Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, nợ xấu có tác động dương đến dự phòng rủi ro tín dụng của các NHTMCP Việt Nam. Nợ xấu càng tăng thì dự phòng rủi ro tín dụng của các ngân hàng càng tăng. Chính vì vậy, các ngân hàng cần quản lý tốt các khoản tín dụng để kiểm soát và giảm thiểu rủi ro tránh nguy cơ nợ xấu gia tăng phải trích lập dự phòng nhiều hơn làm ảnh hưởng tới lợi nhuận của ngân hàng cũng như dễ dẫn đến nguy cơ mất vốn, mất khả năng thanh khoản. Để quản lý tốt các khoản tín dụng, các NH cần chú ý các biện pháp sau:
- Đưa ra chính sách tín dụng hợp lý: tùy theo năng lực, các NHTM cần đưa ra chính sách tín dụng hợp lý, tăng trưởng tín dụng trong phạm vi mức độ mà bản thân các ngân hàng có thể kiểm soát được và vẫn đảm bảo chất lượng tín dụng.
- Thực hiện đúng quy trình cho vay, nâng cao chất lượng thẩm định và phân tích tín dụng: một trong những nguyên nhân chính làm phát sinh rủi ro tín dụng là việc thực hiện không đúng quy trình cho vay, phân tích và thẩm định tín dụng không cẩn trọng và thiếu chính xác dẫn đến những quyết định cho vay sai lầm. Thực hiện đúng quy trình cho vay, phân tích tín dụng là bước cực kỳ quan trọng và đảm bảo hạn chế rủi ro tín dụng bởi trên cơ sở những phân tích đó thể có đánh giá của khả năng của khách hàng có những biện pháp để ngăn ngừa, kiểm soát, hạn chế và giảm thiểu những thiệt hại khi rủi ro xảy ra.
- Nâng cao trình độ chuyên môn và phẩm chất đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ cán bộ tín dụng, cán bộ quản lý: một mô hình quản lý rủi ro tín dụng có hoàn hảo, một quy trình cấp tín dụng có chặt chẽ đến mấy nhưng những con người cụ thể để vận hành mô hình đó bị hạn chế về năng lực hoặc không đáp ứng được các yêu cầu về đạo đức thì sự thiệt hại, tổn thất tín dụng vẫn xảy ra, thậm chí là rất nặng nề. Do đó các giải pháp về nhân sự giữ một vai trò cốt yếu trong xây dựng các biện pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng. Để hạn chế rủi ro tín dụng, các ngân hàng cần phải có đội ngũ nhân viên, cán bộ quản lý
có năng lực công tác, phẩm chất đạo đức tinh thần trách nhiệm với công việc. Ngân hàng phải thường xuyên quan tâm đến việc nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tư tưởng đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ cán bộ tín dụng. Ngoài ra các ngân hàng phải có chế độ đãi ngộ, khen thưởng cán bộ đầy đủ và hợp lý.
- Tăng cường, duy trì công tác kiểm tra, giám sát và kiểm tra chuyên đề đối với hoạt động tín dụng: trong công tác kiểm tra, giám sát, ngoài thực hiện kiểm tra theo định kỳ, cần tập trung và tăng tần suất kiểm tra các khách hàng có nợ xấu, đánh giá việc thực thi các biện pháp quản lý nợ có vấn đề và khả năng thu hồi nợ. Công tác kiểm tra nội bộ cần thực hiện có trọng điểm, theo các ngành nghề, lĩnh vực đang tiềm ẩn nguy cơ rủi ro để kịp thời chấn chỉnh và đề xuất các giải pháp để tăng cường khả năng phòng ngừa rủi ro tín dụng. - Đẩy mạnh công tác thu hồi nợ trực tiếp: chú trọng và đẩy nhanh hơn nữa công tác xử lý thu hồi nợ trực tiếp, thường xuyên rà soát lại các khoản nợ, phân loại, đánh giá khả năng thu hồi để triển khai các biện pháp thu hồi nợ. - Cơ cấu lại nợ cho khách hàng trên cơ sở nguồn thu đảm bảo, chẳc chắn và
phương án trả nợ cơ cấu khả thi: đối với các khoản nợ xấu phát sinh do nguyên nhân khách quan nhưng chưa phải là bất khả kháng, khách hàng còn tồn tại và hoạt động sản xuất kinh doanh bình thường và ngân hàng có đủ thông tin để đánh giá khách hàng có khả năng phát triển trong tương lai, thì ngân hàng có thể xem xét thực hiện việc cơ cấu lại nợ cho khách hàng nhằm giảm bớt sức ép trả nợ đến hạn, giúp cho khách hàng có được cơ hội để tiếp tục sản xuất kinh doanh và có nguồn thu để trả nợ cho ngân hàng.
- Nâng cấp hệ thống quản lý tài sản đảm bảo: nâng cấp hệ thống quản lý tài sản đảm bảo nhằm phục vụ tốt công tác đ nh giá tài sản đảm bảo của cán bộ tín dụng cũng như hạn chế rủi ro tín dụng phát sinh từ tài sản đảm bảo. Tiếp tục khai thác xử lý các khoản nợ xấu có tài sản bảo đảm.