Theo kết quả hồi quy theo phương pháp tác động ngẫu nhiên được nêu tại bảng 4.1, với các hệ số có p-value tương ứng nhỏ hơn 0,05 (5%), có thể kết luận rằng việc tăng vốn chủ sở hữu làm tăng mức sinh lợi trên Tổng tài sản. Kết quả này là phù hợp với kết quả thu được từ thực nghiệm của Athanasolou et al, 2005; Mamatzakis & Remoundos, 2003 hay của Abreu & Mendes, 2001 và cũng là phù hợp với giả thuyết đưa ra tại Mục 2.5.1, nghĩa là việc tăng vốn vốn chủ sở hữu mà trong đó chủ yếu từ việc góp vốn của thành viên (vốn điều lệ hình thành từ vốn góp) đã làm choQTD được hưởng nhiều lợi thế trong hoạt động mà điển hình là việc tăng giới hạn cho vay tối đa đối với một khách hàng, từ đó tăng tính cạnh tranh, thu hút được nhiều khách hàng có nhu cầu sử dụng vốn lớn mà trước đây, hầu hết các khách hàng này phải đi vay tại ngân hàng– nơi có thủ tục thẩm định, xét duyệt cho vay được đánh giá là phức tạp hơn so với QTDND, từ đó gia tăng hiệu quả. Ngoài ra, đối với QTDND có nguồn vốn chủ sở hữu lớn sẽ chịu đựng tốt hơn khi sảy ra rủi ro, điển hình trong trường hợp có biến cố sảy ra, người gửi tiền lo ngại trước những tin đồn không tốt về hoạt động sẽ đến rút tiền hàng loạt, đối với QTD có nguồn vốn chủ sở hữu lớn thì có thể tạm thời sử dụng để chi trả cho những yêu cầu rút tiền này và duy trì việc đảm bảo khả năng chi trả trong khoản thời gian lâu hơn so với QTD có nguồn vốn chủ sở hữu khiêm tốn.
Mặt khác, với mức vốn chủ sở hữu cao hơn, QTDND có thể gia tăng đầu tư vào trang thiết bị, cơ sở hạ tầng hiện đại, vì theo Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010, mọi tổ chức tín dụng chỉ được phép sử dụng tối đa 50% của Vốn điều lệ và quỹ dự trữ bổ
sung vốn điều lệ để đầu tư vào tài sản cố định.
Thực tế đã chứng minh được rằng, đối với những khu vực địa bàn nông nghiệp, nông thôn, một tổ chức kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ, nguồn vốn hoạt động chủ yếu là dựa vào huy động vốn tuy nhiên cơ sở vật chất, tài sản, trụ sở làm việc lại không được đầu tư hiện đại thì chưa thể tạo được niềm tin về mức độ an toàn đối với người gửi tiền, do đó cũng ảnh hưởng không tốt đến khả năng kinh doanh, hoạt động của đơn vị.
Tuy nhiên,việc tăng vốn chủ sở hữu lại có tác động tiêu cực đến mức sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (Hassan, 2003), nguyên nhân do tốc độ tăng trưởng của lợi nhuận không theo kịp tốc độ tăng trưởng của vốn chủ sở hữu mà trong đó tăng vốn điều lệ hàng năm là chủ yếu. Điều này đặt ra một vấn đề cho những người làm công tác quản trị tại QTDND, đó là trong trường hợp áp lực chia lãi vốn góp cho thành viên hàng năm là khá lớn thì cần có sự cân nhắc giữa việc gia tăng lợi nhuận và thu hút thêm vốn góp từ thành viên.
Từ ảnh hưởng tích cực của việc gia tăng vốn chủ sở hữu đến tỷ suất sinh lời của hệ thống QTDND, NHNN Việt Nam cũng đã có những quy định buộc số vốn chủ sở hữu tăng qua từng năm, cụ thể: Tại Thông tư số 04/2015/TT-NHNN ngày 31/3/2015 của NHNN Việt Nam yêu cầu tất cả các thành viên của QTDND hàng năm phải đóng vốn góp thường niên với số tiền tối thiều là 200.000 đồng/thành viên/năm. Tuy chỉ là số vốn góp nhỏ của từng thành viên nhưng đối với các QTDND có số lượng thành viên lên đến hàng chục ngàn thì số vốn góp tăng hàng năm là đáng kể.
Nguồn vốn huy động lại có tác động tích cực đến cả hai chỉ số lợi nhuận/Tổng tài sản và lợi nhuận/vốn chủ sở hữu (Ali et al, 2011). Điều này là phù hợp với thực tế hoạt động của các QTDND như đã phân tích ở những phần trền. Việc tự chủ trong nguồn vốn hoạt động của các QTDND sẽ mang lại lợi nhuận cao hơn so với các QTDND phụ thuộc nhiều vào việc vay vốn để hoạt động hay nguồn vốn huy động tại chỗ chiếm tỷ trọng thấp.
Qua kết quả thu được, những người làm công tác quản trị hoạt động QTDND cần chú trọng hơn nữa đến việc thu hút nguồn tiền gửi từ thành viên trong địa bàn hoạt động, thông qua các chương trình khuyến mãi, triển khai các dịch vụ gia tăng cho thành viên gửi tiền hay mở rộng hơn là việc không ngừng xây dựng thương hiệu hoạt động của đơn vị, cũng cố niềm tin của người gửi tiền, của thành viên, từ đó sẽ có nhiều
cơ hội hơn trong việc thu hút nguồn vốn tại địa phương.
Ngoài ra, có thể thấy việc xây dựng chính sách, quy định liên quan đến hoạt động của QTDND, NHNN Việt Nam cũng đã có những điều chỉnh, quy định riêng mang tính hỗ trợ cho hoạt động của các QTDND như tại các Quyết định áp dụng mức lãi suất trần huy động đối với tổ chức tín dụng hoạt động tại Việt Nam, mức trần lãi suất huy động được phép thực hiện của QTDND cao hơn 0,5%/năm so với các lãi suất trần được phép huy động của các loại hình tổ chức tín dụng khác. Điều này sẽ tạo cho QTDND một lợi thế cạnh tranh đối với các các ngân hàng thương mại hoạt động trong địa bàn của QTDND đó. Qua đó có thể thấy Chính phủ và NHNN đánh giá cao tầm quan trọng và hiệu quả xã hội mà hoạt động của hệ thống QTDND mang lại, do đó cần có những chính sách hỗ trợ cho loại hình tổ chức tín dụng này.
Nợ xấu có tác động tiêu cực đến cả hai biến phụ thuộc, kết quả này phù hợp với hầu hết các công trình nghiên cứu trước đây và cũng phù hợp với thực tế hoạt động của các QTDND nói riêng và cả hệ thống ngân hàng tại Việt Nam nói chung. Nợ xấu được xem là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng chính đến tỷ suất sinh lời của các doanh nghiệp kinh doanh tiền tệ, ngoài chi phí cho các khoản dự phòng, chi phí cho công tác quản trị, xử lý, ngoài việc các khoản lãi đến hạn không có khả năng thu hồi, nợ xấu còn tiềm ẩn khả năng mất vốn. Do vậy trong quá trình hoạt động của các tổ chức tín dụng, công tác quản trị, điều hành; hạn chế phát sinh mới và có kế hoạch tích cực để xử lý triệt để các khoản nợ xấu phát sinh luôn là vấn đề quan trọng được đặt lên hàng đầu trong công tác quản trị ngân hàng.
Cũng theo kết quả thu được sau khi chạy mô hình hồi quy, chi phí quản lý, dư nợ ròng, tỷ lệ lạm phát và lãi suất của nền kinh tế có tác động dương đếntỷ suất sinh lời của các QTDND, tuy nhiên mức ýnghĩa không cao (p-value > 0,1).
Do vậy, có thể nói các biến độc lập đặc trưng cho các QTD như chi phí hoạt động, dư nợ ròng hay các biến của nền kinh tế vĩ mô như tỷ lệ lạm phát và lãi suất không có ý nghĩa giải thích đối với chỉ số mức sinh lời/tổng tài sản và chỉ số mức sinh lời/vốn chủ sở hữu của các QTDND, điều này cũng là phù hợp với một số công trình nghiên cứu trước đây (Hassan et al, 2003; Alper et al, 2011; Ameur, 2013).
Nguyên nhân của vấn đề này có thể do nguyên nhân sau: Theo báo cáo kiểm toán độc lập hàng năm của các QTDND trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, các khoản thu nhập (dự thu) từ lãi cho vay không được các QTDND ghi nhận đầy đủ trong khi các khoản
chi phí (dự chi) từ việc trả lãi tiền gửi của thành viên, lãi tiền vay từ ngân hàng Hợp tác xã lại được ghi nhận đầy đủ, qua đó một phần thu nhập trong năm tài chính lại được hạch toán qua năm sau, do vậy chưa thể hiện đầy đủ lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của các đơn vị. Như vậy, có thể nói rằng, các lợi nhuận của các QTD chưa được ghi nhận đầy đủ, đúng thực chất, điều này cũng ảnh hưởng nhiều đến kết quả khảo sát cũng như kết quả ước lượng của mô hình.
Từ những kết quả thu được và các phân tích đãđề cập trên, có thể nhận thấy rằng các nhân tố bên trong của các QTDND như nguồn vốn chủ sở hữu, số dư huy động vốn, chi phí hoạt động, dư nợ ròng, tỷ lệ nợ xấu và những nhân tố đại diện cho nền kinh tế như lãi suất và lạm phát có những ảnh hưởng khác nhau đối với tỷ suất sinh lời của hệ thống QTDND.
Những tác động đến tỷ suất sinh lời của các QTDND qua từng biến số cụ thể có thể đồng nhất với những công trình nghiên cứu trước đây, hoặc còn có nhiều kết quả khác nhau, điều này có thể đi đến kết luận rằng, tùy từng loại hình, tính chất của đối tượng nghiên cứu và môi trường hoạt động của các tổ chức tín dụng làm đối tượng nghiên cứu sẽ thu đượcnhững kết quả khác nhau.
Bảng 4.4 Tóm tắt kêt quả ảnh hưởng của các biến độc lập đến các biến giải
thích của các mô hình:
Mô hình ETA OETA TDA NPLs NLA INFR INTR
3.6a ROA + + + - + +
3.6b ROA + + + - + +
3.6c ROE - + + - + -
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN 5.1. GIỚI THIỆU
Xuất phát từ mục tiêu ban đầu của khóa luận đề ra là nhằm đánh giá tác động của các nhân tố nội tại của các QTDND gồm biến số vốn chủ sở hữu/tổng tài sản, chi phí hoạt động/tổng tài sản, nguồn vốn huy động, dư nợ cho vay/tổng tài sản và tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ và các biến số đại diện cho nền kinh tế vĩ mô như tỷ lệ lạm phát, lãi suất sẽ tác động như thế nào đến biến số tỷ suất sinh lờicủa các QTD gồm tỷ suất sinh lời/tổng tài sản (ROA) và mức sinh lời/vốn chủ sở hữu (ROE). Chương 5 với mục đích tóm tắt lại và đưa ra câu trả lời cho mối quan hệ giữa các biến số độc lập đối với các biến phụ thuộc (mục 5.2). Phần tiếp theo sẽ nêu lên đóng góp của khóa luận (mục 5.3). Hạn chế của khóa luận (mục 5.4) cũng như nêu ra những ý tưởng cho nghiên cứu trong tương lai (mục 5.5).
5.2. KẾT QUẢNGHIÊN CỨU
Để thực hiện được mục tiêu nghiên cứu, khóa luận sử dụng số liệu tổng hợp từ Bảng cân đối tài khoản kế toán, báo cáo tài chính hàng năm của 18 Quỹ tín dụng nhân dân trong khoản thời gian từ năm 2008 đến năm 2014. Đồng thời dựa trên lý thuyết, cũng như nhiều công trình nghiên cứu trước đây để xây dựng hai mô hình chính được chia ra thành bốn mô hình nhỏ: Mối quan hệ giữa các nhân tố bên trong và lãi suất đến mức sinh lời/tổng tài sản (mô hình 3.6a); mối quan hệ giữa các nhân tố bên trong và lạm phát đến mức sinh lời/tổng tài sản (mô hình 3.6b); mối quan hệ giữa các nhân tố bên trong và lãi suất đến mức sinh lời/tổng tài sản (mô hình 3.6c); mối quan hệ giữa các nhân tố bên trong và lạm phát đến mức sinh lời/tổng tài sản (mô hình 3.6d).
Từ kết quả hồi quy theo phương pháp bình phương nhỏ nhất (OLS), phương pháp ước lượng mô hình tác động ngẫu nhiên (REM), phương pháp ước lượng mô hình tácđộng cố định (FEM), sử dụng một số kiểm định để xác định phương pháp ước lượng mô hình tácđộng ngẫu nhiên là phù hợp nhất và sử dụng kết quả ước lượng của phương pháp này, khóa luận đã đưa ra câu trả lời cho năm câu hỏi đã được nêu ở Chương 1.Câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu và kết quả được tóm tắt ở Bảng 5.1 dưới đây.
Bảng 5.1. Tóm tắt kết quả nghiên cứu
Câu hỏi nghiên cứu Giả thuyết nghiên cứu Kết quả
RQ1: Việc tăng vốn chủ sở hữu có ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lời của các QTDND trên địa bàn hay không ?
H1: QTD có vốn chủ sở hữu lớn sẽ làm tăng tỷ suất sinh lời so với các QTD có số vốn chủ sở hữu thấp.
Việc tăng vốn chủ sở hữu sẽ làm tăng tỷ suất sinh lời.
RQ2: Việc tăng huy độngcó ảnh hưởng đếntỷ suất sinh lời của các QTDND trên địa bàn hay không?
H2: QTD huy động được nhiều sẽ làm tăng tỷ suất sinh lời so với các QTD huy động được ít hơn. Việc tăng huy động vốn sẽ làm tăngtỷ suất sinh lời. RQ3: Việc tăng chi phí hoạt độngcó ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lời của các QTDND trên địa bàn hay không ?
H3: QTD có mức độ tăng chi phí hoạt động qua hàng năm sẽ đạt đượctỷ suất sinh lời cao hơn QTD không tăng chi phí hoạt động.
Việc tăng chi phí hoạt động không làm tăngtỷ suất sinh lời.
RQ4:Việc tăng lãi suất có ảnh hưởng đếntỷ suất sinh lời của các QTDND trên địa bàn hay không ?
H4: Khi lãi suất nền kinh tế tăng sẽ làm tăng tỷ suất sinh lờicủa các QTD.
Việc tăng lãi suất nền kinh tế không làm tăngtỷ suất sinh lời
RQ5:Việc giảm tỷ lệ lạm phát cóảnh hưởng đến tỷ suất sinh lờicủa các QTDND trên địa bàn hay không ?
H5: Khi lạm phát của nền kinh tế tăng sẽ làm giảm tỷ suất sinh lờicủa các QTD.
Tăng tỷ lệ lạm phát không làmảnh hưởng đếntỷ suất sinh lời Nguồn: Tác giả tổng hợp 5.3. ĐÓNG GÓP CỦA KHÓA LUẬN
Như đãđề cập ở trên, khóa luận này có đóng góp trên cả hai phương diện: học thuật (mục 5.3.1) và thực tiễn (mục 5.3.2)
5.3.1. Thực tiễn
Đứng về góc độ thực tiễn, kết quả thu được qua thực nghiệm tại khóa luận cho thấy được mức độ ảnh hưởng của các nhân tố nội tại cũng như các nhân tố vĩ mô của nền kinh tế đã tác động, ảnh hưởng như thế nào đến tỷ suất sinh lời đại diện qua hai chỉ số ROA và ROE của các QTDND trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng. Nhìn chung, tỷ lệ lạm phát của nền kinh tế có tác động tích cực đến ROA nhưng lại tác động tiêu cực đến ROE trong khi mức lãi suất lại tác động tích cực đến mức sinh lời của các QTDND mặc dù mức ý nghĩa giải thích của các biến số này là không cao.
Kết quả thu được đã chứng minh được rằng, QTDND có mức huy động vốn tăng qua các năm sẽ làm tăng tỷ suất sinh lời, qua đó cho thấy được vai trò quan trọng của nguồn vốn tại chỗ đối với tỷ suất sinh lời của các QTD.Từ đó, các QTD cần tập trung các biện pháp nhằm thu hút ngày càng nhiều nguồn vốn tại địa phương, tự chủ trong nguồn vốn hoạt động, hạn chế việc vay vốn từ Ngân hàng Hợp tác xã. Để làm được điều này, theo thực tiễn hoạt động của các đơn vị trên địa bàn, tác giả nhận thấy, các QTDND cần tập trung vào những vấn đề sau:
- Tận dụng tối đa lợi thế cạnh tranh về lãi suất huy động cao hơn đãđược NHNN Việt Nam cho phép để thu hút, vận động thêm thành viên gửi tiền.
- Không ngừng cũng cố, xây dựng thương hiệu hoạt động của đơn vị, từ đó nâng cao lòng tin cho thành viên, người gửi tiền tại địa phương.
Việc tăng nguồn vốn chủ sở hữu đối với hệ thống các QTDND:Mặc dù việc góp vốn hàng năm hầu như sẽ mang lại nguồn lợi lớn cho người góp, tuy nhiên Hội đồng quản trị và người điều hành của mỗi đơn vị cũng nên cân nhắc, đánh giá các điều kiện, khả năng và nguồn lực của tổ chức mình để quyết định tỷ lệ tăng vốn hợp lý, hạn chế áp lực chia lãi nhưng vẫn đảm bảo được các kế hoạch kinh doanh đề ra. Trong trường hợp cần huy động nguồn vốn chủ sở hữu để mua sắm tài sản cố định, nâng cấp trụ sở làm việc thì cần phải xác định rằng việc tăng vốn này sẽ làmảnh hưởng tiêu cực đến tỷ suất sinh lời của năm tài chính đó.
Bên cạnh việc đề ra kế hoạch tăng trưởng tín dụng hàng năm, người làm công tác quản lý cần xem xét, đánh giá và đề ra các biện pháp nhằm hạn chế nợ xấu phát sinh, đồng thời tích cực xử lý các khoản nợ xấu hiện hữu của đơn vị. Không có sự khác biệt