Biến tăng trưởng tín dụng (LG)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến dự phòng rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại (Trang 47 - 48)

Trong quá trình phát triển kinh tế, nhiều ngân hàng cạnh tranh mạnh mẽ ở thị phần cho vay, điều này mang lại mức tăng trưởng tín dụng cao làm cho nợ xấu cũng tăng lên do đó ngân hàng cần trích lập rủi ro tín dụng nhiều hơn.

Nghiên cứu của Bikker và các cộng sự (2005), Daniel Foos và các tác giả (2010) chỉ ra rằng có mối quan hệ thuận chiều giữa tăng trưởng tín dụng và dự phòng rủi ro tín dụng, trong khi đó nghiên cứu của Luc Laeven & Giovanni Majnoni (2002), Nguyễn Thị Diễm Kiều năm (2013) lại cho kết quả ngược lại. Xét đến tình hình thực tế của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam tác giả đặt ra giả thuyết về mối quan hệ giữa biến tăng trưởng tín dụng và dự phòng rui ro tín dụng cũng như công thức đo lường biến này như sau:

Tăng trưởng tín dụng (LG) = (Tổng dư nợ cho vay năm nay – Tổng dư nợ cho vay năm trước)/Tổng dư nợ cho vay năm trước.

Trong đó: Tổng dư nợ cho vay thuộc bảng cân đối kế toán.

Giả thuyết H4: Có mối quan hệ cùng chiều giữa tăng trưởng tín dụng và dự phòng rủi ro tín dụng.

Qua việc tổng kết những kết quả nghiên cứu về các yếu tố tác động đến dự phòng rủi ro tín dụng, bảng 3.1 dưới đây liệt kê các biến được sử dụng trong mô hình hồi quy, mô tả cách đo lường các biến, mối tương quan dương hay âm giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc:

Bảng 3.1 Mô tả các biến được sử dụng trong mô hình hồi quy

Biến Cách đo lường Dấu kỳ

vọng

LLP Ln (Giá trị trích lập dự phòng rủi ro tín dụng)

NPL Nợ xấu/ Tổng tài sản + CROA Lợi nhuận trước thuế và dự phòng/ Tổng tài sản + SIZE Ln (Tổng tài sản) + LG (Tổng dư nợ cho vay năm nay - tổng dư nợ cho vay năm trước)/ Tổng dư nợ cho vay năm trước +

(Nguồn: Tổng hợp của tác giả)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến dự phòng rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại (Trang 47 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)