Lựa chọn các nhân tố và biến số đại diện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam chi nhánh TP hồ chí minh (Trang 43 - 49)

Đề tài xây dựng mô hình phát triển từ mô hình gốc của Chiara Pederzoli và Costanza Torricelli (2010). Nghiên cứu của Chiara và Costanza sử dụng các chỉ số tài chính để dự đoán xác suất trả nợ của các DN nhỏ ở Ý được cụ thể hóa thành bốn biến độc lập bao gồm: Nợ dài hạn/Tổng tài sản; Lợi nhuận trước lãi và thuế /Tổng tài sản; Tổng vốn cổ phần/Tổng tài sản; Tổng doanh thu/Tổng tài sản. Mô hình cụ thể như sau:

Trong phương trình này:

- LTLA = Nợ dài hạn/Tổng tài sản

- EBITA = Lợi nhuận trước lãi và thuế/Tổng tài sản - EQUITYA = Tổng vốn cổ phần/Tổng tài sản - SALESA = Tổng doanh thu/Tổng tài sản.

Có thể thấy mô hình này chỉ được xây dựng dựa trên các chỉ tiêu tài chính, tuy nhiên trên thực tế mức độ rủi ro của các khoản cho vay (khả năng trả nợ của khách hàng) không chỉ phụ thuộc vào các con số tài chính mà còn phụ thuộc vào rất nhiều các yếu tố phi tài chính như kinh nghiệm hoạt động doanh nghiệp, quy mô công ty, tài sản bảo đảm…. Do đó từ mô hình nghiên cứu trên, tác giả giữ lại các biến: Lợi nhuận trước lãi và thuế /Tổng tài sản; Tổng vốn cổ phần /Tổng tài sản và Tổng doanh thu/Tổng tài sản. Đồng thời dựa trên kết quả các nghiên cứu thực nghiệm trước đây và kinh nghiệm cá nhân trong quá trình công tác tại VCB.HCM, tác giả đề xuất đưa vào mô hình thêm

một số biến như: Quy mô doanh nghiệp, kinh nghiệm hoạt động, thời gian vay, tỷ lệ TSĐB, Loại hình DNNN … để xây dựng mô hình đo lường khả năng trả nợ của KHDN tại VCB.HCM.

Bảng 3.1. trình bày và mô tả biến phụ thuộc được sử dụng trong mô hình. Xác suất trả của khách hàng (POLRP) được xác định dựa trên khả năng thanh toán thực tế của khách hàng.

Bảng 3.1. Biến phụ thuộc trong mô hình nghiên cứu

Xếp loại khách hàng Diễn giải Giá trị biến Có khả năng trả nợ/ trả

nợ tốt

Không phát sinh nợ quá hạn (NQH) hoặc NQH <= 90 ngày

POLRP = 1

Không có khả năng trả nợ/ trả nợ không tốt

Nợ cơ cấu thời hạn trả nợ hoặc NQH> 90 ngày

POLRP = 0

Như vậy, khách hàng có khả năng trả nợ/trả nợ tốt trong trường hợp khách hàng không phát sinh nợ quá hạn hoặc có nợ quá hạn tối đa trong vòng 90 ngày. Và ngược lại, khách hàng sẽ được xem là không có khả năng trả nợ/ trả nợ không tốt nếu khách hàng có nợ cơ cấu thời hạn trả nợ hoặc khách hàng phát sinh nợ quá hạn trên 90 ngày.

Bảng 3.2. trình bày các biến độc lập trong mô hình nghiên cứu. Đây là các yếu tố mà tác giả kỳ vọng có ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của KHDN.

Bảng 3.2 Biến độc lập trong mô hình nghiên cứu Loại

biến Ký hiệu Biến độc lập

Kỳ vọng

dấu Nghiên cứu trước

Đặc điểm

của khoản

vay

Thời gian vay (LENLN)

Khoảng thời gian trả nợ

gốc của món vay (-) Flannery (1986) Coravos (2010) Tỷ lệ TSĐB (COLRA) Tỷ lệ tài sản bảo đảm/ mức cấp tín dụng (-)

Jimenez & Saurina (2004) Ninua (2008)

Tình hình tài chính của khách hàng VLĐ/TTS (WCLTA) Vốn lưu động /Tổng tài sản (+) Altman (1968) Taffler (1984) EBIT/TTS (EBITA)

Lợi nhuận trước thuế,

trước lãi vay/Tổng tài sản (+)

Chava & Jarrow (2004) Pederzoli & Torricelli (2010) VCSH/TTS (EQUIA) Vốn chủ sở hữu/Tổng tài sản (+) Lo (1986) Pederzoli & Torricelli (2010) DTT/TTS (SALTA)

Doanh thu thuần/Tổng tài

sản (+)

Park & Han (2002) Pederzoli & Torricelli (2010) Quy mô

(LOGTA)

Quy mô tổng tài sản của

Khách hàng (+) Ohlson (1980) Hol (2007) Tình hình phi tài chính của khách hàng Số năm hoạt động (AGEBS)

Số năm hoạt động kinh

doanh của khách hàng (+)

Ongena & Smith (2001) Le & Nguyen (2013) Loại hình DNNN (OWNSP) Biến giả = 1: Khách hàng sở hữu trên 50% vốn Nhà Nước Biến giả = 0: Khách hàng sở hữu dưới 50% vốn Nhà Nước (-) Friedrich (2013)

Ghi chú: (+) tương quan đồng biến; (-) tương quan nghịch biến Nguồn: Tổng hợp của tác giả

Phần tiếp theo sau đây thảo luận một cách ngắn gọn về cơ sở lập luận về kỳ vọng dấu đối với sự tác động của từng biến độc lập đến khả năng trả nợ của KHDN. Đồng thời trình bày cách đo lường các biến độc lập, cụ thể như sau:

Thời gian vay: Theo thông tư 39 của Ngân hàng Nhà nước (2016) thì thời gian cho vay là khoảng thời gian được tính từ ngày tiếp theo của TCTD giải ngân vốn vay cho khách hàng đến thời điểm khách hàng phải trả hết nợ gốc và lãi tiền vay theo thỏa thuận của TCTD và khách hàng Trong thực tế, kỳ hạn trả nợ phản ánh chính xác hơn về khả năng thực hiện nghĩa vụ nợ vay so với tổng thời hạn cho vay. Ví dụ, Công ty A vay vốn 3 năm với kỳ hạn trả nợ là 3 tháng. Công ty B vay khoản vay 2 năm với thời hạn trả nợ là 12 tháng. Rõ ràng là công ty A đang chịu áp lực nhiều hơn để thực hiện nghĩa vụ trả nợ hàng quý, trong khi đó công ty B có nhiều thời gian hơn để dành tiền để trả nợ.

Thực tế cho thấy lãi suất vay là cao hơn đối với các khoản vay có thời gian vay dài hơn. Bởi lẽ, các NHTM nhận định rằng việc kiểm soát rủi ro đối với các khoản vay dài hạn của KHDN là khó khăn hơn. Trong nghiên cứu của mình, Flannery (1986) cho biết khách hàng nhận định bản thân DN có rủi ro tín dụng thấp sẽ ưa thích vay ngắn hạn hơn thay vì vay dài hạn nhằm tiết kiệm chi phí lãi vay. Do đó, KHDN rủi ro thấp hơn sẽ lựa chọn tài chính ngắn hạn, đồng thời phát tín hiệu rủi ro thấp, khả năng trả nợ tốt. Bên cạnh đó trong trường hợp bất cân xứng thông tin, các NHTM có thể cấp cho DN thời hạn vay dài hơn so với nhu cầu vốn thực tế của DN. Điều này sẽ tạo điều kiện cho các DN có thể sử dụng nguồn vốn tạm thời dư thừa này đầu tư ngoài ngành hoặc sử dụng vốn sai mục đích dẫn tới nguy cơ mất khả năng thanh toán...Do đó trong nghiên cứu này, tác giả kỳ vọng thời gian vay có tác động ngược chiều đến khả năng trả nợ của KHDN.

Tỷ lệ TSĐB: sẽ được tính toán bằng công thức giá trị TSĐB/tổng mức cấp tín dụng. Nếu giá trị tài sản thế chấp thay đổi trong vòng một năm, nghiên cứu sẽ sử dụng phương pháp bình quân gia quyền. Ví dụ, Công ty A có thế chấp 2 tỷ đồng từ tháng 1

đến tháng 4, và sau đó lại cam kết thêm một khoản tài sản nữa là 3 tỷ đồng cho ngân hàng. Như vậy, giá trị tài sản thế chấp là 3 tỷ đồng từ tháng 5 đến tháng 12. Giá trị sử dụng trong bộ số liệu của nghiên cứu này là: (2 * 4 + 5 * 8) / 12 = 4 tỷ đồng.

Trên thực tế cho thấy, các NHTM thường áp dụng tỷ lệ TSĐB cao hơn đối với các KHDN được nhận định là có rủi ro cao hơn. Do đó đối với các khách hàng là công ty, tập đoàn lớn có hoạt động kinh doanh hiệu quả và chứng minh được uy tín trên thị trường thì sẽ ít phải thế chấp tài sản. Manove và Padilla (2001) cũng đã lập luận rằng tài sản đảm bảo sẽ giúp sàng lọc bớt các khoản vay của các ngân hàng. Do đó trong phạm vi của bài nghiên cứu, tác giả kỳ vọng tỷ lệ TSĐB có tác động ngược chiều đến khả năng trả nợ của KHDN.

Năng lực tài chính của công ty: Các nghiên cứu thực nghiệm về rủi ro tín dụng đều đi đến một kết luận rằng các chỉ số tài chính là hữu ích trong việc đo lường khả năng trả nợ của KHDN. Nhìn chung, các chỉ số về khả năng thanh toán, lợi nhuận được sử dụng khá phổ biến. Tuy nhiên trong phạm vi bài nghiên cứu, năng lực tài chính của các DN được tác giả lựa chọn thể hiện thông qua 4 chỉ tiêu tài chính sau: Vốn lưu động/tổng tài sản; Lợi nhuận trước thuế, trước lãi vay/tổng tài sản; Vốn chủ sở hữu/tổng tài sản và Doanh thu thuần/tổng tài sản. Đồng thời, tác giả kỳ vọng các biến này sẽ có tác động cùng chiều đến khả năng trả nợ của KHDN.

Vốn lưu động/tổng tài sản (WCLTA) được tính toán bằng công thức sau: (Tài sản ngắn hạn – Nợ ngắn hạn)/tổng tài sản. Chỉ tiêu này đại diện cho khả năng thanh toán của một DN. Tỷ lệ vốn lưu động/tổng tài sản âm, thể hiện một DN đang gặp phải tình trạng mất cân đối tài chính, DN sử dụng nợ vay ngắn hạn để tài trợ cho mục đích sử dụng vốn dài hạn và ngược lại tỷ lệ vốn lưu động/tổng tài sản là dương cho thấy một DN có cơ cấu tài chính ổn định giúp đảm khả năng thanh toán của DN trong ngắn hạn.

EBITA là chỉ tiêu thể hiện khả năng sinh lời của một DN, nó được đo lường bằng cách lấy lợi nhuận trước thuế, trước lãi vay chia cho tổng tài sản của DN. Trên thực tế,

một DN có khả năng sinh lời càng cao thì DN đó càng chứng tỏ được khả năng đáp ứng

Tương tự, EQUIA là chỉ tiêu thể hiện cấu trúc vốn của một DN. EQUIA được tính toán bằng cách lấy vốn chủ sở hữu/tổng tài sản của một DN tại cùng một thời điểm.

SALTA là chỉ tiêu thể hiện hiệu quả hoạt động của DN. Chỉ tiêu này sẽ được tính bằng cách lấy doanh thu thuần/ tổng tài sản của DN.

Quy mô của Khách hàng: được đo lường qua giá trị logarit tự nhiên của tổng tài sản của các DN = Log (Tổng tài sản). Về lý thuyết, DN có quy mô lớn sẽ có khả năng chịu đựng tốt hơn đối với tình hình thị trường khó khăn, do đó khả năng khả nợ vay cũng cao hơn. Điều này có thể minh chứng trong giai đoạn nền kinh tế suy thoái những năm 2008 – 2013, phần lớn những DN phá sản đều là DN có quy mô nhỏ, mức vốn thấp. Do đó dự kiến một mối tương quan dương giữa quy mô DN và khả năng trả nợ đúng hạn của doanh nghiệp. Do đó trong phạm vi của nghiên cứu, tác giả kỳ vọng một sự tác động cùng chiều từ quy mô DN đến khả năng trả nợ của chính DN đó.

Số năm hoạt động kinh doanh của khách hàng: được đo lường bằng số năm hoạt động của DN kể từ khi DN bắt đầu ghi nhận doanh thu. Những DN lâu năm có khả năng đánh giá được tình hình thị trường tốt hơn và dễ thích nghi với những biến đổi của thị trường nên rủi ro hoạt động của DN được hạn chế. Mặt khác, những DN lâu năm thường có thị phần tương đối ổn định nên doanh thu và lợi nhuận ổn định. Điều này sẽ có ảnh hưởng tích cực đến khả năng vay và trả nợ của DN. Do đó tác giả dự kiến một sự tác động cùng chiều của số năm hoạt động kinh doanh đến khả năng trả nợ đúng hạn của DN.

Loại hình DNNN: được quy ước bằng 1 nếu KH sở hữu trên 50% vốn Nhà nước và 0 đối với các trường hợp còn lại. Nếu tình trạng sở hữu thay đổi trong vòng một năm, nguyên tắc đa số sẽ được áp dụng. Ví dụ, 51% công ty A thuộc sở hữu Nhà nước từ tháng 1 đến tháng 4 (4 tháng). Sau đó quyết định phát hành thêm cổ phần và do đó

quyền sở hữu nhà nước được pha loãng xuống dưới 50% từ tháng 5 đến tháng 12 (8 tháng). Khi đó giá trị của biến tình trạng sở hữu sẽ là 0 vì thời gian DN sở 50% vốn Nhà nước ít hơn thời gian DN sở hữu ít hơn 50% vốn Nhà nước.

Theo Friedrich (2013), số liệu thống kê cho thấy có đến 70% nợ xấu là nợ của các DNNN do đây là nhóm có nhiều thuận lợi trong tiếp cận tín dụng và chiếm thị phần lớn trong tổng dư nợ tín dụng của toàn nền kinh tế. Hầu hết các DNNN đều có chi phí vốn vay lớn, thậm chí quá lớn, trong khi doanh thu có xu hướng giảm trong tình trạng thị trường kinh tế khó khăn dẫn đến mất cân bằng về tài chính. Các khoản vay ngân hàng vì thế mà bị quá hạn, trở thành nợ xấu là lẽ đương nhiên. Do đó trong phạm vi bài nghiên cứu, tác giả kỳ vọng các khách hàng là DN có trên 50% vốn Nhà nước sẽ tác động ngược chiều đến khả năng trả nợ đúng hạn của DN.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam chi nhánh TP hồ chí minh (Trang 43 - 49)