Thảo luận kết quả nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam chi nhánh TP hồ chí minh (Trang 63 - 67)

Thứ nhất, kết quả mô hình hồi quy logit ở bảng 4.8 cho thấy cơ cấu vốn của

KHDN đại diện thông qua biến Vốn chủ sở hữu/ Tổng tài sản có tác động cùng chiều đến khả năng trả nợ của KHDN. Có thể thấy, cơ cấu vốn của DN có ảnh hưởng quyết định đến khả năng thực hiện các chiến lược kinh doanh, hiệu quả kinh tế và sự phát triển bền vững của một DN. Lý thuyết cơ cấu vốn M&M cho rằng vốn vay với chi phí

Observed

Predicted

POLRP Percentage Correct

0 1

Step 1 POLRP

0 34 6 85,0%

1 4 256 98,46%

lãi vay được khấu trừ thuế sẽ làm tăng giá trị của DN và giá trị DN sẽ đạt mức tối đa nếu sử dụng vốn vay 100%. Tuy nhiên trên thực tế không có DN nào sử dụng hoàn toàn vốn vay 100%. Bởi ngoài gánh nặng lãi vay còn tiềm ẩn và đem lại nhiều rủi ro tài chính cho chính DN (nguy cơ phá sản nếu gánh nặng lãi vay là quá lớn). Đặc biệt là khi lãi suất thị trường biến động và DN có tỷ trọng vốn chủ sở hữu trong cơ cấu vốn quá thấp. Do đó trong nghiên cứu của mình, Chiara Pederzolia và Costanza Torricelli (2010) đã nhận định rằng các DN có tỷ trọng vốn chủ sở hữu cao trong cơ cấu vốn sẽ ít khả năng gặp phải tình trạng khủng hoảng tài chính vì gánh nặng lãi vay thấp, do đó xác suất vỡ nợ là thấp.

Thứ hai, thời gian vay có tác động ngược chiều (-) đến khả năng trả nợ của khách

hàng doanh nghiệp. Điều này tương đồng với kết quả nghiên cứu của Iraki Ninua (2008) và Andrea Ruth Coravos (2010) đã chứng minh trước đó. Thực tế cho thấy lãi suất vay dài hạn luôn ở mức cao hơn so với lãi suất vay các kỳ hạn ngắn hơn. Điều này cho thấy các NHTM đánh giá các khoản vay dài hạn mặc định là luôn luôn có rủi ro cao hơn. Đồng thời việc kiểm soát rủi ro của các ngân hàng thương mại đối với các khoản vay dài hạn của KHDN sẽ khó khăn hơn. Mặc khác, trước tình trạng bất cân xứng thông tin trên thị trường tài chính hiện nay, không thiếu trường hợp các NHTM cấp cho doanh nghiệp vay vốn với thời gian dài hơn so với nhu cầu vốn lưu động thực tế của DN. Và với dòng tiền nhàn rỗi từ hoạt động sản xuất kinh doanh, các DN này có thể dùng vốn vay đầu ra ngoài ngành (sử dụng vốn không đúng mục đích). Điều này dẫn đến nguy cơ vừa làm mất vốn, vừa làm mất khả năng thanh toán của DN.

Thứ ba, quy mô của các DN có tác động cùng chiều đến khả năng trả nợ của

KHDN. Thực tế chứng minh đã có rất nhiều nhà nghiên cứu cho rằng các DN có quy mô nhỏ sẽ có rủi ro cao hơn so với các DN quy mô lớn. Bởi lẽ thực tế cho thấy nguồn lực tài chính của các DN có quy mô nhỏ này là yếu hơn và cũng dễ bị tác động bởi các yếu tố tiêu cực trên thị trường. Ngoài ra, trong nghiên cứu của mình Cassar (2004) đã đưa ra nhận định rằng các DN quy mô nhỏ phải đối mặt nhiều khó khăn hơn đối với

việc giải quyết các vấn đề bất cân xứng thông tin với ngân hàng để có thể được cấp tín dụng. Hơn nữa, bởi vì các tài sản của DN nhỏ thường có trị giá thấp, điều này gây khó khăn cho họ trong việc thuyết phục những người cho vay rằng họ sẽ có thể đủ sức thực hiện các cam kết trước đó. Ở Việt Nam, theo báo cáo tình hình kinh tế xã hội 6 tháng đầu năm 2017 của Tổng cục Thống kế (Bộ KH&ĐT) đưa ra về tình trạng DN kinh doanh khó khăn buộc phải ngừng hoạt động hoặc phá sản, đáng quan ngại nhất là số lượng và tỷ lệ DN ngừng hoạt động tăng đột biến, số DN tạm ngừng hoạt động và phá sản đạt gần 67.000 DN, trong đó 61.500 DN ngừng hoạt động và 5.400 DN phá sản. Trong số các DN phá sản, DN có quy mô vốn dưới 10 tỷ đồng chiếm 92,2%. Điều này cũng phần khẳng định được mối quan hệ cùng chiều giữa quy mô và khả năng trả nợ vay của DN.

Thứ tư, kết quả mô hình cho thấy doanh nghiệp có trên 50% vốn nhà nước có tác

động cùng chiều đến khả năng trả nợ của KHDN. Kết quả này ngược chiều với kỳ vọng của tác giả cũng như kết luận trước đó của nhiều tác giả như Friedrich (2013), Đào Thị Thanh Bình (2013), Hà Thị Sáu (2013). Các nghiên cứu trước đây đã nhận định rằng DNNN là nhóm khách hàng có nhiều thuận lợi trong tiếp cận tín dụng và chiếm thị phần lớn trong tổng dư nợ tín dụng của toàn nền kinh tế. Thêm vào đó các DNNN đều có chi phí vốn vay lớn, thậm chí quá lớn, trong khi doanh thu có xu hướng giảm trong tình trạng thị trường kinh tế khó khăn dẫn đến mất cân bằng về tài chính. Các khoản vay ngân hàng vì thế mà bị quá hạn, trở thành nợ xấu. Trong nghiên cứu của Nguyễn Thùy Dương và Nguyễn Thanh Tùng (2013), Với mẫu nghiên cứu đề tài, trong số khách hàng không hoàn trả nợ vay cho ngân hàng đúng hạn và sau 90 ngày khách hàng là Tập đoàn kinh tế Nhà nước chiếm tới gần 50% nhưng tổng giá trị các khoản vay tương ứng chiếm hơn 70% trong giá trị khoản vay của mẫu nghiên cứu và mục đích các món vay đó chủ yếu dành cho xây dựng và bất động sản. Tuy nhiên trong phạm vi bài nghiên cứu của tác giả bao gồm 128 quan sát là doanh nghiệp nhà nước, chiếm tỷ trọng nhỏ trong mẫu nghiên cứu (khoảng 21,37%). Đồng thời, thực tế cho

thấy danh mục DNNN hiện tại đang phát sinh dư nợ tại VCB.HCM hầu hết đều là các doanh nghiệp đầu ngành có quy mô lớn, hoạt động hiệu quả. Do đó kết quả nghiên cứu lại cho thấy các KHDN sở hữu trên 50% vốn Nhà nước tại VCB.HCM lại có khả năng trả nợ cao hơn so với các DN không phải là DNNN. Mặc dù trái ngược với dấu kỳ vọng của tác giả, tuy nhiên kết quả này xuất phát từ đặc thù của danh mục khách hàng tại VCB.HCM.

Thứ năm, khả năng thanh khoản của doanh nghiệp đại diện bởi biến tỷ lệ Vốn lưu

động trên tổng tài sản có tác động cùng chiều đến khả năng trả nợ của KHDN, tương đồng với kết luận trong nghiên cứu của Altman (1968). Tỷ lệ Vốn lưu động trên tổng tài sản phản ánh mức độ hiệu quả hoạt động cũng như sức khỏe tài chính ngắn hạn của một doanh nghiệp. Trong trường hợp Tỷ lệ vốn lưu động trên tổng tài sản là âm, tức DN đang sử dụng nợ ngắn hạn để đầu tư tài sản dài hạn. Đây có thể là chiến lược giảm chi phí sử dụng vốn của một số DN vì vay ngắn hạn thường có lãi suất thấp hơn vay dài hạn. Tuy nhiên điều này thể hiện sự mất cân đối tài chính do tài sản dài hạn có thời gian thu hồi vốn lâu dài trong khi các khoản nợ ngắn hạn sẽ phải đáo hạn trong thời gian ngắn. Điều này sẽ đưa DN vào tình trạng thường xuyên phải đảo nợ vay ngắn hạn (vay nợ mới, trả nợ cũ) tạo ra tình trạng căng thẳng tài chính và có thể dẫn đến việc mất khả năng thanh toán…

Kết luận chương 4

Qua kết quả nghiên cứu định lượng thu được, chương 4 cho thấy 4 yếu tố bao gồm: Cơ cấu vốn của DN (thể hiện qua chỉ tiêu chủ sở hữu/ Tổng tài sản); quy mô DN; Loại hình DNNN và khả năng thanh khoản của DN (thể hiện qua chỉ tiêu vốn lưu động/tổng tài sản) có tác động cùng chiều tới khả năng trả nợ của KHDN. Riêng biến thời gian vay lại có tác động ngược chiều đến khả năng trả nợ của KHDN. Trên cơ sở lý thuyết, kết luận của các nghiên cứu trước đây cũng như kết quả phương trình hồi quy, tác giả tiến hành giải thích mức độ tác động của các nhân tố. Đây là cơ sở để tác giả đưa ra những kết luận và kiến nghị ở chương tiếp theo.

CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam chi nhánh TP hồ chí minh (Trang 63 - 67)