Các nghiên cứu trong nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến dự phòng rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại (Trang 38)

Cũng trong năm này Phong (2012) trong bài nghiên cứu về ảnh hưởng nhóm yếu tố đặc điểm ngân hàng đến rủi ro tín dụng NHTM Việt Nam với số liệu sử dụng là báo cáo tài chính của 32 NHTM Việt Nam từ năm 2007 đến 2010 và dựa trên cách tính dự phòng rủi ro tín dụng của Foos và các cộng sự (2010) sử dụng biến rủi ro tín dụng bằng tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng trên tổng dư nợ cho vay của ngân hàng i, năm t-1 làm biến phụ thuộc. Kết quả của nghiên cứu chỉ ra rằng tăng trưởng tín dụng tại Việt Nam tác động đến rủi ro tín dụng nhanh hơn các quốc gia phát triển. Đồng thời, biến qui mô ngân hàng và biến tỷ lệ chi phí hoạt động trên thu nhập hoạt động cũng có tác động dương đến rủi ro tín dụng.

Nghiên cứu của Nguyễn Thị Diễm Kiều (2013) với mục tiêu nghiên cứu các yếu tố nợ xấu, tăng trưởng GDP, lãi suất, hệ số rủi ro tín dụng, quy mô ngân hàng, thu nhập trước thuế và dự phòng có ảnh hưởng đến dự phòng rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam như thế nào, bài nghiên cứu thu thập dữ liệu của 30 ngân hàng từ năm 2006 đến năm 2012 và sử dụng mô hình hồi quy để phân tích. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm cho thấy, có mối tương quan cùng chiều giữa nợ xấu và quy mô ngân hàng với dự phòng rủi ro tín dụng, trong khi tăng trưởng tín dụng và tăng trưởng GDP lại cho kết quả tương quan ngược chiều với dự phòng rủi ro tín dụng, hai yếu tố còn lại là hệ số rủi ro tài chính, thu nhập trước thuế và dự phòng trong phạm vi nghiên cứu kết luận là không có mối tương quan.

Nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu Hiền và Phạm Đình Tuấn (2014) bằng cách thu thập dữ liệu dạng bảng từ 23 ngân hàng thương mại Việt Nam trong 5 năm từ năm 2008 đến năm 2012, bài nghiên cứu sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính để phân tích mức độ tác động của các yếu tố: Quy mô ngân hàng, tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản của ngân hàng, nợ xấu, thu nhập trước thuế và dự phòng, tỷ lệ dư nợ trên vốn chủ sở hữu đến dự phòng rủi ro tín dụng của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy 2 biến quy mô ngân hàng và nợ xấu đều có mối quan hệ tương quan thuận chiều với dự phòng rủi ro tín dụng trong ngân hàng. Biến quy mô có tác động mạnh nhất, trong khi đối với biến nợ xấu thì chỉ có tỷ lệ nợ xấu trên tổng tài sản mới thể hiện sự ảnh hưởng đến dự phòng còn biến nợ xấu được tính toán bằng tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ lại không mang ý nghĩa. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu còn cho thấy mối quan hệ ngược chiều giữa hệ số rủi ro tài chính với tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro, đồng thời nghiên cứu cũng bác bỏ ảnh hưởng của 2 biến tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tài sản và thu nhập trước thuế và dự phòng đến mức trích lập dự phòng rủi ro tín dụng của các ngân hàng.

2.4.3. Tổng hợp các nghiên cứu xác định các yếu tố tác động đến DPRRTD tại các NHTM.

Có nhiều nghiên cứu tiến hành xác định các nhân tố tác động đến dự phòng rủi ro tín dụng của NH TMCP, những nhân tố này có thể giống nhau hoặc khác nhau trong từng nghiên cứu.

Tổng hợp các nghiên cứu trước xác định các yếu tố tác động đến dự phòng rủi ro tín dụng của NH TMCP được trình bày trong bảng 2.1 dưới đây:

Bảng 2.1 Tổng hợp các nghiên cứu xác định các yếu tố tác động đến DPRRTD STT Nhân tố Nghiên cứu trước Dấu ảnh hưởng

1 Nợ xấu

Larry D.Wall và Iferkhar Hasan (2003),Chen và các cộng sự (2005), Chang và các cộng sự (2008), Misman và Ahmad (2011), Frank Packer và Haibin Zhu (2012), Nguyễn Thị Thu Hiền và Phạm Đình Tuấn (2014)

+

Mohd Isa (2011) Không ý nghĩa

2 Lợi nhuận trước thuế và dự phòng

Beatty & cộng sự (1995), Luc Laeven & Giovanni Majnoni (2002), Larry D.Wall và Ifterkhar Hasan (2003), Bikker và các cộng sự (2005), Ruey-Dang Chang và các cộng sự (2008), Misman và Ahmad (2011), Frank Packer và Haibin Zhu (2012), Karimiyan và các cộng sự (2013)

+

Nguyễn Thị Diễm Kiều (2013), Nguyễn Thị Thu

Hiền và Phạm Đình Tuấn (2014) Không ý nghĩa 3 Tăng trưởng tín dụng

Bikker và các cộng sự (2005), Daniel Foos và

các tác giả (2010) +

Luc Laeven & Giovanni Majnoni (2002),

Nguyễn Thị Diễm Kiều (2013) - 4 Tăng trưởng GDP Luc Laeven & Giovanni Majnoni (2002), Bikker và các cộng sự (2005), Phong (2012), Nguyễn

Thị Diễm Kiều (2013) -

5 ngân hàng Quy mô

Daniel Foos và các tác giả (2010),Phong (2012), Nguyễn Thị Diễm Kiều (2013), Nguyễn Thị Thu

Hiền và Phạm Đình Tuấn (2014) + Ruey-Dang Chang và các cộng sự (2008) -

Chen & cộng sự (2005) Không ý nghĩa 6 Hệ số rủi ro tài chính Nguyễn Thị Thu Hiền & Phạm Đình Tuấn(2014) -

Nguyễn Thị Diễm Kiều (2013) Không ý nghĩa 7 Lợi nhuận Mohd Isa (2011), Misman và Ahmad (2011), Mustafa và cộng sự (2012) -

8 Lãi suất cho vay Chen & cộng sự (2005) + 9 vay KH trên Tỷ lệ cho

tiền gửi KH Zoubi và Khazali (2007), Ashour (2011) -

(+): Biến có mối tương quan thuận với dự phòng rủi ro tín dụng. (-): Biến có mối tương quan nghịch với dự phòng rủi ro tín dụng.

Nhìn chung, các nghiên cứu liên quan nghiên cứu khá toàn diện các yếu tố tác động đến dự phòng rủi ro tín dụng của NHTM tuy nhiên ở các thời điểm khác nhau, không gian, phạm vi và đối tượng khác nhau nên nội dung nghiên cứu của luận văn có tính kế thừa nhưng hoàn toàn khác biệt về dữ liệu cũng như biến nghiên cứu. Luận văn không sử dụng yếu tố Hệ số rủi ro tài chính để nghiên cứu vì chưa được xác định trong các quy định liên quan dự phòng rủi ro tín dụng tại Việt Nam, cũng như Tỷ lệ cho vay KH trên tiền gửi KH cũng không sử dụng vì quy định các khoản vay này rủi ro gần như bằng không theo quy định hiện hành, do đó nội dung nghiên cứu không có sự trùng lắp và đây cũng được xem như khe hở nghiên cứu của tác giả.

Tóm tắt chương 2

Chương 2 đã phân tích tổng quan về rủi ro tín dụng và dự phòng rủi ro tín dụng. Bên cạnh đó, chương 2 cũng tóm lược một số nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới có liên quan đến đề tài và qua đó xác định được các nhân tố có khả năng tác động đến dự phòng rủi ro tín dụng tại ngân hàng. Các nhân tố này là tiền đề quan trọng để tác giả xây dựng và kiểm định mô hình nghiên cứu cũng như đưa ra các giải pháp, kiến nghị ở những chương tiếp theo.

CHƯƠNG 3

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Quy trình nghiên cứu.

3.2. Mô hình nghiên cứu.

Trên cơ sở lược khảo thêm phần lý thuyết và kết quả của các nghiên cứu trước, lựa chọn các yếu tố có thể thu thập dữ liệu một cách chính xác, đo lường dễ dàng, phù hợp với phạm vi và không gian nghiên cứu. Ngoài ra trong nghiên cứu này chỉ tập trung về dự phòng rủi ro tín dụng của hệ thống ngân hàng TMCP Việt Nam qua một khoảng thời gian nên chỉ tập trung nghiên cứu các yếu tố nội tại của hệ thống ngân hàng TMCP Việt nam tác động đến dự phòng rủi ro tín dụng mà không đưa các yếu tố vi mô, vĩ mô của nên kinh tế vào mô hình.Các yếu tố được đưa vài để kiểm định là: nợ xấu, thu nhập trước thuế và dự phòng, quy mô ngân hàng, tăng trưởng tín dụng.

Dựa trên mô hình nghiên cứu gốc của Larry D.Wall và Ifterkhar Hasan (2003), bằng cách lấy LLP (tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng) làm biến phụ thuộc. Mô hình nghiên cứu được xây dựng như sau:

LLPi,t = β0 + β1 NPLi,t + β2 CROAi,t + β3 SIZEi,t + β4 LGi,t + ei,t Trong đó:

i = 1,2,3...,17 (với i là thể hiện cho 17 ngân hàng).

t = 1,2...,10 (với t là khoảng thời gian 10 năm, từ 2008 đến 2017)

Biến phụ thuộc

LLP: Thể hiện dự phòng của ngân hàng i tại thời điểm t.

Các biến độc lập gồm:

NPL: Nợ xấu của ngân hàng i tại thời điểm t.

CROA: Thu nhập trước thuế và dự phòng của ngân hàng i tại thời điểm t. SIZE:

Quy mô ngân hàng i tại thời điểm t.

LG: Tăng trưởng tín dụng của ngân hàng i tại thời điểm t.

β1: Là hệ số hồi quy đo lường mức thay đổi của LLP trên một đơn vị thay đổi của NPL khi mà giá trị của CROA, SIZE, LG là không đổi.

β2: Là hệ số hồi quy đo lường mức thay đổi của LLP trên một đơn vị thay đổi của CROA khi mà giá trị của SIZE, LG, NPL là không đổi.

β3: Là hệ số hồi quy đo lường mức thay đổi của LLP trên một đơn vị thay đổi của SIZE khi mà giá trị của CROA, NPL, LG là không đổi.

β4: Là hệ số hồi quy đo lường mức thay đổi của LLP trên một đơn vị thay đổi của LG khi mà giá trị của NPL, CROA, SIZE là không đổi.

εi,t: Sai số ngẫu nhiên.

Ngoài những nhân tố kể trên, còn có các nhân tố khác như “đối tượng cấp tín dụng; lãi suất cho vay; thời hạn cho vay; tài sản đảm bảo; chính sách tín dụng…” cũng cần được nghiên cứu trong mối quan hệ với dự phòng RRTD. Tuy nhiên, do hạn chế về thời gian, cũng như điều kiện nghiên cứu, tác giả chỉ tập trung khảo sát và kiểm định các yêu tố “NPL (Nợ xấu), CROA (Thu nhập trước thuế và dự phòng), SIZE (Quy mô ngân hàng), LG (Tăng trưởng tín dụng)” có ảnh hưởng như thế nào đến dự phòng RRTD.

3.3. Cách đo lường các biến và xây dựng các giả thuyết nghiên cứu. 3.3.1. Biến phụ thuộc – Dự phòng rủi ro tín dụng (LLP). 3.3.1. Biến phụ thuộc – Dự phòng rủi ro tín dụng (LLP).

Về phương diện quản lý rủi ro, dự phòng rủi ro tín dụng (LLP) là một trong những chính sách thiết lập của các ngân hàng để khắc phục rủi ro tín dụng có thể xảy trong tương lai hay nói cách khác tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng (LLP) được sử dụng như một công cụ để kiểm soát rủi ro tín dụng.

Hiện nay, chưa có sự thống nhất giữa các nhà nghiên cứu về cách xác định dự phòng rủi ro tín dụng ngân hàng. Theo Fadzlan Sufian & Royfaizal R. Chon (2008), Rasidah M. Said & Mohd H. Tumin (2011) dự phòng rủi ro tín dụng ngân hàng thể hiện qua tỷ lệ nợ xấu chia cho tổng dư nợ cho vay. Ở nghiên cứu khác, Luc Laeven & Giovanni Majnoni (2002) cho rằng rủi ro tín dụng được thể hiện thông qua tỷ lệ giá trị trích lập dự phòng rủi ro tín dụng chia cho tổng tài sản của ngân hàng. Trong khi đó, Daniel Foos và các tác giả (2010) đã kết hợp hai cách tính trên, rủi ro tín dụng ngân hàng được đo lường bằng cách sử dụng tỷ lệ giá trị trích lập dự phòng rủi ro tín dụng năm t chia cho tổng dư nợ cho vay năm t-1. Hay nghiên cứu của Misman và Ahmad (2011), Karimiyan và các cộng sự (2013) dự phòng rủi ro tín dụng được tính dựa trên chi phí dự phòng rủi ro tín dụng chia cho tổng dư nợ cho vay.

Trong bài nghiên cứu này, dự phòng rủi ro tín dụng (LLP) được đo lường bằng Logarit giá trị trích lập dự phòng rủi ro tín dụng căn cứ theo cách đo lường của Chai Kok Lim & cộng sự (2013), Ifterkhar Hasan & Larry D.Wall (2003).

Dự phòng rủi ro tín dụng (LLPi,t) = Ln (Giá trị trích lập dự phòng rủi ro tín dụngt)

Trong đó: Giá trị trích lập dự phòng rủi ro tín dụng được lấy từ tiểu mục dự phòng rủi ro cho vay khách hàng của bảng bảng cân đối kế toán.

3.3.2 Các biến độc lập.

Như đã phân tích ở trên, có rất nhiều yếu tố có thể tác động lên tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng của ngân hàng, từ các yếu tố kinh tế vĩ mô, đến các yếu tố kinh tế vi mô. Tuy nhiên, trong nội dung bài nghiên cứu này, chỉ tập trung vào các đối tượng: Tỷ lệ nợ xấu (NPL), thu nhập trước thuế và dự phòng (CROA), quy mô ngân hàng (SIZE), tăng trưởng tín dụng (LG). Lý thuyết và thực nghiệm phân tích cho thấy các biến độc lập có tác động với biến phụ thuộc, và dựa vào đó, nghiên cứu đưa giả thuyết về tác động của biến độc lập và biến phụ thuộc như sau:

3.3.2.1. Biến nợ xấu (NPL).

Nợ xấu là một trong những nguyên nhân chính khiến ngân hàng mất vốn và ảnh hưởng đến dòng tiền hoạt động trong ngân hàng. Nợ xấu trong ngân hàng theo quyết định 493/2005/QĐ-NHNN là nợ nhóm 3, nhóm 4, nhóm 5. Đối với những khoản nợ xấu, tổ chức tín dụng phải thực hiện việc phân loại nợ, đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng để phục vụ cho công tác quản lý chất lượng và rủi ro tín dụng. Như vậy, ngân hàng phải căn cứ vào mức nợ xấu được đánh giá để tiến hành trích lập dự phòng rủi ro tín dụng. Nợ xấu càng cao thì mức dự phòng rủi ro của ngân hàng càng cao.

Trong nghiên cứu thực nghiệm của mình Hasan và wall (2003), Perez và cộng sự (2006), Misman và Ahmad (2011) chỉ ra rằng có mối quan hệ tích cực giữa LLP với tỷ lệ nợ xấu, tức là khi tỷ lệ nợ xấu tăng lên thì tỷ lệ dự phòng rủi ro cũng tăng lên để ngân hàng có thể bù đắp được những rủi ro có thể xảy ra. Từ đó giả thuyết được đặt ra là:

Giả thuyết H1: Tỷ lệ nợ xấu ngân hàng có tác động cùng chiều với tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng.

Hasan và wall (2003), Perez và cộng sự (2006), Misman và Ahmad (2011) đều đo lường biến nợ xấu thông qua chỉ tiêu tỷ lệ nợ xấu trên tổng tài sản. Trong nghiên cứu này đối với biến nợ xấu, tác giả cũng tiến hành đo lường theo công thức như :

Nợ xấu (NPL) = (Nợ xấu)/(Tổng tài sản)

Trong đó:

- Nợ xấu được lấy từ thuyết minh báo cáo tài chính mục cho vay khách hàng được phân loại theo nhóm nợ. Tổng số nợ xấu được tính bằng cách cộng nợ nhóm 3, nhóm 4 và nhóm 5 lại với nhau.

- Tổng tài sản thuộc bảng cân đối kế toán. 3.3.2.2. Biến thu nhập trước thuế và dự phòng (CROA).

Tổng hợp kết quả nghiên cứu trước đây của Luc Laeven & Giovanni Majnoni (2002), Larry D.Wall và Ifterkhar Hasan (2003), Bikker và các cộng sự (2005), Ruey- Dang Chang và các cộng sự (2008), Frank Packer và Haibin Zhu (2012), biến thu nhập trước thuế và dự phòng được dự đoán là sẽ có mối quan hệ thuận với dự phòng rủi ro tín dụng. Khi thu nhập trước thuế và dự phòng của năm nay mà thấp hơn năm trước, các nhà quản lý ngân hàng sẽ có động cơ để giảm quy định rủi ro tín dụng nhằm tăng lợi nhuận và ngược lại.

Theo Larry D.Wall và Ifterkhar Hasan (2003) biến này được đo lường bằng tỷ lệ thu nhập trước thuế và dự phòng trên tổng tài sản. Trên cơ sở đó, tác giả lựa chọn tính toán biến CROA theo công thức sau:

CROA = Lợi nhuận trước thuế và dự phòng/Tổng tài sản.

Trong đó:

- Lợi nhuận trước thuế và dự phòng thuộc báo cáo kết quả kinh doanh. - Tổng tài sản thuộc bảng cân đối kế toán.

Giả thuyết H2: Thu nhập trước thuế và dự phòng có mối tương quan thuận với dự phòng rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại.

3.3.2.3. Biến quy mô (SIZE).

Nghiên cứu của Chen & cộng sự (2005), Daniel Foos & các tác giả (2010), Ashour (2011) và Leventis & cộng sự (2012) tìm thấy có mối tương quan thuận giữa biến quy mô ngân hàng và dự phòng rủi ro tín dụng. Khi ngân hàng có sự tăng trưởng

về tổng tài sản thì sẽ tiến hành hoạt động cho vay nhiều hơn, và khi mức tăng trưởng tín dụng của ngân hàng tăng cao thì dễ dẫn đến những khoản nợ xấu phát sinh, điều này là nguyên nhân khiến dự phòng rủi ro tín dụng của ngân hàng cũng sẽ tăng cao.

Để đo lường biến mô quy, nghiên cứu thực nghiệm của Daniel Foos & các tác giả (2010), Mahmuod O.Ashour và các cộng sự (2011), Nguyễn Thị Diễm Kiều năm (2013), Nguyễn Thị Thu Hiền và Phạm Đình Tuấn năm (2014) đều sử dụng logarit tự nhiên của tổng tài sản nhằm giảm sự phân tán thông qua xem xét một phần trăm thay đổi của tài sản tác động đến LLP. Trên cơ sở đó, tác giả lựa chọn biến quy mô để đưa vào mô hình và tính toán theo công thức sau:

Quy mô ngân hàng (SIZE) = Ln (Tổng tài sản)

Trong đó: Tổng tài sản thuộc bảng cân đối kế toán.

Giả thuyết H3: Có mối quan hệ cùng chiều giữa quy mô ngân hàng và dự

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến dự phòng rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)