Diễn biến các triệu chứng và dấu hiệu lâm sàng:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, nguyên nhân và điều trị viêm kết mạc cấp (Trang 65 - 66)

- Tỷ lệ bện hở người lao động trí óc luôn cao hơn ở người lao động chân tay trong cả 2 nhóm nguyên nhân do vi khuẩn và do virut: tuần tự là 56,1% và 66,7%,

Chương 4 bàn luận

4.3.2. Diễn biến các triệu chứng và dấu hiệu lâm sàng:

Kết quả khám lại sau 3 ngày (bảng 3.18) các triệu chứng và dấu hiệu lâm sàng đều thuyên giảm, cảm giác cộm rát mắt và chói sáng chảy nước mắt tăng lên nhiều ở những BN có biến chứng viêm giác mạc và loét giác mạc do lậu cầu.

Những BN có giả mạc, triệu chứng rầm rộ, mi mắt sưng nề nhiều, trong điều trị có tiến hành bóc giả mạc hàng ngày, tạo điều kiện cho thuốc tác dụng trực tiếp vào mô bệnh, giúp rút ngắn thời gian điều trị.

Khám lại BN sau 8 ngày, các triệu chứng và dấu hiệu lâm sàng đều thuyên giảm (bảng 3.23), đến ngày khám lại thứ 14 thì hết các dấu hiệu lâm sàng, bệnh khỏi.

Đặc biệt toàn bộ bệnh nhân trong nghiên cứu không có bệnh nhân nào có viêm đường hô hấp trên (bảng 3.11), trong nghiên cứu của tác giả Hazel Everitt thấy rằng viêm kết mạc do virut thường kèm theo viêm long hô hấp trên và gây ra các vụ dịch, nhất là trong các trường học [25].

4.3.3. Kết quả điều trị chung:

Chúng tôi nhận xét về lâm sàng bệnh khỏi hay có biến chứng.

Kết quả điều trị (bảng 3.15: kết quả điều trị chung) cả 91 bệnh nhân đều khỏi bệnh, hết triệu chứng và dấu hiệu lâm sàng, chiếm tỷ lệ 100%, còn một bệnh nhân viêm kết mạc do lậu cầu có biến chứng viêm loét giác mạc có thị lực BBT 0,3m, tỷ lệ là 0,7% (bảng 3.19). Kết quả này đồng quan điểm với nhận định của các tác giả Poonam shasma và Gian Singh (Ên độ): viêm kết mạc rất Ýt khi có biến chứng, tỷ lệ khỏi cao [35].

Về biến chứng của bệnh, trong sè 7 bệnh nhân có biến chứng, có 2 BN viêm giác mạc trong nhóm đến khám bệnh sau 2-4 ngày, tỷ lệ 28,6% và 5 BN trong nhóm đến khám bệnh sau 5 ngày, tỷ lệ 71,4%. Như vậy tỷ lệ BN có biến

chứng ở nhóm đến khám bệnh muộn (71,4%) cao hơn so với nhóm đến khám bệnh sớm hơn (28,6%), nhóm đến khám bệnh sớm nhất (ngay ngày đầu tiên mắc bệnh) không có bệnh nhân nào bị biến chứng.

Kết quả bảng 3.20 có 5 BN trong nhóm đã điều trị trước khi đến viện có biến chứng (trong đó có 1 BN viêm loét giác mạc do lậu cầu), tỷ lệ là 5,5% so với 2 BN bị biến chứng trong nhóm chưa điều trị trước khi đến viện (tỷ lệ 2,2%).

Kết quả ở bảng 3.12 cho thấy hầu hết bệnh nhân đã dùng thuốc tra mắt kháng sinh trước khi đến viện: 88/91 BN (96,7%) và có 15 bệnh nhân sử dụng thuốc tra mắt có corticoid (16,5%).

Việc sử dụng kháng sinh trong lâm sàng có thể tăng nhanh sự hồi phục về lâm sàng, giảm tái phát và có thể ngăn ngừa những biến chứng gây giảm thị lực, như là viêm giác mạc, loét giác mạc, viêm toàn nhãn,... Hơn nữa trong thực tiễn lâm sàng việc xét nghiệm nuôi cấy vi khuẩn thường là chậm và liên quan tới chi phí, cho nên thầy thuốc thường coi như là viêm kết mạc do vi khuẩn và chỉ định kháng sinh phổ rộng [40].

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, nguyên nhân và điều trị viêm kết mạc cấp (Trang 65 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)