Truyền động bằng bánh răng

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH Mô đun: Sửa chữa - bảo dưỡng cơ cấu phân phối khí Nghề: Công nghệ ô tô Trình độ: Trung cấp (Trang 88 - 89)

- Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập:

1. ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO BỘ TRUYỀN ĐỘNG TRỤC CAM Mục tiêu:

1.2.1 Truyền động bằng bánh răng

Bánh răng chủ động được lắp ở đầu trục khuỷu của động cơ và truyền động cho bánh răng (hoặc các bánh răng) trên trục cam. Tỷ số truyền của các cặp bánh răng này bằng 2 đối với các động cơ 4 kỳ và bằng 1 đối với các động cơ 2 kỳ.

Trong một số trường hợp các bánh răng dẫn động bơm dầu bôi trơn, bơm nhiên liệu, bộ chia điện, ... cũng ăn khớp với bánh răng dẫn động cam, tạo thành một cụm và thường được bố trí trong một hộp nằm ở phía đầu động cơ. Để đảm bảo độ êm dịu và giảm độ ồn khi làm việc, các bánh răng dẫn động trục cam thường là các bánh răng nghiêng. Khi lắp các bánh răng này cần lưu ý đặt đúng theo dấu đã đánh trên các bánh răng.Bánh răng thường được chế tạo bằng thép, gang hoặc gỗ phíp.

Trên bánh răng trục cam và bánh răng trục khuỷu hoặc bánh xích, bánh đai của trục cam với bánh xích, bánh đai của trục khuỷu thường có dấu ăn khớp, chỉ mối quan hệ làm việc giữa trục khuỷu và trục cam. Do đó khi lắp ráp phải lắp đúng dấu để đảm bảo cho quá trình làm việc của động cơ.

* Ưu điểm của dẫn động bằng bánh răng là có độ bền và tuổi thọ cao mà kết cấu lại đơn giản, tuy nhiên nó có nhược điểm lớn là ồn. Hiện nay, dẫn động trục cam bằng bánh răng chỉ còn được sử dụng chủ yếu trên các động cơ lớn, còn trên các động cơ ô tô con, nó được thay thế bằng dẫn động đai răng và dẫn động xích

Hình 6.1: Truyền động bằng bánh răng

Bánh răng phụ để giảm tiếng ồn khi thay đổi mômen

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH Mô đun: Sửa chữa - bảo dưỡng cơ cấu phân phối khí Nghề: Công nghệ ô tô Trình độ: Trung cấp (Trang 88 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)