏ hơn công suất phát của DG.

mạch và thiết bị bảo vệ, để nâng cao độ tin cậy của lưới điện có thể thực hiện nhiều biện pháp khác nhau như cài đặt lại các thông số của các thiết bị bảo vệ hoặc xác định các vị trí tối ưu của các thiết bị bảo vệ cũng như vị trí của DG.

Đối với LĐTA hình tia thì các bài toán về lựa chọn công suất và vị trí đặt của DG hoặc vị trí đặt của thiết bị TĐL cũng có những ý nghĩa quan trọng. Trong các điều kiện phụ tải phân bố đều thì đặt TĐL ở giữa đường dây có thể tăng được 25% độ tin cậy cung cấp điện của lộ đường dây đó.

Thực tế phụ tải không phải phân bố đều nên việc sử dụng TĐL sẽ thực hiện theo những yêu cầu về kỹ thuật và kinh tế từ những bài toán cụ thể.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của nguồn điện phân tán tới các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của lưới điện trung áp (Trang 65 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)