Ảnh hưởng của DG đến sự làm việc của thiết bị tự động đóng lại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của nguồn điện phân tán tới các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của lưới điện trung áp (Trang 64 - 65)

Khi có sự cố ngắn mạch thoáng qua, các thiết bị bảo vệ của DG sẽ phải phát hiện sự cố và ngắt kết nối với hệ thống trong khoảng thời gian tác động của thiết bị tự động đóng lại (TĐL) và mất một khoảng thời gian để TĐL loại trừ sự cố. Nếu không, DG vẫn kết nối với lưới trong thời gian ngắt của TĐL và duy trì hồ quang tại điểm sự cố khiến cho quá trình đóng lặp lại của TĐL không thành công, khi đó thiết bị bảo vệ sẽ tác động như khi có sự cố duy trì, nghĩa là các thiết bị bảo vệ làm việc sai. Khoảng thời gian tác động của TĐL được quy định thường nhỏ hơn hoặc bằng 1 giây.

Trong trường hợp, trên lưới điện có sự phối hợp giữa cầu chì và thiết bị TĐL. Khi có sự đóng góp dòng điện sự cố của các DG làm cho dòng điện sự cố tổng lớn, điều đó có thể làm cho cầu chì tác động đồng thời hoặc tác động trước cả thiết bị TĐL. Trong lưới điện, các sự cố thoáng qua lại chiếm đến 70-80% các sự cố xảy ra tại các tuyến đường dây, điều đó đồng nghĩa rằng độ tin cậy cung cấp điện cho phụ tải phía sau cầu chì giảm thấp. Vì vậy, sự phối hợp giữa cầu chì và TĐL sẽ cần phải được tính toán và cài đặt lại cho phù hợp trong từng trường hợp cụ thể.

Thiết bị TĐL có thể tác động nhầm với các sự cố ngoài vùng bảo vệ của mình. Ví dụ: Trường hợp DG được kết nối sau TĐL mà sự cố lại xảy ra ở đoạn đường dây phía trước TĐL. Điều này có thể khắc phục bằng cách trang bị các bảo vệ có hướng cho TĐL.

của thiết bị TĐL. Khi TĐL tác động để loại trừ sự cố nhưng do DG vẫn cấp nguồn đến điểm sự cố làm hồ quang tại đó không được dập tắt và TĐL đóng lại không thành công vì nó hiểu đó là ngắn mạch duy trì. Trong trường hợp này, DG làm giảm độ liên tục cung cấp điện, không những thế mỗi lần TĐL đóng lại không thành công còn làm tăng thêm các áp lực đối với chính nó.

Mặt khác, nguy hiểm nhất là khi thiết bị TĐL đóng lại thành công nhưng mất đồng bộ. Giả sử khi có sự cố thoáng qua trong lưới điện, TĐL tác động thành công, tuy nhiên DG vẫn đang cấp nguồn cho phần lưới điện bị cô lập (phần lưới này có tần số khác với tần số hệ thống). Như vậy, khi TĐL tác động đóng lại hai lưới điện không cùng tần số sẽ đặc biệt nguy hiểm nếu tại thời điểm tác động mà hai lưới điện ngược pha nhau, sẽ dẫn đến quá điện áp, quá dòng điện và mô men xoắn lớn tác động xấu đến các máy điện quay.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của nguồn điện phân tán tới các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của lưới điện trung áp (Trang 64 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)