GỢI Ý NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lời của các quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh lâm đồng (Trang 58 - 79)

Từ những hạn chế về mặt số lượng quan sát và giới hạn về không gian của đối tượng nghiên cứu, trong tương lai cũng nên có bài nghiên cứu mà đối tượng là tất cả các QTDND trong lãnh thổ ViệtNam với số liệu nghiên cứu trong khoản thời gian dài

hơn; mô hình cần bổ sung nhiều biến mới như mức độ tập trung, đặc điểm vùng miền, địa phương, số lượng địa bàn được hoạt động, trìnhđộ của những người làm công tác quản trị, điều hành. Vìđối với tỉnh Lâm Đồng, những QTDND hoạt động trên các khu vực thành thị, nơi có mạng lưới dày đặc các chi nhánh, phòng giao dịch của các ngân hàng thương mại thì sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong hoạt động cho vay và huy động; cũng như những QTDND có nhân sự quản trị, điều hành được đào tạo bài bản, có kinh nghiệm trong lĩnh vực ngân hàng, tài chính thì hoạt động của các đơn vị gặp rất nhiều thuận lợi; số lượng địa bàn được hoạt động cũng ảnh hưởng khá nhiều đến quy mô của các đơn vị./.

Phụ lục A. Tỷ suấtsinh lời(Rose, 2008, p168)

1. Công thức một số chỉ số tài chính:

- Tỷ suấtsinh lời/vốn chủ sở hữu (ROE) = ợ ậ ò

ố ủ ở ữ

- Tỷ suấtsinh lời/tổng tài sản (ROA) = ợ ậ ò

ổ à ả

- Thu nhập lãi ròng (NIM) = ậ ừ ã í ã

ổ à ả

- Thu nhậpphi lãi ròng = ã í ã

ổ à ả

- Thu nhậphoạt độngròng (NOM) = ạ độ í ạ độ

ổ à ả

2. Ý nghĩa các chỉ số:

Mỗi tỷ lệ nói trên nhìn vào một khía cạnh khác nhau của lợi nhuận. TTỷỷssuuấấttssiinnhh l

lờờii//ttổổnnggttààiissảản là mn ột chỉ số dùng để đánh giá tính hiệu quả của công tác quản lý, nó chỉ ra rằng khả năng quản lý sẽ chuyển hóa tài sản thành bao nhiêu lợi nhuận ròng. Trong khi ttỷỷssuuấấttssiinnhhllờờii//vvốốnncchhủủssởởhhữữu lu ại là thước đo tỷ lệ lợi nhuận mang về cho cổ đông. Nó xấp sỉ với lợi ích ròng mà cổ đông nhận được từ đầu tư vốn vào công ty tài chính (hay có thể nói rằng họ đặt số vốn vào nơi có rủi ro với hy vọng kiếm được một khoản lời thích hợp). Đối với tỷ số tthhuu nnhhậậpphhooạạtt đđộộnnggrṛ̣ nngg,, tthhuu nnhhậậppllăăii rṛ̣ nngg,, h

haayytthhuunnhhậậpppphhiillăăiirṛ̣ nng cg ũng được dùng để đo lường hiệu quả sinh lời, cụ thể qua đó chỉ ra việc quản lý tốt và việc sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực sẽ có thể giữ mức tăng trưởng của doanh thu (trong đó chủ yếu thu từ các khoản cho vay, đầu tư và phí dịch vụ) trước việc chi phí ngày càng tăng cao (chủ yếu là lãi tiền gửi, lãi tiền vay và chi phí nhân viên.

T

Tỷỷllệệtthhuunnhhậậppllăăii rṛ̣ nnggdùng để đo lường mức độ chênh lệch thu nhập từ lãi có được do việc kiểm soát các khoản tài sản sinh lời và theo đuổi các nguồn kinh phí giá rẻ. TTỷỷllệệtthhuunnhhậậpppphhii llăăi li ại suất phát do có sự chênh lệch giữa khoản phí dịch vụ với các chi phí phi lãi (kể cả các khoản tiền lương, tiền công, sửa chữa, bảo trì thiết bị và các khoản chi dự phòng nợ khó đòi). Thông thường, tỷ lệ thu nhập phi lãi có tác động tiêu cực do chi phí ngoài lãi vượt xa so với doanh thu từ phí dịch vụ mặc dù trong những năm gần đây, mức phí dịch vụ đã được điều chỉnh tăng và cũng chiếm tỷ lệ tương đối trong tổng doanh thu củamột tổ chức tài chính.

Phụ lụcB. Quỹ tín dụng nhân dân

1. Khái niệm

Theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 ngày 16/6/2010 thì Quỹ tín dụng nhân dân là tổ chức tín dụng do các pháp nhân, cá nhân và hộ gia đình tự nguyện thành lập dưới hình thức hợp tác xã để thực hiện một số hoạt động ngân hàng theo quy định của Luật này và Luật hợp tác xã nhằm mục tiêu chủ yếu là tương trợ nhau phát triển sản xuất, kinh doanh và đời sống.

2. Cơ cấu tổ chức

Căn cứ quy định tại Thông tư số 04/2015/TT-NHNN ngày 31/3/2015 quy định về Quỹ tín dụng nhân dân, cơ cấu tổ chức của QTDND gồm: Hội đồng quản trị (tối thiểu 3 thành viên), Ban kiểm soát (tối đa 3 thành viên) và Người điều hành (Giám đốc). Ngoài ra, QTDND phải bố trí một cán bộ thực hiện nhiệm vụ kiểm toán nội bộ theo yêu cầu và quy định tại Thông tư số 44/2011/TT-NHNN ngày 29/12/2011 quy định về hệ thống kiểm soát nội bộ và kiểm toán nội bộ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Các thành viên tham gia công tác quản lý, điềuhành, kiểm soát và kiểm toán nội bộ phải đáp ứng các tiêu chuẩn và điều kiện theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng và các quy định khác có liên quan, như: Có bằng tốt nghiệp từ trung cấp trở lên thuộc các ngành tài chính, kinh tế, kế toán, kiểm toán, luật; có thời gian công tác trong lĩnh vực liên quan từ 02 năm trở lên; đã từng giữ chức vụ quản lý từ trưởng phòng trở lên hoặc chức danh tương đương tại các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng, tài chính, kinh tế và một số tiêu chuẩn cụ thể khác.

Ngoài ra, Đại hội thành viên của QTDND được triệu tập và tổ chức ít nhất 01 lần trong năm nhằm lấy ý kiến thống nhất thông qua một số nội dung quan trọng liên quan đến hoạt động như: Bầu, thay thế các thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát; đánh giá kết quả hoạt động năm trước và đề ra một số chỉ tiêu hoạt động chính cho năm tài chính tiếp theo; thống nhất việc tăng, giảm vốn điều lệ; thảo luận và thống nhất việc đầu tư, mở rộng mạng lưới hoạt động hoặc chia, tách, sáp nhập QTDND và một số vấn đề khác.

3. Hoạt động

Căn cứ theo Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010 và Thông tư số 04/2015/TT- NHNN thì QTDNDđược thực hiện các nghiệp vụ ngân hàng sau:

- Huy động vốn: Nhận tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm của thành viên, tổ chức, cá nhân khác bằng đồng Việt Nam; Vay vốn điều hòa theo quy chế do Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam ban hành theo quy định của pháp luật; Vay vốn của tổ chức tín dụng khác (trừ quỹ tín dụng nhân dân khác), tổ chức tài chính khác; Vay vốn từ Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam; Tiếp nhận vốn ủy thác cho vay của Chính phủ, tổ chức, cá nhân trong nước.

- Hoạt động cho vay: Hoạt động cho vay của quỹ tín dụng nhân dân chủ yếu nhằm mục đích tương trợ giữa các thành viên để thực hiện có hiệu quả các hoạt động sản xuất, kinh doanh dịch vụ và cải thiện đời sống của các thành viên quỹ tín dụng nhân dân. Quỹ tín dụng nhân dân cho vay bằng đồng Việt Nam, theo quy định của pháp luật về việc cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.

- Hoạt động khác: Mở tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước; Mở tài khoản thanh toán tại ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; Cungứng dịch vụ chuyển tiền, thực hiện các nghiệp vụ thu hộ, chi hộ cho các thành viên; Cung ứng dịch vụ tư vấn về ngân hàng, tài chính cho các thành viên; Nhận ủy thác và làm đại lý một số lĩnh vực liên quan đến hoạt động ngân hàng, quản lý tài sản theo quy định của Ngân hàng Nhà nước; Làm đại lý kinh doanh bảo hiểm; Tham gia góp vốn thành lập Ngân hàng Hợp tác xã ViệtNam.

4. Hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân tại Việt Nam

Tính đến thời điểm 31/12/2014, hệ thống QTDND bao gồm 1.145 QTDND hoạt động tại 56/63 địa bàn tỉnh, thành phố, tăng 50 QTDND so với năm 2011. Số thành viên tham gia QTDND cũng tăng từ 1.633.811 thành viên vào cuối năm 2011 lên 1.955.328 thành viên (bình quân 1.708 thành viên/QTDND) vào cuối năm 2014.

Đến thời điểm 31/12/2014, nguồn vốn chủ sở hữu đạt 4.625 tỷ đồng, tuy tăng mạnh so với năm 2013 (tỷ lệ tăng 33,5%) nhưng vẫn chỉ chiếm tỷ trọng thấp trong tổng nguồn vốn hoạt động (6,9%).

Trong cơ cấu nguồn vốn chủ sở hữu, vốn điều lệ là 2.677,6 tỷ đồng (bình quân 2,34 tỷ đồng/QTDND) tăng so với mức 1.552,6 tỷ đồng (bình quân 1,4 tỷ đồng/QTDND) tại thời điểm 31/12/2011. Tuy nhiên đến hết năm 2014, vẫn còn 250 QTDND có vốn điều lệ dưới 1 tỷ đồng, trong đó có 43 QTDND có vốn điều lệ dưới 500 triệu đồng. Vốn điều lệ thấp khiến các QTDND gặp nhiều khó khăn trong việc mở rộng quy mô hoạt động và khả năng chống đỡ rủi ro.

Đến 31/12/2014, tổng nợ xấu các QTDND là 451,4 tỷ đồng, tỷ lệ nợ xấu là 0,86%, luôn thấp hơn nhiều so với các khối TCTD khác. Số QTDND không có nợ xấu hoặc nợ xấu dưới 3% chiếm 94,6% tổng số QTDND toàn hệ thống, cho thấy, hoạt động tín dụng của các QTDND tương đối lành mạnh, hiệu quả, hỗ trợ đượcthành viên phát triển sản xuất – kinh doanh.

Huy động tiền gửi đến cuối năm 2014 đạt 55.814 tỷ đồng, tăng 28,4% so với cuối năm 2013 và tăng 114,5% so với cuối năm 2011. Điều này cho thấy các QTDND luôn giữu được niềm tin trong dân cư, đây là điều kiện thuận lợi để các QTDND chủ động trong việc tìm kiếm nguồn vốn, cho vay thành viên phát triển sản xuất –kinh doanh.

Dư nợ cấp tín dụng đến cuối năm 2014 là 52.376 tỷ đồng, chiếm 78,5% tổng sử dụng vốn, tăng 16,7% so với cuối năm 2013 và tăng 82,2% so với cuối năm 2011. Do hoạt động của các QTDND có đặt thù, nhu cầu vốn cho khu vực nông nghiệp, nông thôn lớn; bên cạnh đó, năng lực tài chính, trình độ, công nghệ của của các QTDND còn yếu, sản phẩm dịch vụ ngân hàng mới chỉ là nghiệp vụ huy động vốn để cho vay thành viên, chưa có các sản phẩm dịch vụ khác.

Kết thúc năm 2014, toàn thệ thống QTDND có chênh lệch thu nhập –chi phí là 660,5 tỷ đồng (bình quân 578 triệu đồng/QTDND) tăng 5,5% so với năm 2013 và tăng 42,85% so với năm 2011. Toàn hệ thốngcòn 35 QTDND có thu nhập nhỏ hơn chi phí, trong đó có 21 QTDND thu nhỏ hơn chi vượt quá 500 triệu đồng.

5. Hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân tại tỉnh Lâm Đồng

Đến thời điểm 31/8/2015 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng có 21 QTDND và 9 phòng giao dịch hoạt động trên 83 xã, phường, thị trấn của 7 huyện, thành phố. Nếu loại trừ địa bàn đan xen thì chỉ có 54/149 xã, phường, thị trấn của tỉnh có hoạt động của QTDND và có 2 Quỹ hoạt động tại một xã nơi Quỹ đóng trụ sở chính.

Hoạt động của các Quỹ tín dụng cơ bản ổn định và phát triển, một số số liệu hoạt độngchủ yếu như sau:

- Số thành viên là 91.816 thành viên, so với cuối năm 2014 (88.106 thành viên) tăng 3.710 thành viên (+4,21%);

- Tổng nguồn vốn là 3.888 tỷ đồng, so với cuối năm 2014 (3.615 tỷ đồng) tăng 273 tỷ đồng (+7,5%);

- Vốn điều lệ là 112,4 tỷ đồng, so với cuối năm 2014 (103,9 tỷ đồng) tăng 8,5 tỷ đồng (+8,2%);

- Vốn huy động là 3.246 tỷ đồng, so với cuối năm 2014 (3.080 tỷ đồng) tăng 166 tỷ đồng (+5,4%);

- Dư nợ cho vay thành viên là 3.121 tỷ đồng, so với cuối năm 2014 (2.743 tỷ đồng) tăng 378 tỷ đồng (+ 13,8%);

- Nợ xấu 16,5 tỷ đồng, chiếm 0,53% trên tổng dư nợ, so với 31/12/2014 (16,97 tỷ đồng) giảm 0,47 tỷ đồng (-2,7%); 03 Quỹ không có nợ xấu (Lộc Tiến, Liên Hiệp và Tân Hà);

- Kết quả kinh doanh: Thu nhập lớn hơn chi phí là 46,4 tỷ đồng, bằng 80,5% so với kết quả kinh doanh của năm 2014 (57,6 tỷ đồng); 02 Quỹ có chênh lệch thu nhập nhỏ hơn chi phí là Tân Châu (- 94,7 trđ) và Đinh Lạc (-15,9 trđ).

- Công tác quản trị, điều hành, kiểm soát về cơ bản đáp ứng được yêu cầu, đảm bảo hoạt động của các Quỹ ổn định.

Phụ lục C. Thông tin và một số chỉ tiêu hoạt động cơ bản của 21 QTDND trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng

ĐVT: Triệu đồng

STT QTD Giấy phép Ngày cấp GP Sốthành viên Tổng nguồn vốn Vốn điều lệ Huy động Dư nợ

1 Xuân Trường 008/NH-GP 29/9/1995 3.474 153.513 4.501 140.344 106.194 2 Lộc An 009/NH-GP 08/01/1995 4.059 104.235 4.101 63.769 92.022 3 Di linh 007/NH-GP 18/7/1995 3.444 84.058 2.301 58.651 74.861 4 Liên Nghĩa 006/NH-GP 28/7/1995 11.622 406.954 6.777 367.175 245.706 5 Tân Châu 005/NH-GP 17/7/1995 1.460 27.026 1.512 20.153 17.252 6 Lộc Thanh 004/NH-GP 13/7/1995 5.537 170.476 6.348 150.851 145.732 7 Lộc Sơn 003/GP-NHLĐ 07/03/1995 9.120 457.583 9.872 409.049 358.366 8 Phường 12 002/GP-NH 13/7/1995 1.489 52.597 1.700 48.178 31.285 9 Phường 2 001/NH-GP 20/6/1995 10.232 601.041 16.003 544.343 468.671 10 Liên Phương 016/GP-NHLĐ 05/08/1996 2.827 130.634 2.700 122.284 99.714 11 B'Lao 010/NH-GP 10/06/1995 11.317 527.604 11.004 467.076 390.992 12 ĐinhLạc 011/NH-GP 24/11/1995 2.308 49.238 1.829 28.674 44.955 13 Bình Thạnh 017/NH-GP 26/11/1996 2.384 58.983 5.600 45.370 46.077 14 Liên Hiệp 012/NH-GP 21/11/1995 5.808 228.037 6.543 209.081 171.135 15 Liên Đầm 013/NH-GP 23/7/1996 2.285 24.577 1.200 17.676 21.103 16 Gia Hiệp 014/NH-GP 07/02/1996 2.035 55.379 1.610 30.574 47.116 17 Tân Hội 015/NH-CP 08/12/1996 4.405 124.877 4.413 96.172 111.172 18 Lộc Thắng 18/GP-NHNN 21/8/2007 1.856 117.295 4.504 64.494 105.523 19 Lộc Phát 19/GP 25/02/2011 1.182 75.640 4.059 51.645 66.535 20 Lộc Tiến 020/NH-GP 17/01/2012 1.237 112.233 5.231 104.650 89.568 21 Tân Hà 21/GP 19/01/2012 510 43.934 2.315 32.082 39.796 Nguồn: Tác giả tự tổng hợp

Phụ lục D.Cơ cấu vốn điều lệ trong nguồn vốn chủ sở hữu của các QTDND thời điểm 31/12/2014 ĐVT: Triệu đồng STT QTDND Vốn Chủ sở hữu Vốn điều lệ VĐL/VCSH(%) 1 Xuân Trường 8.624 4.500 52% 2 Lộc An 6.747 4.100 61% 3 Di linh 4.881 2.300 47% 4 Liên Nghĩa 23.063 6.776 29% 5 Tân Châu 2.235 1.511 68% 6 Lộc Thanh 11.965 6.347 53% 7 Lộc Sơn 27.013 9.870 37% 8 Phường12 3.218 1.700 53% 9 Phường 2 33.882 16.000 47% 10 Liên Phương 6.612 2.700 41% 11 B'Lao 28.590 11.000 38% 12 Đinh Lạc 3.454 1.827 53% 13 Bình Thạnh 7.767 5.600 72% 14 Liên Hiệp 12.177 6.542 54% 15 Liên Đầm 1.793 1.199 67% 16 Gia Hiệp 3.567 1.610 45% 17 Tân Hội 9.171 4.250 46% 18 Lộc Thắng 5.490 4.510 82% Nguồn do tác giả tổng hợp

Phụ lục E. Cơ sở lý luận về Mô hình OLS Giả định mô hình hồi quy tuyến tính

- Sai số của phần dư (residuals errors) ở đường thẳng hồi quy có phân phối chuẩn hoặcxấp xỉ phân phối chuẩn.

- Phương sai sai số đồng nhất theo tất cả các quan sát.

- Sai số ngẫu nhiên sẽ độc lập thống kê lẫn nhân. Đây là giả định về không tự tương quan.

- Dữ liệu không có chứa các điểm dị biệt.

- Biến phụ thuộc trong mô hình phải là biếnliên tục (có thể dạng tỉ lệ, hoặc dạng khoảng)

- Có mối quan hệ tuyến tính giữa biến phụ thuộc với các biến giải thích của mô hình. Nếu dữ liệu có dạng phi tuyến, thì chúng ta thực hiện biến đổi biến thành biến mới qua một dạng hàm phù hợp sao cho biến mới này thỏa mãn giả định tuyến tính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lời của các quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh lâm đồng (Trang 58 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)