Giả thuyết đưa ra cho câu hỏi thứ nhất về ảnh hưởng giữa vốn chủ sở hữu và tỷ suất sinh lờicủa QTDND là QTDND có vốn chủ sở hữu lớn sẽ có tỷ suất sinh lời cao hơn và ngược lại ở QTDND có vốn thấp (Mamatzakis and Remoundos, 2003). Bởi vì vốn điều lệ luôn chiếm tỷ trọng cao trong nguồn vốn chủ sở hữucủa các QTDND trên địa bàn (Phụ lục D).
mức cho vay tối đa đối với một thành viên của QTD8. Đối với những QTD mới được thành lập thì việc nâng giới hạn cho vay đối với một khách hàng có ý nghĩa quan trọng trong hoạt động kinh doanh. Ngoài ra, những QTD có nguồn vốn chủ sở hữu lớn sẽ chủ động hơn trong việc sử dụng để xử lý đối với các khoản rủiro, tổn thất xảy ra9.
Việc tăng vốn điều lệ đồng nghĩa với việc QTD có khả năng tăng mức cấp tín dụng cho một khách hàng, đáp ứng được nhu cầu vốn ngày càng cao của thành viên, thu hút thêm được khách hàng vay vốn sản xuất kinh doanh, gia tăng hiệu quả.
Ngoài ra, nguồn vốn chủ sở hữu được dùng để mua sắm tài sản cố định phục vụ cho việc kinh doanh. Khi QTDND có trụ sở khang trang, trang thiết bị máy móc hiện đại sẽ làm tăng tính cạnh tranh, quản bá thương hiệu từ đó thu hút được thêm nhiềukhách hàng, gia tăng lợi nhuận.Một ngân hàng có vốn lớn sẽ có thể theo đuổi các cơ hội kinhdoanh hiệu quả hơn và có nhiều thời gian linh hoạt hơn trong việc đối phó các vấn đề phát sinh từ khoản lỗ bất ngờ, do đó đạt lợi nhuận cao hơn (Athanasolou, Brissimis and Delis, 2005).
Tỷ lệ giữa nguồn vốn chủ sở hữu và tổng tài sản đo lường khả năng chịu đựng lỗ của một tổ chức tín dụng. Một xu hướng giảm trong tỷ lệ này đồng nghĩa với một tín hiệu tăng nguy cơ rủi ro và khả năng không đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn (CAR – Capital Adequacy Ratio) (Hassan and Bashir, 2003)
Giả thuyết thứ nhất (H1): QTD có vốn chủ sở hữu lớn sẽ làm tăng tỷ suất sinh lờiso với các QTD có số vốn chủ sở hữu thấp.