1. Quy trình tháo lắp.
Đối với vỏ xe chỉ trường hợp hư hỏng nặng mới thực hiện tháo, lắp sửa chữa và thay
thế. Và chỉ được thực hiện ở xưởng sửa chữa do thợ lành nghề bậc cao.
2. Bảo dưỡng.
-Vệ sinh sạch các vị trí của các bộ phận như vỏ xe, kính chắn gió, cửa xe, ghế, nệm xe
- Làm sạch và bơm mỡ bôi trơn chốt cửa. - Sơn và lắp vỏ xe.
- Kiểm tra, làm sạch buồng lái, kính chắn gió, cánh cửa, cửa sổ, gương chiếu hậu, đệm ghế ngồi, cơ cấu nâng lật buồng lái, tra dầu mỡ vào những điểm quy định.
- Xiết chặt bu lông bắt giữ buồng lái với khung ôtô. Kiểm tra hệ thống thông gió và quạt gió.
- Kiểm tra thùng, thành bệ, các móc khóa thành bệ, bản lề thành bệ, quang giữ bệ với khung ôtô, bu lông bắt giữ dầm, bậc lên xuống, chắn bùn. Nếu lỏng phải xiết chặt lại.
3. Sửa chữa.
- Vỏ xe, cửa xe nếu bị nứt thì tiến hành hàn lại bằng phương pháp hàn hơi hoặc hàn điện tùy theo chiều dày vật liệu mà ta chọn phương pháp hàn để khắc phục hư hỏng.
- Vỏ xe, cửa xe nếu bị móp, rỉ thì dùng phương pháp gò nắn lại, dùng máy đánh rỉ đánh sạch và sơn chống rỉ để bảo vệ.
- Kính chắn gió nếu bị nứt, vỡ thì phải thay thế đảm bảo an toàn cho tài xế và hành khách trên xe.
- Sơn vỏ xe: Khi tiến hành sơn vỏ xe thì phải đưa vào phòng sơn chuyên dùng vì trong sơn có rất nhiều chất độc hại gây ảnh hưởng đến hệ hô hấp.
- Xiết chặt bu lông bắt giữ buồng lái với khung ôtô. Kiểm tra hệ thống thông gió và quạt gió.bu lông bắt giữ dầm, bậc lên xuống, chắn bùn. Nếu lỏng phải xiết
chặt lại.
1. Giáo trình mô đun Sửa chữa và bảo dưỡng hệ thống di chuyển do Tổng cục dạy nghề ban hành.
2. Nguyễn Văn Nghĩ- Hoàng Văn Sinh-Phạm Thị Thu Hà-Kiểm tra ô tô và bảo dưỡng gầm-NXH Lao động xã hội: Hà nội: 2000.
3. Nguyễn Oanh-Kỹ thuật sửa chữa ô tô và động cơ nổ hiện đại: Khung gầm bệ ô tô -NXB GDCN.TP.Hồ Chí Minh-1990.