Sáu cặp phạm trù:

Một phần của tài liệu Bai giang triet hoc thay Khai (Trang 31 - 33)

III – TRIẾT HỌC TÂY ÂU THỜI KỲ PHỤC HƯNG VÀ CẬN ĐẠI

c.Sáu cặp phạm trù:

- (1) – Cái riêng và cái chung:

o Lý luận:

Sự vật hiện tượng nào cũng có cái chung, cái riêng và cái đơn nhất.

Cái chung và cái riêng tồn tại không tách rời nhau mà tác động biện chứng với nhau.

Cái chung tồn tại trong cái riêng thông qua cái riêng khẳng định sự tồn tại của mình.

Cái chung là cái bộ phận nhưng sâu sắc, cái riêng là cái toàn bộ nhưng phong phú, đa dạng.

Trong những điều kiện nhất định, cái đơn nhất có thể biến thành cái chung và ngược lại.

o Phương pháp luận:

Không đựơc tách rời cái riêng với cái chung và ngược lại.

Cái chung khi đựơc áp dụng vào từng cái riêng phải vận dụng 1 cách linh họat.

Tránh tuyệt đối hóa cái chung hoặc cái riêng.

Phải biết tạo ra các điều kiện thuận lợi để cái đơn nhất tiến bộ nhanh biến thành cái chung và cái chung lạc hậu nhanh biến thành cái đơn nhất, thậm trí triệt tiêu.

- (2) – Nguyên nhân và kt qu:

o Lý luận:

Tính chất của quan hệ nhân quả:

• Tính khách quan: nhân nào thì quả nấy.

• Tính phổ biến: mọi sự vật hiện tượng đều có nguyên nhân.

• Tính tất yếu: đã có nhân ắt phải có quả.

Mối quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả. • Nhân sinh ra quả và luôn có trước quả.

• Một nhân có thể sinh ra nhiều quả và ngược lại, 1 quả có thể được taọ ra từ nhiều nhân.

• Kết quả tác động trở lại nguyên nhân. o Phương pháp luận:

Muốn nắm bắt đựơc sự vật, hiện tượng thì phải nắm bắt đựơc nguyên nhân của nó.

Phải biết phân loại nguyên nhân (trực tiếp, gián tiếp, thứ yếu…), đồng thời phải thúc đẩy nguyên nhân tạo ra kết quả có lợi cho con người đồng thời triệt tiêu nguyên nhân có hại cho con người. - (3) – Ni dung và hình thc:

o Nội dung: Cái tham gia tạo nên sự vật, hiện tượng. o Hình thức: Phương thức tồn tại của nội dung.

o Muốn tồn tại đựơc phải nhờ vào hình thức. Và khi nội dung biến đổi thì hình thức cũng thay đổi.

o Lý luận:

Nội dung quyết định hình thức, nội dung thế nào thì hình thức thế ấy.

Một nội dung có thể thể hiện qua nhiều hình thức và ngược lại.

Hình thức là số ít nhưng nội dung rất nhiều.

Hình thức tác động trở lại nội dung. o Phương pháp luận:

Phải xuất phát từ nội dung mà thiết lập các hình thức phù hợp. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Khi hình thức không còn phù hợp thì phải thay vào đó hình thức phù hợp với nội dung.

Chống chủ nghĩa hình thức - (4) – Bn cht và hin tưng:

o Lý luận:

Bản chất và hiện tượng căn bản thống nhất với nhau. Bản chất nào thì hiện tượng ấy, bản chất thay đổi thì hiện tượng cũng thay đổi theo, bản chất biến mất thì hiện tượng cũng biến mất.

• Bản chất là cái ẩn giấu bên trong, còn hiện tượng là cái hình thức biểu hiện bên ngoài. Do đó có hiện tượng nói lên bản chất, có hiện tượng không nói lên bản chất, thậm chí có hiện tượng xuyên tạc, đánh lừa bản chất. Lê nin chia ra bản chất làm nhiều loại: Bản chất cấp 1, cấp 2…

khám phá, nhận thức bản chất là 1 quá trình.

• Bản chất là cái chậm biến đổi, khó biến đổi, còn hiện tượng thì biến đổi thường xuyên.

o Phương pháp luận:

Muốn hiểu được sự vật, hiện tượng thì phải nắm được bản chất của nó. Muốn vậy phải xuất phát và thông qua vô số các hiện tượng và xâu chuỗi các hiện tượng lại.

Phải đảm bảo tính khách quan khi xem xét sự vật, hiện tượng. - (5) – Tt nhiên và ng u nhiên.

o Lý luận:

Tất Nhiên là phạm trù chỉ mối liên hệ xuất phát bên trong của sự vật trong những điều kiện nhất định phải xẩy ra như thế.

Cái tất nhiên thì chi phối sự phát triển của sự vật còn cái ngẫu nhiên chỉ ảnh hưởng tới sự vật.

Cái tất nhiên biểu hiện thông qua vô số cái ngẫu nhiên.

Ranh giới giữa tất nhiên và ngẫu nhiên có tính chất tương đối. o Phương pháp luận:

Trong nhận thức, đặc biệt là nhận thức khoa học, phải nhận thức cái tất nhiên. Muốn vậy phải xuất phát và thông qua vô số cái ngẫu nhiên.

Phải có các phương án dự phòng cho sự biến ngẫu nhiên xuất hiện để hạn chế tình thế bị động.

- (6) – Kh năng và hin thc:

o Lý luận:

Khả năng là cái có thể xảy ra trên cơ sở tiền đề đã có. Hiện thực là tất cả những gì đang tồn tại trên thực tế (hiện thực vật chất, hiện thực tinh thần).

Khả năng và hiện thực quan hệ với nhau như sau: Khả năng —<điều kiện>

hiện thực

khả năng —<điều kiện>

hiện thực mới (Trong hiện thực xuất hiện khả năng—<điều kiện thích hợp>

hiện thực mới)

Mỗi sự vật có thể có nhiều khả năng. Bản thân khả năng cũng có biến đổi, vận động.

Từ khả năng đến hiện thực phải thông qua một tập hợp điều kiện.

o Phương pháp luận:

Trong hoạt động thực tiễn phải dựa vào hiện thực.

Không được bỏ qua khả năng mà phải biết phát hiện ra những khả năng khác nhau, ưu tiên khả năng tất nhiên, đặc biệt là khả năng gần vì nó dễ biến thành hiện thực hơn cả. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Bai giang triet hoc thay Khai (Trang 31 - 33)